Kế hoạch 07/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang năm 2014
Số hiệu | 07/KH-UBND |
Ngày ban hành | 24/01/2014 |
Ngày có hiệu lực | 24/01/2014 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký | Chẩu Văn Lâm |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 24 tháng 01 năm 2014 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH TUYÊN QUANG, NĂM 2014
Căn cứ Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 29/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Căn cứ Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 06/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch xây dựng nông thôn mới 07 xã điểm tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2013-2015;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 04/TTr-SKH ngày 09/01/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014, như sau:
1. Tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) và Đề án xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã ban hành; đến hết năm 2014 có 02 xã điểm đạt chuẩn nông thôn mới, đến hết năm 2015 mỗi huyện, thành phố có thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới (ngoài số xã điểm của tỉnh đã xác định).
3. Tiếp tục nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và nhân dân về nguồn lực xây dựng nông thôn mới: “dựa và nội lực của dân và cộng đồng là chính, nhà nước hỗ trợ chủ yếu qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm”.
1. Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh đề án phát triển sản xuất tại các xã: lựa chọn sản phẩm chủ lực, xây dựng dự án ưu tiên, mô hình trình diễn; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và thu nhập cho người dân nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
2. Lồng ghép các nguồn vốn; xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trước hết là hạ tầng phục vụ sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
3. Kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các xã điểm, lập kế hoạch, ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn phân cấp từ các chương trình, dự án để đầu tư, hỗ trợ triển khai thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đúng tiến độ vào năm 2015; trong đó ưu tiên bố trí vốn cho 02 xã điểm đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 12/2014.
4. Rà soát, đánh giá các xã có khả năng đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015, xác định nhu cầu nguồn lực để xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí còn lại cần đạt trong năm 2014 và năm 2015; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện đăng ký bổ sung; và hướng dẫn, phê duyệt kế hoạch thực hiện đảm bảo đúng quy định.
5. Xây dựng kế hoạch, biên soạn tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tham mưu chỉ đạo, điều hành cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, trọng tâm là cán bộ xã, thôn, bản.
6. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến thôn, bản, hộ gia đình về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức phù hợp (phát thanh, truyền hình, báo chí, phát tờ rơi, tổ chức các cuộc thi, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, tổ chức hội thảo, đánh giá kết quả thực hiện chương trình...).
7. Phát động phong trào thi đua thôn điểm, hộ điểm; thực hiện biểu dương, khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới.
8. Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo theo lĩnh vực, địa bàn được phân công: kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai thực hiện Chương trình; hướng dẫn cấp xã tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới theo đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới được phê duyệt.
(có biểu kế hoạch thực hiện kèm theo)
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để chủ động tổ chức triển khai thực hiện; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã triển khai thực hiện kế hoạch được giao; định kỳ hàng tháng, quý, sáu tháng, cả năm báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất kịp thời các biện pháp chỉ đạo với Ban Chỉ đạo tỉnh (gửi Văn phòng điều phối Chương trình của tỉnh để tổng hợp).
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh (thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh) xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để thực hiện các tiêu chí thuộc ngành, lĩnh vực chuyên môn phụ trách đến cấp huyện, cấp xã; chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra theo dõi, quản lý việc thực hiện tiêu chí thuộc ngành quản lý đến từng xã. Định kỳ hàng tháng, quý, sáu tháng, cả năm báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất kịp thời việc giải quyết những nội dung vượt thẩm quyền chỉ đạo với Ban Chỉ đạo tỉnh (gửi Văn phòng điều phối Chương trình của tỉnh để tổng hợp).
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình của tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng quý, sáu tháng, cả năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới./.