Hướng dẫn 855/HD-SGTVT năm 2015 về phân cấp loại đường, quy mô kỹ thuật, quy trình thực hiện trong xây dựng và quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

Số hiệu 855/HD-SGTVT
Ngày ban hành 31/03/2015
Ngày có hiệu lực 31/03/2015
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Trần Quang Tuấn
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 855 /HD-SGTVT

Hà Tĩnh, ngày 31 tháng 03 năm 2015.

 

HƯỚNG DẪN

V/V PHÂN CẤP LOẠI ĐƯỜNG, QUY MÔ KỸ THUẬT, QUY TRÌNH THỰC HIỆN TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG GTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở GTVT được quy định tại Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 04/6/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh;

Căn cứ Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT về ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 (QĐ 4927/QĐ-BGTVT); Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Văn bản số 573/UBND-GT1 ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM;

Căn cứ các ý kiến góp ý của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Giao thông Vận tải ban hành “Hướng dẫn về phân cấp loại đường, quy mô kỹ thuật, quy trình thực hiện trong xây dựng và quản lý bảo trì đường GTNT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” như sau:

I. Phân cấp đường GTNT theo chức năng của đường.

1. Đường huyện: Có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là cầu nối chuyển tiếp hàng hóa, hành khách từ hệ thống đường quốc gia (quốc lộ, tỉnh lộ) đến trung tâm hành chính của huyện, của xã, cụm xã và các khu chế xuất của huyện; phục vụ sự đi lại và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của huyện.

2. Đường xã: Có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở kinh doanh của xã. Đường xã chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi xã.

3. Đường thôn: Chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của thôn; kết nối và lưu thông hàng hóa tới các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi.

4. Đường dân sinh: Chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ, lẻ… Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, xe thồ.

5. Đường nối với các khu vực sản xuất (KVSX): Chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông nguyên vật liệu, hàng hóa đến các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương.

II. Về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng

1. Quy mô kỹ thuật của đường

1.1. Lựa chọn quy mô kỹ thuật:

Việc lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT được quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT, dựa trên các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đã được phê duyệt;

- Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững;

- Xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp, cải tạo tận dụng được tối đa các công trình trên tuyến và xét đến phương án dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này;

- Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, đường dây thông tin...

1.2. Cấp kỹ thuật của hệ thống đường GTNT:

Hệ thống đường GTNT nói chung bao gồm 4 cấp kỹ thuật: cấp A, cấp B, cấp C và cấp D (theo TCVN 10380:2014). Việc lựa chọn cấp hạng kỹ thuật của tuyến đường phụ thuộc vào chức năng của đường và lưu lượng thiết kế.

1.3. Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế:

Loại đường theo chức năng

Cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005

Cấp kỹ thuật theo TCVN 10380:2014

Lưu lượng xe thiết kế (Nn) xqđ/nđ

Đường huyện

Cấp IV, V, VI

-

³  200

Cấp VI

Cấp A

100 ¸ 200

Đường xã

-

Cấp A

100 ¸ 200

-

Cấp B

50 ¸ <100

Đường thôn

-

Cấp B

50 ¸ <100

-

Cấp C

<50

Đường dân sinh

-

Cấp D

Không có xe ô tô chạy qua

Đường KVSX

Cấp IV, V, VI

Cấp B

Xe có tải trọng trục lớn hơn 6 tấn đến 10 tấn chiếm trên 10%

1.4. Lựa chọn cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch NTM

Loại đường theo quy hoạch NTM

Cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005

Cấp kỹ thuật theo TCVN 10380:2014

Đường huyện

Cấp IV, V, VI

Cấp A

Đường trục xã, liên xã

-

Cấp A, Cấp B

Đường trục thôn, xóm

-

Cấp B, Cấp C

Đường ngõ xóm, nội đồng

-

Cấp C, Cấp D

Đường KVSX (Khu vực kinh tế phát triển, lượng hàng hóa, hành khách lớn)

Cấp IV, V, VI

-

Đường vào khu sản xuất, chăn nuôi tập trung (KVSX) có quy mô nhỏ

-

Cấp B

2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B, C và D

Chỉ tiêu

Đơn vi

Cấp A

Cấp B

Cấp C

Cấp D

Tốc độ tính toán

Km/h

30 (20)

20 (15)

15 (10)

-

Bề rộng mặt đường tối thiểu

m

3,5

3,5 (3,0)

3,0 (2,0)

1,5

Bề rộng lề đường tối thiểu

m

1,5 (1,25)

0,75 (0,50)

-

-

Bề rộng nền đường tối thiểu

m

6,5 (6,0)

5,0 (4,0)

4,0 (3,0)

2,0

Độ dốc siêu cao lớn nhất

%

6

5

-

-

Bán kính đường cong nằm tối thiểu

m

60 (30)

30 (15)

15

5

Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao

m

350 (200)

-

-

-

Độ dốc dọc lớn nhất

%

9 (11)

5 (13)

5 (15)

-

Chiều dài lớn nhất của đoạn có độ dốc dọc lớn hơn 5%

m

300

300

300

-

Tĩnh không thông xe

m

4,5

3,5

3,0

-

[...]