Hướng dẫn 6474/HD-SYT năm 2012 thực hiện và đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 6474/HD-SYT |
Ngày ban hành | 07/11/2012 |
Ngày có hiệu lực | 07/11/2012 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Tấn Bỉnh |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6474/HD-SYT |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 11 năm 2012 |
THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
Căn cứ Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020;
Bộ tiêu chí kèm theo Quyết định số 3447 được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã). Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: (1) Đạt từ 90 điểm trở lên; (2) Không bị “điểm liệt”; (3) Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên.
Những chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã là những yêu cầu cơ bản cần đạt trong giai đoạn 2011-2020. Có những trường hợp đã đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêu chí này, nhưng chưa đạt được các quy định, tiêu chuẩn trong một số quy định khác do Bộ Y tế ban hành thì cần phải tiếp tục phấn đấu để đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn đó.
Để thực hiện tốt Quyết định số 3447 và các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới tại các huyện ngoại thành trong thời gian tới, Sở Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân quận huyện chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận huyện và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã trên địa bàn, bao gồm số xã đạt các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí qua các giai đoạn, bố trí nguồn lực để thực hiện (xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ, mua sắm trang thiết bị, cung ứng thuốc...). Đồng thời Sở Y tế ban hành Hướng dẫn thực hiện và đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 để làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ
1. Thời gian:
Thời gian được xác định để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của một năm là 12 tháng tính từ ngày 01/01 của năm trước đến hết ngày 31/12 của năm kiểm tra, đánh giá.
Trạm Y tế xã tham mưu cho UBND xã có văn bản gửi Trung tâm Y tế Dự phòng quận, huyện (sau đây gọi chung là huyện) để đăng ký phấn đấu đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã trong năm sau (bao gồm các xã đã đạt những năm trước tiếp tục duy trì và các xã đăng ký mới).
Trung tâm Y tế huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá vào tháng 01 hàng năm; tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của huyện (gọi chung là BCĐ huyện) và có văn bản gửi Sở Y tế (trong tháng 02 hàng năm) để đăng ký các xã phấn đấu đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã của huyện trong năm sau.
2. Hồ sơ đăng ký:
- Văn bản đăng ký các xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của năm vừa qua.
- Văn bản đăng ký đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã của UBND xã.
- Kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã do UBND xã phê duyệt (đối với xã đăng ký mới).
Hồ sơ đăng ký gửi về Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế (Thường trực Ban điều hành thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của ngành Y tế).
*Ghi chú: Đối với các trường hợp đột xuất, gửi hồ sơ đăng ký muộn thì thời gian gửi không vượt quá quý I năm sau.
1. Tuyến xã:
- Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân xã (gọi chung là BCĐ xã) giám sát việc tổ chức thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của địa phương.
- Trạm Y tế tự giám sát hoạt động tại trạm và tham mưu UBND xã giám sát hoạt động y tế xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
2. Tuyến huyện:
- Trung tâm Y tế Dự phòng phối hợp với Phòng Y tế tham mưu BCĐ huyện thường xuyên chỉ đạo, tổ chức giám sát, hỗ trợ các xã trong việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Trung tâm Y tế Dự phòng phân công cho các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn trực thuộc tổ chức giám sát định kỳ, hướng dẫn Trạm Y tế thực hiện các hoạt động chuyên môn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
3. Tuyến tỉnh:
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6474/HD-SYT |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 11 năm 2012 |
THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
Căn cứ Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020;
Bộ tiêu chí kèm theo Quyết định số 3447 được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã). Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: (1) Đạt từ 90 điểm trở lên; (2) Không bị “điểm liệt”; (3) Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên.
Những chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã là những yêu cầu cơ bản cần đạt trong giai đoạn 2011-2020. Có những trường hợp đã đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêu chí này, nhưng chưa đạt được các quy định, tiêu chuẩn trong một số quy định khác do Bộ Y tế ban hành thì cần phải tiếp tục phấn đấu để đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn đó.
Để thực hiện tốt Quyết định số 3447 và các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới tại các huyện ngoại thành trong thời gian tới, Sở Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân quận huyện chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận huyện và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã trên địa bàn, bao gồm số xã đạt các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí qua các giai đoạn, bố trí nguồn lực để thực hiện (xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ, mua sắm trang thiết bị, cung ứng thuốc...). Đồng thời Sở Y tế ban hành Hướng dẫn thực hiện và đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 để làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ
1. Thời gian:
Thời gian được xác định để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của một năm là 12 tháng tính từ ngày 01/01 của năm trước đến hết ngày 31/12 của năm kiểm tra, đánh giá.
