THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
SỞ Y TẾ - BẢO HIỂM XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5807/HDLT-SYT-BHXH
|
Thành phố Hồ Chí
Minh,
ngày 20 tháng 08 năm 2015
|
HƯỚNG DẪN
LIÊN TỊCH
VỀ
VIỆC THỰC HIỆN THÔNG TƯ
SỐ 05/2015/TT-BYT NGÀY 17/3/2015 CỦA BỘ Y TẾ
Căn cứ Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày
17/3/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền (YHCT) thuộc
phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT);
Căn cứ Công văn số 1908/BHXH-DVT ngày
27/05/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thanh toán chi phí
thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc YHCT theo Thông tư số
05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ Y tế;
Căn cứ Công văn số 3756/SYT-BHXH ngày
13/7/2009 của Sở Y tế - Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh về Chương trình phối hợp
theo quy chế phối hợp
hoạt động trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Y tế - Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí
Minh hướng dẫn thực hiện Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ Y tế
như sau:
1. Về việc xây dựng
và giám định danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, vị thuốc YHCT và thuốc
do cơ sở khám chữa bệnh (KCB) tự bào chế thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT
(nếu có):
Đề nghị cơ sở KCB trên địa bàn thực hiện
việc xây dựng danh mục thuốc, vị thuốc và thuốc do cơ sở KCB tự bào chế (nếu
có) theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điểm a Khoản 4 Điều 5 Thông tư số
05/2015/TT-BYT và gửi về BHXH Thành phố (theo mẫu đính kèm) để làm cơ sở thanh
toán,
Các Bệnh viện quận, huyện đảm trách việc
xây dựng một danh mục thuốc, vị thuốc thống nhất sử dụng cho tất cả trạm y tế
phường, xã thuộc quận huyện.
BHXH Thành phố có trách nhiệm giám định
danh mục thuốc, vị thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT theo đúng quy định.
Trường hợp danh mục thuốc do cơ sở KCB gửi BHXH Thành phố làm căn cứ thanh toán
chi phí KCB BHYT không đúng quy định hiện hành, BHXH Thành phố thông báo các nội
dung không đúng quy định đến các cơ sở KCB và không thanh toán chi phí KCB đối
với những trường hợp này.
Nội dung “Giá thanh toán BHYT” trong
danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và danh mục vị thuốc thuộc phạm vi
thanh toán BHYT do cơ sở KCB xây dựng sẽ được thống nhất vào mỗi kỳ quyết toán.
2. Về việc thanh toán
chi phí thuốc, vị thuốc, thuốc thang sử dụng tại cơ sở KCB và thuốc do cơ sở
KCB tự bào chế: BHXH Thành phố thực hiện thanh toán chi phí thuốc, vị thuốc,
thuốc thang sử dụng tại cơ sở KCB và thuốc do cơ sở KCB tự bào chế theo chế độ
BHYT như quy định tại Điều 5 Thông tư số 05/2015/TT-BYT. Lưu ý một số nội dung
sau:
2.1. Đối với vị thuốc:
BHXH Thành phố căn cứ vào tỷ lệ hư hao
đối với vị thuốc YHCT quy định tại Thông tư số 49/2011/TT-BYT ngày 30/12/2011 của
Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn áp dụng tỷ lệ hư hao đối với vị thuốc YHCT trong
chế biến, bảo quản và cân chia (gọi là Thông tư 49/2011/TT-BYT), Danh mục vị
thuốc YHCT thanh toán BHYT do cơ sở KCB lập theo mẫu
17/BHYT/VT và quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều 5 Thông tư số
05/2015/TT-BYT để thực hiện thẩm định, thanh toán BHYT chi phí vị thuốc YHCT.
Đối với các vị thuốc YHCT có trong
Thông tư số 05/2015/TT-BYT nhưng chưa được quy định cụ thể tỷ lệ hư hao trong
quá trình chế
biến
tại Thông tư số 49/2011/TT-BYT: Sở Y tế Thành phố gửi cơ quan BHXH văn bản
quy định tỷ lệ hư hao các vị thuốc YHCT của Sở Y tế như quy định tại Khoản 2 Điều
6 Thông tư số
49/2011/TT-BYT để BHXH Thành phố làm cơ sở giám định tỷ lệ hư hao và thanh toán
chi phí vị thuốc theo đúng quy định tại các cơ sở KCB công lập trực thuộc Sở Y
tế, các cơ sở KCB thuộc Ngành (chưa có các văn bản quy định tỷ lệ hư hao các vị
thuốc YHCT nêu trên của cấp có thẩm quyền) và các cơ sở KCB ngoài công lập trên
địa bàn.
