Kế hoạch 06/KH-UBND phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013

Số hiệu 06/KH-UBND
Ngày ban hành 14/01/2013
Ngày có hiệu lực 14/01/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/KH-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2013

Thực hiện Chương trình hành động phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2012-2016; Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của Bộ Tư pháp năm 2013 của Chính phủ; Kế hoạch công tác năm 2013 của ngành tư pháp; các Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa 15, nhiệm vụ trọng tâm công tác của Thành phố năm 2013, UBND Thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 trên địa bàn thành phố như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quLuật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tng lớp nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân Thủ đô; phục vụ các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Thành phố trong năm 2013; huy động được sự tham gia, phi hợp tích cực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn thể nhân dân Thủ đô trong hoạt động phbiến, giáo dục pháp luật.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của Đảng; việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; gắn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chc Ngành Tư pháp.

- Tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với xlý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao.

2. Yêu cầu

- Bám sát nội dung, yêu cầu nêu trong các văn bản của Đảng, Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, Chương trình công tác năm 2013 của Hội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ, Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp năm 2013; cụ thể hóa nội dung Chương trình hành động Phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ trong năm 2013 đồng thời gắn với việc thực hiện 9 Chương trình trọng tâm của Thành ủy, Nghị quyết của HĐND Thành ph, các Kế hoạch của UBND Thành phố trin khai thực hiện một svăn bản pháp luật quan trọng, có liên quan đến các cp, các ngành, đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn thành phố.

- Nâng cao chất lượng công tác Phổ biến giáo dục pháp luật; đảm bảo hoạt động Ph biến giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng đim, phù hợp đi tượng, địa bàn, tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá hiệu quả.

- Đổi mới hình thức Phổ biến giáo dục pháp luật, áp dụng mô hình phổ biến pháp luật mới, có hiệu quả trong thực tin; hướng công tác Ph biến giáo dục pháp luật v cơ s.

II. ĐỐI TƯỢNG

- Cán bộ, công chức, viên chức; người dân thành thị và nông thôn; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; phụ nữ; thanh thiếu niên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp; người nước ngoài cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Chú trọng phổ biến pháp luật cho các đối tượng đặc thù như người dân các xã min núi, xã có hoàn cảnh kinh tế - xã hội khó khăn đặc biệt, người khuyết tật, người phạm tội theo quy định của Luật Ph biến giáo dục pháp luật.

III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Phổ biến các văn bản pháp luật cho các đối tượng

Năm 2013, Thành phố tập trung phổ biến các văn bản pháp luật mới được Quốc hội khóa XIII thông qua và triển khai các nhiệm vụ Phổ biến giáo dục pháp luật theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phi hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; tùy từng đối tượng để tập trung tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:

1.1. Đối với quần chúng Nhân dân: Tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật như: Luật Thủ đô, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật xử lý vi phạm hành chính, Pháp luật về Giao thông đường bộ, Luật an toàn thực phẩm, Pháp luật về bảo vệ môi trường, cư trú, trật tự đô thị, bảo hiểm y tế, pháp luật về hộ tịch, công chứng, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tuyên truyền về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.

Đối với người dân nông thôn, chú trọng phổ biến các quy định của pháp luật về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đất đai, tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực pháp luật khác gắn với đời sng, sản xuất của nông dân

1.2. Đối với Cán bộ, công chức, viên chức: Phổ biến các văn bn pháp luật mới được Quốc hội khóa XIII thông qua; pháp luật về cải cách hành chính, cán bộ, công chức, viên chức, công vụ và các quy định pháp luật chuyên ngành, các quy định pháp luật mới gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức; pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, Luật Thủ đô, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, Luật công đoàn, bảo hiểm xã hội.

1.3. Phổ biến pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lưng vũ trang nhân dân: Phổ biến các văn bản pháp luật mới được Quốc hội khóa XIII thông qua; Tập trung vào các quy định pháp luật về quân sự, quốc phòng, an ninh và các văn bản khác có liên quan.

1.4. Đối với Người lao động và người sử dụng lao động: Tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các quy định khác của pháp luật lao động.

1.5. Đối với Phụ nữ: Tập trung vào các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, phòng, chng bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em v.v...

1.6. Đối vi Thanh thiếu niên: Tập trung vào các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản ca công dân, pháp luật về hình sự, lao động, việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, hôn nhân và gia đình.

2. Thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2013 đến năm 2016 và các Đề án trong Chương trình, các Kế hoạch, Đán về Phổ biến giáo dục pháp luật

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động Phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2013-2016 và 06 Đề án thuộc Chương trình.

[...]