Trạm Y tế xã tham mưu cho UBND xã có văn bản gửi Trung tâm Y tế Dự phòng quận, huyện (sau đây gọi chung là huyện) để đăng ký phấn đấu đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã trong năm sau (bao gồm các xã đã đạt những năm trước tiếp tục duy trì và các xã đăng ký mới).
Trung tâm Y tế huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá vào tháng 01 hàng năm; tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của huyện (gọi chung là BCĐ huyện) và có văn bản gửi Sở Y tế (trong tháng 02 hàng năm) để đăng ký các xã phấn đấu đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã của huyện trong năm sau.
2. Hồ sơ đăng ký:
- Văn bản đăng ký các xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của năm vừa qua.
- Văn bản đăng ký đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã của UBND xã.
- Kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã do UBND xã phê duyệt (đối với xã đăng ký mới).
Hồ sơ đăng ký gửi về Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế (Thường trực Ban điều hành thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của ngành Y tế).
*Ghi chú: Đối với các trường hợp đột xuất, gửi hồ sơ đăng ký muộn thì thời gian gửi không vượt quá quý I năm sau.
1. Tuyến xã:
- Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân xã (gọi chung là BCĐ xã) giám sát việc tổ chức thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của địa phương.
- Trạm Y tế tự giám sát hoạt động tại trạm và tham mưu UBND xã giám sát hoạt động y tế xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
2. Tuyến huyện:
- Trung tâm Y tế Dự phòng phối hợp với Phòng Y tế tham mưu BCĐ huyện thường xuyên chỉ đạo, tổ chức giám sát, hỗ trợ các xã trong việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Trung tâm Y tế Dự phòng phân công cho các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn trực thuộc tổ chức giám sát định kỳ, hướng dẫn Trạm Y tế thực hiện các hoạt động chuyên môn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
3. Tuyến tỉnh:
- Hàng năm, Ban điều hành tổ chức giám sát các xã đăng ký đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã trong năm.
- Các Bệnh viện, Trung tâm, Chi cục trực thuộc Sở Y tế tổ chức giám sát, hỗ trợ Quận huyện theo nội dung chương trình, hoạt động do đơn vị mình phụ trách được triển khai đến tuyến xã; lồng ghép giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu y tế với giám sát việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHÍ QUỐC GIA Y TẾ XÃ
1. Tuyến xã:
- Tự kiểm tra, đánh giá theo bảng chấm điểm Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Sau khi Trạm Y tế tự đánh giá đã đạt các tiêu chí theo quy định, Trạm Y tế báo cáo UBND xã, có Công văn của UBND xã kèm hồ sơ liên quan gửi Trung tâm Y tế Dự phòng huyện, đề nghị xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
- Thời gian: tháng 12 hàng năm.
2. Tuyến huyện:
- Trung tâm Y tế Dự phòng huyện thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Thành viên Hội đồng là BCĐ huyện. Giúp việc cho Hội đồng có Tổ Thư ký, gồm 3-5 cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp.
- Sau khi nhận được văn bản và hồ sơ liên quan do UBND xã gửi, Tổ Thư ký có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, về tận xã kiểm tra, đánh giá tất cả các chỉ tiêu theo quy định; trên cơ sở đó làm Biên bản thẩm định hồ sơ xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
- Hội đồng tuyến huyện họp xét xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế: Trên cơ sở hồ sơ đã được Tổ thư ký kiểm tra, thẩm định, đại diện lãnh đạo UBND xã trình bày trước Hội đồng tình hình thực hiện các Tiêu chí quốc gia về y tế xã; Tổ Thư ký trình bày kết quả thẩm định; các thành viên Hội đồng thẩm định, xem xét, nêu các vấn đề cần làm rõ; đại diện UBND xã trả lời Hội đồng; Hội đồng họp kín, bỏ phiếu để thông qua kết quả xét xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
- Trung tâm Y tế huyện tổng hợp hồ sơ, gửi danh sách những xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế lên Sở Y tế.
- Thời gian: tháng 01 hàng năm.
3. Tuyến tỉnh:
- Tương tự như tuyến huyện, Sở Y tế thành lập Hội đồng xét công nhận, xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (gồm đại diện các Sở, ngành liên quan và đại diện UBND Thành phố).
- Ban điều hành tổ chức thẩm tra kết quả kiểm tra, đánh giá của tuyến xã, tổng hợp tất cả các hồ sơ do tuyến huyện chuyển lên.
- Hội đồng tổ chức họp, thẩm định hồ sơ tương tự như tuyến huyện.
