Kế hoạch 04/KH-UBND về thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 04/KH-UBND
Ngày ban hành 07/01/2020
Ngày có hiệu lực 07/01/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Văn Quý
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/KH-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của thành phHà Nội; Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2020 của thành phố Hà Nội; Quyết định số 5434/QĐ-UBND ngày 01/10/2019 của UBND Thành phố về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 6751/QĐ-BCĐ ngày 22/11/2019 của Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của UBND Thành phố tại các văn bản: Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 25/3/2013 về việc thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội; Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 02/10/2018 về việc thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU; Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 16/11/2018 vviệc thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ; Quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 05/6/2019 phê duyệt Đề án “Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

- Huy động sức mạnh của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân Thủ đô; tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); tăng nhanh số người tham gia BHXH, BHYT; khắc phục tình trạng nợ đóng BHXH; kiểm soát chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT chặt chẽ và tăng cường phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT.

- Tạo bước chuyển mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia BHXH, BHYT đến từng người dân Thủ đô.

II. CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ NĂM 2020

1. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90,1% dân số.

2. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc đạt 95% số người thuộc diện tham gia; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 95% số người thuộc diện tham gia.

3. Tốc độ gia tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt 30%.

4. 100% các đơn vị, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử về BHXH, BHYT (nhất là các đơn vị hành chính, hành chính sự nghiệp).

5. Đẩy mnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về kê khai, đóng nộp BHXH, BHYT.

6. Tỷ lệ nợ đóng BHXH bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ nợ bình quân của cả nước để đảm bảo quyền và lợi ích hp pháp của người lao động.

7. Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT; đảm bảo chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong nguồn dự toán được giao.

8. Đảm bảo việc chi trả các chế độ BHXH, BHTN; đẩy mạnh hình thức chi trả các chế độ BHXH, BHTN qua thẻ ATM.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mọi người dân về nội dung của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020”; Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 24/8/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 17/4/2013 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW.

- Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phù hợp với đặc điểm tính chất của từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, nhất là nông dân, lao động làm việc tại khu vực phi chính thức; chú trọng, phát huy vai trò của những tổ chức, cá nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư để vận động, thu hút người dân tham gia BHXH, BHYT nhất là BHXH tự nguyện.

- Phổ biến kịp thời những thay đổi về chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trên địa bàn Thành phố bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả: Xây dựng cụm panô, áp phích, phát hành tờ rơi, báo viết, đài phát thanh, truyền hình của Thành phố và quận, huyện, thị xã; chú trọng tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại với người sử dụng lao động và người lao động.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có tinh thn trách nhiệm cao trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; đồng thời, nêu tên những đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật vbảo him xã hội như trn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Tiếp tục duy trì các nhóm đã tham gia BHXH, BHYT đồng thời tập trung thực hiện các giải pháp sau:

- Thống kê số lao động đang làm việc trong các cơ sở thuộc thành phần kinh tế chính thức, phi chính thức, các làng nghề; nắm chắc được số lao động hiện tại trên địa bàn.

- Thông qua mạng lưới cơ sở: Tổ dân phố, các hội, đoàn thể (Phụ nữ, Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên...) và các cơ quan chức năng, thực hiện rà soát, xác nhn, thống kê đối tưng, phân nhóm lao đng cho phù hợp để tuyên truyền, vn động tham gia BHXH, BHYT.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Liên đoàn Lao động Thành phố, Cục thuế Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố, Bưu điện Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên thông tin, kiểm tra, rà soát về các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp... có đăng ký hoạt động kinh doanh, có sử dụng lao động làm cơ sở cho việc khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

- Tiến hành phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, làng nghề... về quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh, số lao động và hình thức ký kết hợp đồng lao động. Trên cơ sở đó kiến nghị với các cấp có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc chính sách BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.

[...]