Kế hoạch 01/KH-UBND triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Số hiệu 01/KH-UBND
Ngày ban hành 04/01/2021
Ngày có hiệu lực 04/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Nguyễn Chiến Thắng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/KH-UBND

Yên Bái, ngày 04 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), đảm bảo công tác kiểm soát TTHC được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm túc, hiệu quả, đúng thời gian quy định.

- Thực hiện tốt các nguyên tắc kiểm soát TTHC, thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách TTHC, cải cách hành chính, nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của TTHC; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc tiếp cận và thực hiện TTHC; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí.

2. Yêu cầu

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.

- Phân công công việc hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; xác định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm, thời hạn và kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC.

- Huy động sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức có liên quan trong triển khai, thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.

- Kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những quy định thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn về hoạt động kiểm soát TTHC.

2. Thường xuyên rà soát, kịp thời xây dựng dự thảo Quyết định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố TTHC theo quy định.

3. Ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; thực hiện cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết, giảm đến mức thấp nhất chi phí tuân thủ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.

4. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo 100% thủ tục mới ban hành được đánh giá tác động theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

5. Tăng cường công khai, minh bạch TTHC, giải quyết TTHC đảm bảo đúng, kịp thời theo quy định.

6. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính

Duy trì và thực hiện tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi đến Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Cập nhật và công khai đầy đủ các phản ánh, kiến nghị được gửi bằng văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử vào Hệ thống thông tin để xử lý theo quy định của pháp luật.

Công khai địa chỉ và số điện thoại tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; phân loại, hướng dẫn và chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, góp phần hạn chế tiêu cực, tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia giải quyết TTHC.

7. Công tác truyền thông, tuyên truyền; hội nghị tập huấn; xây dựng báo cáo

- Thực hiện cách thức phù hợp để thông tin, tuyên truyền các quy định, điểm mới về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; ứng dụng một cửa điện tử; dịch vụ bưu chính công ích góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người dân đối với cải cách TTHC; Phối hợp với các đơn vị thông tin và truyền thông để xây dựng các chương trình tuyên truyền về hoạt động kiểm soát TTHC, cải cách TTHC; Tuyên truyền, phổ biến các quy định về cải cách TTHC, cụ thể: In ấn tờ rơi, tờ gấp, cuốn tài liệu tuyên truyền về hoạt động kiểm soát TTHC; Truyền thông qua các hình thức như: mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác kiểm soát TTHC; các buổi họp, hội nghị... nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu và tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính, kiểm soát TTHC

- Tham gia tập huấn và tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức các sở, ban, ngành, địa phương về kiểm soát TTHC, cải cách thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát TTHC.

- Xây dựng báo cáo hàng quý, báo cáo năm và đột xuất đảm bảo đúng, đầy đủ nội dung và thời gian theo quy định.

8. Kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC, tập trung kiểm tra việc công khai và giải quyết TTHC tại sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; việc tuân thủ quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận và giải quyết TTHC.

9. Thực hiện tốt các nhiệm vụ về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

(Các nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]