- Trên cơ sở đánh giá và Biên bản thẩm định của Hội đồng, lãnh đạo Sở Y tế lập danh sách kèm hồ sơ gửi UBND Thành phố, đề nghị ra Quyết định công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính).
- Thời gian: tháng 02 hàng năm.
IV. NGỪNG CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHÍ QUỐC GIA Y TẾ XÃ
Các xã đã được công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã cần tiếp tục phấn đấu để duy trì và nâng cao kết quả đạt được.
Tiêu chí quốc gia về y tế xã được công nhận hàng năm dựa trên kết quả thực hiện của y tế xã. Trường hợp xã đã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã năm trước nhưng vì lý do nào đó không tiếp tục duy trì được Tiêu chí trong năm sau, Sở Y tế sẽ trình UBND tỉnh quyết định ngừng công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã và những xã này sẽ phải thực hiện quy trình đăng ký lại từ đầu.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ
I. NGUYÊN TẮC CHUNG KHI ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM
1. Bộ tiêu chí này được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn xã chứ không chỉ đánh giá hoạt động trong phạm vi trạm y tế xã. Xã được công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Đạt từ 90 điểm trở lên.
- Không bị “điểm liệt”.
- Số điểm đạt được trong mỗi tiêu chí phải từ 50% tổng số điểm của tiêu chí đó trở lên.
2. Các tiêu chí đánh giá trong bản hướng dẫn này là dựa theo các quy định hiện hành. Khi các quy định đó thay đổi thì tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi theo cho phù hợp.
3. Trong mỗi phần cho điểm có thể có một hoặc nhiều chỉ tiêu, nội dung. Nếu toàn bộ các chỉ tiêu, nội dung đều đạt thì phần đó được cho đủ số điểm. Nếu có từ một chỉ tiêu hoặc nội dung không đạt thì xem như cả phần đó không đạt và không được điểm (không cho điểm trung gian).
4. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện phần nào có số liệu báo cáo không trung thực hoặc có sự mâu thuẫn (giữa thực tế và sổ sách, báo cáo; giữa các loại sổ sách, báo cáo tại trạm...) mà không lý giải được thì phần đó xem như không đạt và không được điểm.
5. Các phường, Thị trấn là thuộc khu vực thành thị, các xã thuộc khu vực đồng bằng và trung du, riêng các xã thuộc Huyện cần giờ thuộc khu vực miền núi/hải đảo.
TIÊU CHÍ 1: CHỈ ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN (4 ĐIỂM)
Chỉ tiêu 1. Xã có Ban Chỉ đạo CSSKND, hoạt động thường xuyên, tối thiểu 6 tháng họp 1 lần (2 điểm).
Nội dung 1: BCĐ CSSKND được thành lập theo Thông tư số 07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ Y tế. Thành phần gồm có lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, trưởng trạm y tế làm phó ban, trưởng các ban ngành có liên quan tại địa phương là ủy viên. BCĐ có trách nhiệm chỉ đạo các đoàn thể chính trị và xã hội, cộng đồng tham gia và triển khai thực hiện các hoạt động CSSKBĐ nói chung; đặc biệt việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế như DS-KHHGĐ, ATVSTP, HIV/AIDS, Chương trình mục tiêu quốc gia y tế. Khi có thay đổi về nhân sự, BCĐ đạo được bổ sung cán bộ khác kịp thời (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Xem các văn bản lưu tại TYT xã
■ Có quyết định thành lập BCĐ CSSKND.
■ Khi có thay đổi về nhân sự, có văn bản kiện toàn BCĐ hoặc thay đổi, bổ sung nhân sự khác cho BCĐ kịp thời (trong vòng 6 tháng).
Nội dung 2: BCĐ có quy chế làm việc, có kế hoạch hoạt động hàng năm, họp định kỳ tối thiểu 6 tháng/1 lần và tổ chức họp đột xuất khi cần thiết; có biên bản các cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Xem các văn bản lưu tại TYT xã
■ Có quy chế làm việc của BCĐ.
■ Có kế hoạch hoạt động hàng năm của BCĐ.
■ BCĐ có tổ chức họp định kỳ tối thiểu 6 tháng/1 lần.
■ BCĐ có tổ chức họp đột xuất khi cần thiết để chỉ đạo, triển khai các hoạt động y tế theo hướng dẫn của tuyến trên.
■ Có các biên bản họp BCĐ để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi.
* Nếu xã không có Ban Chỉ đạo hoặc có Ban Chỉ đạo nhưng không hoạt động thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Chỉ tiêu 2. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và việc thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy và Kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của UBND xã. Các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tham gia và vận động nhân dân tham gia triển khai thực hiện các chương trình y tế (2 điểm).