2.2. Đối với thuốc thang
có thành phần từ các vị thuốc trong Danh mục vị thuốc ban hành kèm theo Thông
tư số 05/2015/TT-BYT:
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán các chi
phí bao gồm chi phí vị thuốc theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều
5 Thông tư số 05/2015/TT-BYT, chi phí bao bì đóng gói, chi phí sắc thuốc bao gồm
điện, nước, nhiên liệu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thanh toán chi phí sắc
thuốc (chi phí bao bì đóng gói, điện nước, nhiên liệu) khi tổ chức sắc thuốc tại
cơ sở.
Căn cứ các chi phí thực tế trong tổ chức sắc
thuốc tại từng cơ sở, cơ sở KCB xác định định mức chi phí sắc thuốc (chi phí
bao bì đóng gói, điện nước, nhiên liệu) đối với thuốc thang, gửi về Sở Y tế để
làm cơ sở tổng hợp xác định định mức chi phí sắc thuốc thống nhất tại các cơ sở
KCB trên địa bàn và thống nhất với BHXH Thành phố làm cơ sở thanh toán chi phí
thuốc BHYT.
2.3. Đối với thuốc
do cơ sở KCB tự bào chế:
Đề nghị cơ sở KCB lập hồ sơ về sản phẩm (theo mẫu số 16/BHYT/TM-YHCT), kèm tài liệu về
quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, hóa đơn hợp pháp (mua nguyên liệu,
phụ liệu, bao bì,...) gửi BHXH Thành phố để làm cơ sở giám định và thống nhất
thanh toán.
Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 4,
Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 05/2015/TT-BYT và hồ sơ về sản phẩm do cơ sở KCB gửi,
tham khảo giá thuốc (chế phẩm) có
thành phần, công dụng tương tự có sẵn trên thị trường, BHXH Thành phố phối hợp
với cơ sở KCB thống nhất giá thanh toán BHYT đối với các thuốc do cơ sở KCB tự
bào chế.
Hồ sơ Danh mục thuốc gửi về BHXH Thành
phố gồm 5 văn bản theo mẫu đính kèm và file dữ liệu, trên bảng tính Excel qua địa
chỉ email: toduocbhyt@yahoo.com. vn.
Đề nghị các cơ sở KCB BHYT trên địa
bàn thực hiện việc lựa chọn, cung ứng, sử dụng và thanh toán chi phí thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc YHCT theo đúng quy định
tại Thông tư số 05/2015/TT-BYT, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đồng thời
nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHYT. Nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo về Sở Y
tế và Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh để xem xét giải quyết kịp thời./.
GIÁM ĐỐC
BHXH. TP HỒ CHÍ MINH
PHÓ GIÁM ĐỐC
Lưu Thị Thanh Huyền
|
GIÁM ĐỐC
SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Tấn Bỉnh
|
Nơi nhận:
-
UBND
TP. HCM (để báo cáo);
- BHXH Việt
Nam (để báo cáo);
- Sở Y tế, BHXH TP;
- Các cơ sở
khám chữa bệnh;
- Lưu VP Sở Y
tế, BHXH TP.
|
|
BẢNG
HƯỚNG DẪN LẬP BIỂU MẪU VỀ THUỐC
Mẫu số 16/BHYT/CP: Danh mục thuốc chế phẩm y
học cổ truyền thanh toán BHYT.
a. Mục đích:
Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền
thuộc phạm vi thanh toán BHYT được cơ sở y tế mua theo quy định của pháp luật về
đấu thầu hoặc tự bào chế để sử dụng tại cơ sở y tế cho người tham gia BHYT, là
cơ sở quản lý, thanh toán chi phí thuốc BHYT.
b. Trách nhiệm lập;
Cơ sở y tế lập biểu này khi ký hợp đồng
khám bệnh, chữa bệnh BHYT và khi có bổ sung, điều chỉnh về thuốc, giá thuốc.
c. Phương pháp lập:
Mỗi thuốc được thống kê với đầy đủ
thông tin từ cột (1) đến cột (19), các thuốc phân loại theo theo các phần, mục
trong biểu mẫu.
