Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 06/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 06/KH-UBND
Ngày ban hành 11/01/2023
Ngày có hiệu lực 11/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/KH-UBND

Sơn La, ngày 11 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC NĂM 2023

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20/11/2018;

Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;

Căn cứ Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng tại các văn bản: Kết luận số 12- KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Kế hoạch số 50- KH/TU ngày 28/07/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/06/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kế hoạch số 52-KH/TU ngày 29/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02.6.2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) năm 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương (gọi tắt là đơn vị) trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác PCTN, TC; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp PCTN, TC theo đúng đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp PCTN, TC; nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhận thức của người đứng đầu đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công tác PCTN, TC.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện nghiêm các quy định về công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

- Tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo gắn với hoạt động quản lý nhà nước của các đơn vị trong công tác PCTN, TC; phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi, vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định pháp luật; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Xác định công tác PCTN, TC là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, nằm trong các tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm; xác định trách nhiệm của các đơn vị, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu, vì vậy phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí, hành động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về PCTN, TC.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN, TC gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó xác định phòng ngừa là chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hành vi bao che, ngăn cản việc chống tham nhũng, đặc biệt ở những ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị có dư luận xã hội phản ánh tiêu cực, tham nhũng, phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo; bảo đảm xử lý kiên quyết, kịp thời, đúng quy định.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về PCTN, TC để toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và người lao động trên địa bàn nhận thức đúng và chấp hành thực hiện tốt các quy định về PCTN, TC; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc (tham nhũng vặt); xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, công chính, liêm minh, có năng lực chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ được giao; đồng thời đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng về PCTN, TC.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC PCTN, TC NĂM 2023

1. Thường xuyên đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân trong công tác PCTN, TC

Tiếp tục đẩy mạnh việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền quy định của pháp luật; các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị và Chính phủ; Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, UBND tỉnh về PCTN, TC; kịp thời tuyên truyền công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện công tác PCTN, TC (có Danh mục các văn bản tuyên truyền, phổ biến kèm theo).

Phát huy vai trò và trách nhiệm của cơ quan thông tin, báo chí, phát thanh và truyền hình về công tác tuyên truyền. Tiếp tục xây dựng chuyên trang, chuyên mục về PCTN, TC tại địa phương.

2. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng tại đơn vị: thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; thực hiện các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác; cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; trách nhiệm giải trình của đơn vị.

3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu đơn vị trong công tác PCTN, TC. Người đứng đầu đơn vị phải xác định công tác PCTN, TC là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên tại cơ quan, đơn vị, phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, TC; gương mẫu, quyết liệt, xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi, vụ việc tham nhũng. Nghiêm túc thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách.

Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCTN, TC gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

4. Nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 2519/UBND-NC ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 28/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; tăng cường việc kiểm tra nội bộ để chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực đặc biệt là việc phòng, chống, phát hiện, xử lý tình trạng “tham nhũng vặt” trong thực thi nhiệm vụ theo Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Thực hiện tốt Hướng dẫn số 25/HDBCĐTW ngày 01/08/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực.

Tiếp tục triển khai và thực hiện các chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo"; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực"; tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý của các cấp ủy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như: quản lý ngân sách; quản lý đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản; cấp phép đầu tư, đầu tư xây dựng; tuyển dụng, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện các chế độ, chính sách,...Qua thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

[...]