Nội dung 1: Công tác CSSK nhân dân và việc triển khai các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Văn bản lưu tại TYT xã có Nghị quyết của Đảng ủy, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã; trong đó có nêu nội dung công tác CSSK nhân dân và việc triển khai các chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
Nội dung 2: Có ít nhất 2/3 số đoàn thể chính trị - xã hội trong xã tham gia vào việc triển khai thực hiện hoạt động của các chăm sóc sức khỏe và các chương trình y tế trên địa bàn (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Kiểm tra biên bản họp BCĐ, các báo cáo hoạt động y tế xã có ít nhất 2/3 số đoàn thể chính trị - xã hội trong xã tham gia vào việc triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe và các chương trình y tế trên địa bàn, bao gồm các đoàn thể chính trị - xã hội sau: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn.
TIÊU CHÍ 2: NHÂN LỰC Y TẾ (9 ĐIỂM)
Chỉ tiêu 3: Biên chế và cơ cấu cán bộ
Đảm bảo đủ định mức biên chế cho TYT xã với cơ cấu nhân lực phù hợp theo quy định hiện hành, trong đó có Y sỹ YHCT hoặc lương y trực tiếp KCB bằng YHCT; các cán bộ y tế được đào tạo liên tục về chuyên môn theo quy định hiện hành (3 điểm).
Nội dung 1: Đủ cán bộ y tế theo định mức biên chế: (1 điểm), Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ.
■ Biên chế tối thiểu của 1 TYT xã là 5 biên chế.
■ Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân: Tăng 1.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế; tối đa không quá 10 biên chế/trạm.
■ Đối với xã đồng bằng, trung du trên 6.000 dân: Tăng 1.500 đến 2.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế; tối đa không quá 10 biên chế/trạm.
■ Đối với trạm y tế phường, thị trấn trên 8.000 dân: Tăng 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế; tối đa không quá 10 biên chế/trạm.
■ Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám, chữa bệnh đóng trên địa bàn: bố trí tối đa 5 biên chế/trạm.
■ Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã được thực hiện theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế. Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ là viên chức của trạm y tế, được đào tạo chuyên môn với trình độ ít nhất là trung cấp.
Yêu cầu kiểm tra: Văn bản giao chỉ tiêu biên chế, phân công nhân lực cho TYT và thực tế số cán bộ hoạt động tại TYT.
■ Số cán bộ của TYT đủ theo định mức biên chế.
■ Có cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ trong biên chế TYT. Trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ ít nhất là trung cấp.
Nội dung 2: Cơ cấu nhân lực có đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn: i) bác sỹ; ii) y sỹ (đa khoa/YDCT/sản nhi); iii) hộ sinh trung học; iv) điều dưỡng trung học; v) dược sỹ trung học (đối với miền núi có thể là dược sỹ sơ học, có thể chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) (1 điểm).
■ Mỗi TYT có 01 dược sỹ trung học, bắt đầu áp dụng từ năm 2013
■ Cán bộ chuyên trách DSKHHGĐ có trình độ ít nhất là trung cấp
Yêu cầu kiểm tra: Văn bản giao chỉ tiêu biên chế, phân công nhân lực cho TYT và bằng cấp chuyên môn của cán bộ TYT.
■ TYT có đủ cơ cấu nhân lực theo các nhóm chức danh chuyên môn.
■ Điều dưỡng trung học có thể thay chức danh Y sỹ
Nội dung 3: Cán bộ y tế được đào tạo lại và đào tạo liên tục về lĩnh vực chuyên môn theo quy định hiện hành. Hiện nay theo quy định tại Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 về lĩnh vực chuyên môn được giao tối thiểu 24 giờ học/năm; được tập huấn về chuyên môn ít nhất 2 năm/lần (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Chứng nhận đào tạo của cán bộ TYT. Mỗi cán bộ của TYT phải được đào tạo lại và đào tạo liên tục về lĩnh vực chuyên môn tối thiểu 24 giờ học/năm (3 ngày); được tập huấn về chuyên môn ít nhất 2 năm/lần.
Chỉ tiêu 4. Có bác sỹ làm việc thường xuyên tại TYT xã hoặc có bác sỹ làm việc định kỳ tại trạm từ 3 ngày/tuần trở lên (2 điểm).
Nội dung:
■ Có bác sỹ thuộc biên chế của trạm y tế hoặc bác sỹ ký hợp đồng làm việc thường xuyên tại trạm y tế; có bác sỹ do tuyến trên cử xuống hoặc nơi khác đến làm việc tại trạm y tế xã định kỳ tối thiểu 3 ngày/tuần theo một lịch cố định được thông báo tại trạm y tế (2 điểm).