Cột (1): Số thứ tự thuốc từ 1 đến hết.
Từ cột (2) đến cột (5): Thông tin
về kết quả trúng thầu, cơ sở KCB áp dụng để mua sắm và cung ứng thuốc.
Cột (2): Ghi số Quyết định và số thứ tự
trong danh sách kèm theo Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, cách nhau bằng
dấu chấm (.); ví dụ thuốc số thứ tự 10 trong Quyết định số 1955/QĐ-SYT được ghi
như sau: 1955.10
Cột (3): Ghi tên đơn vị thực hiện đấu
thầu mà cơ sở y tế áp dụng để mua sắm và cung ứng thuốc.
Cột (4): Ghi ngày hiệu lực của kết quả
đấu thầu.
Cột (5): Ghi tên nhóm thuốc dự thầu.
Cột (6): Ghi số thứ tự theo Danh mục
thuốc Bộ Y tế ban hành (cột thứ tự “1” tại Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày
17/03/2015 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng
tại các cơ sở khám, chữa bệnh).
Chế phẩm y học cổ truyền do cơ sở y tế
tự bào chế ghi số thứ tự theo Bảng thuyết minh; ví dụ thuốc số thứ tự 10 trong Bảng
thuyết minh được ghi như sau: 10.TM.
Cột (7): Ghi tên từng vị thuốc y học cổ
truyền có trong thuốc thành phẩm.
Cột (8): Ghi tên thành phẩm của thuốc
(tên thuốc được nhà sản xuất đăng ký lưu hành trên thị trường).
Cột (9): Ghi đường dùng.
Cột (10): Ghi dạng bào chế.
Cột (11): Ghi hàm lượng, nồng độ.
Cột (12): Ghi dạng trình bày.
Cột (13): Ghi tên nhà sản xuất thuốc.
Cột (14): Ghi tên nước sản xuất thuốc.
Cột (15): Ghi số đăng ký hoặc số giấy
phép nhập khẩu của thuốc do cơ quan có thẩm quyền cấp cùng với năm được cấp phép để trong
ngoặc (đối với các thuốc chưa được cấp số đăng ký), ví dụ: 1556/QLD-KD(2014).
Trường hợp thuốc do cơ sở y tế tự bào chế, sản xuất, ghi: “TSX”.
Cột (16): Ghi đơn vị tính nhỏ nhất được
chỉ định, cấp phát cho người bệnh.
Cột (17): Ghi giá mua vào. Giá mua vào
ghi theo hóa đơn. Đối với thuốc có giá thay đổi trong quý thì mỗi lần thay đổi
ghi một dòng.
Cột (18): Ghi đơn giá thuốc thanh toán
BHYT là giá thuốc do cơ sở y tế nhập. Trường hợp giá thuốc do cơ sở y tế nhập cao hơn hay bằng
giá thuốc theo kết quả lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc thì ghi giá thuốc thanh
toán BHYT là giá thuốc theo kết quả lựa chọn nhà thầu cung ứng
thuốc.
Cột (19): Ghi chú đối với thuốc quy định
giới hạn thanh toán, điều kiện thanh toán, thuốc dấu sao (*) (nếu có).
Đối với các thuốc chế phẩm y học cổ
truyền do cơ sở y tế tự bào chế, cơ sở y tế lập thuyết minh lý do thuốc đủ điều kiện
thanh toán BHYT, gửi cơ quan BHXH để có cơ sở thống nhất thanh toán.
Mẫu số 17/BHYT/VT:
Danh mục vị thuốc y học cổ truyền thanh toán BHYT
a. Mục đích: Danh mục các
vị thuốc thuộc phạm vi thanh toán BHYT được cơ sở y tế mua vào/hoặc thực hiện
sơ chế/phức chế để sử dụng cho người bệnh BHYT, làm cơ sở quản lý, thanh toán
BHYT.
b. Trách nhiệm lập: Cơ sở y tế lập
biểu này khí ký hợp đồng và khi có điều chỉnh, bổ sung trong thời gian thực hiện hợp đồng
và khi có bổ sung, điều chỉnh về vị thuốc, giá vị thuốc.
c. Phương pháp lập:
Từ cột (1) đến cột (5): ghi như phương
pháp lập mẫu 16/BHYT/CPYHCT.
Cột (6): Ghi số thứ tự theo Danh mục
thuốc Bộ Y tế ban hành (cột thứ tự “1”, tại Thông tư số
05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 của Bộ Y tế ban hành danh mục vị thuốc y học cổ
truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh).
