Hướng dẫn 699/HD-SYT năm 2015 triển khai xử trí vụ ngộ độc thực phẩm do Sở Y tế tỉnh Bắc Giang ban hành

Số hiệu 699/HD-SYT
Ngày ban hành 08/06/2015
Ngày có hiệu lực 08/06/2015
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Ong Thế Viên
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

UBND TỈNH BẮC GIANG
SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 699/HD-SYT

Bắc Giang, ngày 08 tháng 06 năm 2015

 

HƯỚNG DẪN

TRIỂN KHAI XỬ TRÍ VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2010; Nghị định s38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP;

Căn cứ Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”; Quyết định s5327/2003/QĐ-BYT ngày 13/10/2003 của Bộ Y tế ban hành Quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; Quyết định, s01/2006/QĐ- BYT ngày 09/01/2006 của Bộ y tế ban hành Quy định chế đbáo cáo và mẫu biểu báo cáo về vệ sinh ATTP; Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vthanh tra, kim tra chất lượng, v sinh ATTP; Thông tư số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 của B Y tế, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước; Kế hoạch số 959/KH-UBND ngày 15/5/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện Chiến lược quốc gia về ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030;

Để kịp thời xử trí và khắc phục hậu quả khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế hướng dẫn triển khai như sau:

I. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

1. Xác định vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP): Là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm tại cùng một địa điểm, thời gian. Trường hợp chỉ có một người mắc bị tử vong cũng được coi là một vụ NĐTP.

2. Lãnh đạo UBND huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn, thôn/khu phố (sau đây gọi chung là lãnh đạo chính quyền địa phương) là người chủ trì trong việc chỉ đạo triển khai toàn diện, các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP. Trường hợp cn thiết, huy động các đơn vị chức năng, đoàn thể xã hội, các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương và đơn vị y tế tuyến trên hỗ trợ triển khai khắc phục hậu quả vụ NĐTP.

3. Các đơn vị y tế ở địa phương (BVĐK, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế) chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động chuyên môn để khắc phục hậu quả như cp cứu, điều trị người bệnh; điều tra xác định nguyên nhân; xử lý môi trường...

4. Tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị cho tất cả những người bị NĐTP với phương châm “cấp cứu, điều trị tại chỗ là chính” (tại nơi xảy ra NĐTP; Trạm Y tế ở địa phương; phòng y tế của cơ quan, doanh nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cu thu dung, cấp cứu người bệnh). Trường hợp cần thiết, phải kịp thời chuyn những người mắc NĐTP có diễn biến nặng đến ngay cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện cấp cứu, điều trị (BVĐK huyện/ tỉnh hoặc cơ sở điều trị khác trên địa bàn huyện, thành phố/ tỉnh, TW).

5. Kịp thời đình chỉ sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc; thu hồi thực phẩm bị nhiễm độc đã sản xuất và đang lưu thông trên thị trường; lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm xác định nguyên nhân; thông báo cho người tiêu dùng về tình trạng NĐTP hoặc bệnh truyn qua thực phẩm, thực phẩm đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc để áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc lan truyền bệnh, dịch do NĐTP theo đúng quy định.

6. Bảo đảm các nguyên tắc chung điều tra NĐTP theo quy định của Bộ Y tế.

7. Trường hợp có tử vong phải kết hợp với cơ quan Công an, Pháp y, các cơ quan liên quan tiến hành điều tra nguyên nhân và giải quyết theo quy định.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Trước khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm

- Thường xuyên triển khai công tác truyền thông, thanh tra, kiểm tra về ATTP; giám sát chủ động các ca mắc NĐTP hoặc bệnh truyền qua thực phẩm tại các cơ sở điều trị và trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm vụ NĐTP.

- Thành lập đội cấp cứu cơ động/ đội phòng chống dịch (PCD) cơ động/ đội điều tra NĐTP... với số lượng từ 5 - 6 người/đội; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

+ BVĐK tỉnh, BVĐK các huyện, thành phố: Mỗi đơn vị thành lập 02 Đội cấp cứu cơ động;

+ TTYT dự phòng tnh: Thành lập 02 Đội phòng chống dịch cơ động;

+ TTYT huyện, thành phố: Mỗi đơn vị thành lập 02 Đội phòng chống dịch và điều tra NĐTP cơ động;

+ Chi cục ATVSTP thành lập 01 Đội điều tra NĐTP.

- Chuẩn bị đủ trang thiết bị, dụng cụ, khu vực thu dung người bệnh; bố trí đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện đi lại; biểu mẫu điều tra, lấy mẫu, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cơ sở thực phẩm... để sẵn sàng triển khai thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh và tiến hành điều tra, xử lý vụ NĐTP (Danh mục dụng cụ ly, bảo quản mẫu tại Phụ lục 1; Biểu mẫu điều tra, lấy mẫu, báo cáo NĐTP tại Phụ lục 3).

- Tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong cấp cứu, điều trị người bệnh và điều tra, xử lý NĐTP.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tuyến về công tác ATTP và phòng, chống NĐTP tại các tuyến.

2. Khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm

2.1. Khai báo, tiếp nhận thông tin và báo cáo NĐTP

2.1.1. Khai báo NĐTP: Bất kể ai, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị NĐTP đều phải có trách nhiệm khai báo ngay cho UBND địa phương và cơ quan Y tế gần nhất như Trạm Y tế, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện, thành phố, các bệnh viện, Chi cục ATVSTP, Sở Y tế... (sau đây gọi chung là cơ quan chức năng) đkịp thời có phương án xử trí vụ NĐTP (nội dung theo Mẫu số 1 - Phụ lục 3).

2.1.2. Tiếp nhận thông tin NĐTP (nội dung theo Mẫu số 2 - Phụ lục 3):

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