■ Trạm y tế không có bác sỹ làm việc thường xuyên, nhưng có bác sỹ làm việc định kỳ tại trạm 1-2 ngày/tuần (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Có văn bản giao chỉ tiêu biên chế, phân công bác sỹ cho TYT hoặc hợp đồng bác sỹ làm việc tại TYT, quyết định điều động bác sỹ làm việc tại TYT (thời gian cả năm).
■ Đối với trường hợp bác sỹ do tuyến trên cử xuống hoặc nơi khác đến phải làm việc thường xuyên tại TYT.
Chỉ tiêu 5. Mỗi thôn, bản, ấp đều có tối thiểu 1 nhân viên y tế được đào tạo theo khung chương trình do Bộ Y tế quy định; thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, lồng ghép các hoạt động của nhân viên y tế thôn bản với cộng tác viên của các chương trình y tế. Hàng tháng có giao ban chuyên môn với TYT xã (2 điểm).
Nội dung 1: Mỗi thôn, bản, ấp, xóm có tối thiểu 1 nhân viên y tế hoạt động. NVYTTB có tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành, hiện đang thực hiện theo Thông tư số 39/2010/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10/9/2010. Nội dung chính bao gồm các NVYTTB được đào tạo theo chương trình do Bộ Y tế quy định; thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; lồng ghép các hoạt động của nhân viên y tế thôn bản với cộng tác viên các chương trình y tế... (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Quyết định công nhận y tế thôn.
■ Số lượng y tế thôn hoạt động thường xuyên tại xã (nếu có thay đổi thì thời gian hoạt động thường xuyên ít nhất 6 tháng/năm).
■ Chứng chỉ đào tạo của các y tế thôn theo chương trình do Bộ Y tế quy định (3 tháng trở lên).
Nội dung 2: Hàng tháng NVYTTB có giao ban chuyên môn với TYT xã. Khi có NVYTTB nghỉ hoặc bỏ việc, phải có NVYTTB thay thế muộn nhất trong vòng 6 tháng (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Sổ giao ban y tế thôn. TYT có tổ chức giao ban hàng tháng với YTT.
■ Có quyết định thay thế, bổ sung NVYTT trong vòng 6 tháng kể từ khi có NVYTT nghỉ hoặc bỏ việc.
Chỉ tiêu 6. Thực hiện đúng, đủ những chế độ chính sách do Nhà nước ban hành đối với cán bộ TYT xã, nhân viên y tế thôn bản và các loại hình nhân viên y tế hưởng phụ cấp khác (2 điểm).
Nội dung 1: Địa phương thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với cán bộ y tế xã, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Sổ, danh sách cấp phát các chế độ cho cán bộ y tế xã.
Không có vi phạm về thực hiện không đúng, không đủ, không kịp thời các chính sách đối với cán bộ y tế xã theo quy định (không có khiếu nại, tố cáo về vi phạm việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ y tế xã hoặc có nhưng chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền).
Nội dung 2: Thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với NVYTTB và các loại hình cộng tác viên y tế khác theo quy định hiện hành, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Sổ, danh sách cấp phát các chế độ cho NVYTT, cộng tác viên các chương trình y tế.
Không có vi phạm về thực hiện không đúng, không đủ, không kịp thời các chính sách đối với NVYTT, cộng tác viên các chương trình y tế theo quy định (không có khiếu nại, tố cáo về vi phạm việc thực hiện chế độ chính sách đối với NVYTTB và các loại hình cộng tác viên y tế khác hoặc có nhưng chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền).
TIÊU CHÍ 3: CƠ SỞ HẠ TẦNG TYT XÃ (12 ĐIỂM)
Chỉ tiêu 7. TYT xã ở gần đường trục giao thông của xã, hoặc ở khu vực trung tâm xã để người dân dễ tiếp cận (1 điểm).
Nội dung: Vị trí của TYT xã
■ Trạm y tế xã có vị trí mà người dân dễ dàng tiếp cận về giao thông như tại trung tâm xã, hoặc cạnh đường giao thông chính của xã; xe ô tô cứu thương có thể vào trong trạm y tế; đối với vùng sông nước, có thể tiếp cận được bằng đường thủy (1 điểm).
■ Có đủ các tiêu chuẩn trên, nhưng xe ô tô cứu thương hoặc phương tiện đường thủy không tiếp cận được (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Thực tế vị trí TYT xã
■ Nằm trong khu trung tâm của xã theo quy hoạch.
■ Nằm trên mặt đường giao thông liên xã, liên thôn.
■ Xe ô tô cứu thương vào được trong TYT.