Cột (7): Tên vị thuốc.
Cột (8): Ghi “B” đối với thuốc có nguồn
gốc Bắc (thuốc không phải của Việt Nam); Ghi “N” đối với thuốc có nguồn gốc
Nam.
Cột (9): Ghi tên khoa học của vị thuốc.
Cột (10): Ghi tên khoa học của cây,
con và khoáng vật làm vị thuốc.
Cột (11): Ghi tên nhà sản xuất.
Cột (12): Ghi tên nước sản xuất.
Cột (13): Ghi Đơn vị tính (gam).
Cột (14): Ghi số thứ tự trong danh mục
thuốc của Bộ Y tế ((cột thứ tự “1” tại Thông tư số 05/2015/TT-BYT) + nguồn gốc
của thuốc (B/N). Ví dụ vị thuốc có số thứ tự 135 có nguồn gốc Bắc thì ghi 135B;
nếu có nguồn gốc Nam thì ghi 135N. Ghi liền không để khoảng trống giữa các ký tự.
Cột (15): Ghi giá nhập của cơ sở y tế
theo đơn vị tính.
Cột (16): Ghi tình trạng dược liệu nhập,
“C” tương ứng với “chưa sơ chế”; “S” tương ứng với “sơ chế”; “P” tương ứng với
“phức chế”.
Cột (17): Ghi yêu cầu sử dụng đối với
dược liệu, “S” tương ứng với “sơ chế”; “P” tương ứng với “phức chế”.
Cột (18): Ghi tỷ lệ (%) hư hao trong
chế biến. Ví dụ: nếu tỷ lệ hư hao là 10%, thì ghi số 10.
Cột (19): Ghi tỷ lệ (%) hư hao trong bảo
quản, cân chia.
Cột (20): Chi phí khác được tính trên
một đơn vị tính của vị thuốc (gram) được cơ sở y tế sử dụng trong thang thuốc
kê đơn.
Cột (21): Giá đề nghị thanh toán BHYT
cột (21)=
{cột
(15) x 100 /[100- cột
(18)-cột (19)]}
+
cột(20)
Cột (22): Ghi bộ phận sử dụng của vị
thuốc.
Các mẫu 20: Thống kê thuốc thanh toán
BHYT:
a. Mục đích: Thống kê chi
tiết các thuốc sử dụng cho người bệnh BHYT tại cơ sở y tế hàng quý làm căn cứ
thanh toán chi phí thuốc BHYT.
b. Trách nhiệm lập: Cơ sở y tế lập
biểu này chuyển cơ quan BHXH trước ngày 5 tháng đầu mỗi quý, làm cơ sở xác định
chi phí vật tư y tế thanh toán BHYT.
c. Phương pháp lập: Cơ sở y tế tổng
hợp thuốc sử dụng cho người bệnh BHYT đã thống kê chi tiết trên mẫu 01/BV,
02/BV, 03/TYT ban hành kèm theo Quyết định số 3455/QĐ-BHYT của Bộ Y tế để lập biểu
này (chỉ thống kê các thuốc tân dược, thuốc chế phẩm y học cổ truyền, vị thuốc
y học cổ truyền thanh toán riêng, không thống kê các thuốc đã tính
trong cơ cấu giá dịch vụ y tế).
c.1 Mẫu 20/BHYT/CP: Thống
kê thuốc chế phẩm Y học cổ truyền thanh toán BHYT
Từ cột (1) đến cột (19) ghi như phương
pháp lập mẫu 16/BHYT/CPYHCT.
Cột (20): Ghi số lượng thuốc sử dụng
cho người bệnh BHYT điều trị ngoại trú.
Cột (21): Ghi số lượng thuốc sử dụng
cho người bệnh BHYT điều trị nội trú.
Cột (22): Ghi thành tiền (đồng).
c.2. Mẫu 20/BHYT/VT:
Thống kê vị thuốc thanh toán BHYT
Từ cột (1) đến cột (21) ghi như phương
pháp lập mẫu 17/BHYT/VT
Cột (22): Ghi số lượng thuốc sử dụng
cho người bệnh BHYT điều trị ngoại trú.
Cột (23): Ghi số lượng thuốc sử dụng
cho người bệnh BHYT điều trị nội trú.
Cột (24): Ghi thành tiền (đồng).