Chỉ tiêu 8. Diện tích TYT xã đảm bảo (2 điểm)
■ Thành thị: Diện tích mặt bằng đất từ 60 m2 trở lên; diện tích xây dựng và sử dụng của khói nhà chính từ 150m2 trở lên. Áp dụng cho các quận
■ Nông thôn, miền núi: Diện tích mặt bằng đất từ 500m2 trở lên. Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính từ 250m2 trở lên. Áp dụng cho các huyện
■ Các phường, Thị trấn là thuộc khu vực thành thị, các xã thuộc khu vực đồng bằng và trung du, trừ xã Thạnh An, huyện cần giờ thuộc khu vực miền núi/hải đảo
Nội dung 1: Diện tích mặt bằng đất đạt yêu cầu (0,5 điểm).
Nội dung 2: Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính đạt yêu cầu (1,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Diện tích đất trạm y tế xã theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hồ sơ đo đạc của cấp có thẩm quyền cấp.
■ Thực tế diện tích xây dựng và diện tích sử dụng của khối nhà chính.
Chỉ tiêu 9. TYT xã về cơ bản được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ Sở và Tiêu chuẩn ngành hiện hành. Khu vực nông thôn có ít nhất 10 phòng chức năng; khu vực thành thị hoặc trạm y tế ở gần bệnh viện ít nhất có 6 phòng trong số các phòng dưới đây. Diện tích mỗi phòng đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao (3 điểm).
- Phòng Khám bệnh
- Y dược cổ truyền
- Quầy dược, kho
- Phòng xét nghiệm (cận lâm sàng)
- Tiệt trùng
- Phòng sơ cứu, cấp cứu
- Lưu bệnh nhân, sản phụ
- Phòng khám phụ khoa, KHHGĐ
- Phòng đẻ (phòng sanh)
- Phòng tiêm
- Phòng tư vấn, TT-GDSK, DS-KHHGĐ
- Phòng hành chính
- Phòng trực
Nội dung 1: Cơ sở hạ tầng của trạm y tế xã là toàn bộ các công trình, nhà cửa gắn liền với đất trong phạm vi trạm y tế xã; hiện nay được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn 52 CN-CTYT 0001:2002 được ban hành theo Quyết định số 2271/QĐ-BYT ngày 17/6/2002 của Bộ Y tế.
■ Khu vực nông thôn có ít nhất 10 phòng; khu vực thành thị hoặc TYT ở gần bệnh viện ít nhất có 6 phòng trong số các phòng liệt kê tại Bộ tiêu chí. Diện tích mỗi phòng đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tối thiểu phải có các phòng sau đây trong số phòng theo quy định: i) Phòng khám bệnh; ii) Xét nghiệm; iii) Sơ cứu, cấp cứu; iv) Phòng tiêm; v) Phòng hành chính (2 điểm).
■ Nếu TYT khu vực nông thôn chỉ có 7 - 9 phòng; TYT khu vực thành thị chỉ có 4 - 5 phòng (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Thực tế số phòng, diện tích các phòng của TYT.
■ TYT ở gần bệnh viện được xác định là TYT thuộc xã có bệnh viện đa khoa các tuyến, phòng khám đa khoa khu vực đóng trên địa bàn.
■ Đối với Phòng đẻ (phòng sanh) có thể chung với phòng KHHGĐ theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS (Ban hành kèm theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Nội dung 2: Đối với TYT xã có y sỹ YHCT chuyên trách hoặc lương y có phòng khám YHCT riêng. Nếu không có y sỹ YHCT chuyên trách hoặc lương y, vẫn được điểm phần này (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Thực tế cán bộ YHCT và phòng khám YHCT của TYT.
*Lưu ý: Trạm Y tế bắt buộc phải có phòng xét nghiệm: áp dụng từ năm 2015
Chỉ tiêu 10. Khối nhà chính được xếp hạng từ cấp IV trở lên (2 điểm).
Nội dung: Phân loại các hạng nhà được quy định theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, theo đó công trình y tế được xếp hạng cấp IV là công trình có chiều cao từ 3 tầng trở xuống hoặc có tổng diện tích sàn dưới 1.000 m2. Ngoài ra, trạm y tế phải được xây dựng với kết cấu chịu lực tốt như kết hợp giữa bê tông cốt thép và gạch xây dựng hoặc các vật liệu tương đương. Trần bê tông, mái ngói hoặc vật liệu tương đương. Niên hạn sử dụng công trình từ 40 năm trở lên (2 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Thực tế từng phần khối nhà chính của trạm y tế.
* Nếu khối nhà chính dột nát, xuống cấp nghiêm trọng thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Chỉ tiêu 11. TYT xã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định (2 điểm).
Nội dung 1: Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cơ bản được dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ TYT cần tiến hành hành làm các xét nghiệm nước dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế.
■ Khi chưa tiến hành được các xét nghiệm nước thì kiểm tra theo cảm quan đảm bảo là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
Nội dung 2: Chất thải trạm y tế chủ yếu gồm chất thải rắn và chất thải lỏng, được chia thành nhóm chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Các chất thải thông thường được xử lý theo quy định của địa phương. Các chất thải y tế nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định của ngành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế chất thải y tế (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Kiểm tra thực tế và tài liệu thể hiện việc xử lý chất thải tại TYT theo các quy định:
■ Người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại chất thải đúng quy định ngay tại nơi phát sinh chất thải.
■ Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định (xanh, vàng, trắng, đen) và phải có dán nhãn hoặc ghi rõ loại rác thải bên ngoài túi, dụng cụ đựng chất thải.
■ Chất thải sắc nhọn phải được thu gom trong thùng đựng vật sắc nhọn, đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định.
■ Các chất thải y tế nguy hại không được để lan trong chất thải thông thường.
■ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu theo đúng quy định tại nơi phát sinh chất thải.
■ Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày.
■ Phương pháp tiêu hủy (đốt, chôn lấp...) chất thải tại trạm y tế phải đảm bảo đúng quy định theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.
■ Có phân công cán bộ theo dõi, giám sát, quản lý việc phân loại, thu gom, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế tại trạm.
Chỉ tiêu 12. Có đủ hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ: kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ, cổng và biển tên trạm, nguồn điện lưới hoặc máy phát điện riêng, điện thoại, máy tính nối mạng internet, máy in, vườn mẫu thuốc nam hoặc tranh ảnh về cây thuốc nam; nhà bếp (2 điểm).
Nội dung 1: Khối phụ trợ và công trình phụ trợ: kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ, nguồn điện lưới hoặc máy phát điện riêng. Nhà bếp áp dụng cho các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa khi có nhu cầu sử dụng (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Có đủ các công trình phụ trợ nêu trên. Ngoài ra TYT phải có nhà vệ sinh riêng cho cán bộ y tế và bệnh nhân.
Nội dung 2: Máy tính nối mạng Internet và máy in tại trạm y tế hoặc có điều kiện dễ dàng tiếp cận và sử dụng hai phương tiện này (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Có đủ các phương tiện nêu trên. Ngoài ra TYT phải có máy điện thoại thuê bao cố định hoạt động thông suốt.
Nội dung 3: Vườn mẫu thuốc nam: Có vườn mẫu thuốc nam với 40 loại cây thuốc trở lên theo nhóm bệnh phù hợp với địa phương. Đối với các trạm y tế khu vực thành thị, hoặc tại các xã mà điều kiện không cho phép, có thể sử dụng chậu mẫu thuốc nam, bộ tranh ảnh, hoặc các phương tiện khác để giới thiệu về thuốc nam (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Kiểm tra thực tế từng phần
■ Đối với trạm y tế phường, thị trấn khuyến khích phát triển vườn thuốc nam, nếu không đủ điều kiện có thể sử dụng chậu mẫu thuốc nam, bộ tranh ảnh để giới thiệu về thuốc nam.
■ Đối với các trạm y tế xã phải có vườn mẫu thuốc nam theo quy định. Những TYT xã có khó khăn, không xây dựng, duy trì vườn thuốc nam được phải được Sở Y tế chấp thuận bằng văn bản theo đề nghị của Trung tâm Y tế và có thể sử dụng chậu mẫu thuốc nam, bộ tranh ảnh, hoặc các phương tiện khác để giới thiệu về thuốc nam.
TIÊU CHÍ 4: TRANG THIẾT BỊ, THUỐC VÀ PHƯƠNG TIỆN KHÁC (10 ĐIỂM)
Chỉ tiêu 13. TYT xã đảm bảo có ≥ 70% loại TTB và đủ số lượng còn sử dụng được theo Danh mục trang thiết bị của trạm y tế xã theo quy định hiện hành (2 điểm).
Nội dung: Danh mục TTB cho TYT xã do Bộ Y tế ban hành hiện theo Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 và Quyết định số 1020/QĐ-BYT ngày 22/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Danh mục có tổng cộng là 176 loại. Chủng loại trang thiết bị cần phù hợp với nhu cầu CSSK của nhân dân trong xã và khả năng chuyên môn của cán bộ y tế tại trạm y tế xã.
■ Giai đoạn 2012-2015: Từ 50-59% loại TTB trở lên (1 điểm); từ 60% trở lên số loại TTB (2 điểm).
■ Giai đoạn 2016-2020: Từ 50-69% loại TTB trở lên (1 điểm); từ 70% trở lên số loại TTB (2 điểm), (thực hiện theo Bộ tiêu chí)
Yêu cầu kiểm tra:
■ Kiểm tra Biên bản kiểm kê tài sản hàng năm có xác nhận của TTYT huyện, thành phố (đối với các TTB đã có); Biên bản bàn giao/Biên bản kiểm nhập/Quyết định điều chuyển (đối với các TTB mới nhập trong năm).
■ Tình trạng sử dụng và số lượng TTB hiện có tại TYT.
* Nếu có dưới 50% chủng loại trang thiết bị (≤ 87 loại) thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Chỉ tiêu 14. TYT xã có bác sỹ tùy theo nhu cầu và điều kiện hoạt động; có ít nhất 2 trong số các TTB dưới đây; có cán bộ có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã được tập huấn sử dụng máy siêu âm (1 điểm)
- Máy điện tim
- Máy siêu âm đen trắng xách tay
- Máy đo đường huyết
Nội dung: Cán bộ sử dụng máy siêu âm phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã được đào tạo, tập huấn sử dụng trang thiết bị này.
■ Có 1 loại máy (0,5 điểm).
■ Có từ 2 loại máy trở lên (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Kiểm tra Biên bản kiểm kê tài sản hàng năm có xác nhận của TTYT huyện, thành phố (đối với các TTB đã có); Biên bản bàn giao/Biên bản kiểm nhập/Quyết định điều chuyển (đối với các TTB mới nhập trong năm).
■ Tình trạng sử dụng và số lượng TTB hiện có tại TYT.
■ Chứng chỉ hoặc chứng nhận đã được đào tạo, tập huấn sử dụng máy siêu âm của cán bộ y tế (nếu có máy siêu âm).
Chỉ tiêu 15. Tại TYT xã có ≥ 70% số loại thuốc trong Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại TYT xã theo quy định hiện hành (cả thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền); có đủ loại và cơ số thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường và các phương tiện tránh thai (2 điểm).
Nội dung: Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu áp dụng cho trạm y tế xã hiện theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y tế. Số loại thuốc được lựa chọn theo quy định của Sở Y tế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cơ bản của nhân dân địa phương, số lượng loại thuốc được áp dụng cho các trạm y tế xã tham gia khám chữa bệnh BHYT hoặc trạm y tế có bác sỹ làm việc thường xuyên hoặc định kỳ. Về thuốc YHCT theo Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 ban hành Danh mục thuốc YHCT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
■ Có ≥ 70% loại thuốc trong danh mục quy định (2 điểm).
■ Có từ 50% đến < 70% số loại thuốc trong danh mục quy định (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Danh mục thuốc tuyến xã do Trung tâm Y tế huyện ban hành đúng theo Danh mục thuốc chủ yếu do Sở Y tế ban hành hàng năm.
■ Danh mục thuốc hiện có tại TYT có đóng dấu của TYT và xác nhận của Trung tâm Y tế.
■ Biên bản kiểm nhập thuốc trong năm của trạm.
■ Danh mục thuốc của tủ thuốc trực, cấp cứu do trưởng trạm ký ban hành.
■ Có đủ loại và cơ số thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường và các phương tiện tránh thai.
* Lưu ý: Trong hướng dẫn có ghi: Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu áp dụng cho trạm y tế xã hiện theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, hiện nay Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT đã được thay thế bằng Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/ 2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2011.
■ Giai đoạn 2011-2015:
Có ≥ 60% loại thuốc trong danh mục quy định (2 điểm).
Có từ 50% đến <60% số loại thuốc trong danh mục quy định (1 điểm).
*Nếu xã hội hóa thì phải đảm bảo các quy định trên
■ Giai đoạn 2015-2020: thực hiện theo Bộ tiêu chí
Có ≥70% loại thuốc trong danh mục quy định (2 điểm).
Có từ 50% đến <70% số loại thuốc trong danh mục quy định (1 điểm).
Chỉ tiêu 16. Thuốc được quản lý theo đúng quy định của Bộ Y tế; sử dụng thuốc an toàn, hợp lý (1 điểm).
Nội dung 1: Thuốc được quản lý theo quy chế dược do Bộ Y tế ban hành; cơ bản dựa trên nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” được ban hành kèm theo Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra: Kiểm tra sổ sách (Biên bản kiểm nhập, thẻ kho, sổ theo dõi nhập, xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, báo cáo kiểm kê định kỳ hàng tháng, báo cáo số lượng sử dụng thuốc hàng tháng/hàng quý) và kiểm tra thực tế.
Thuốc được quản lý theo quy chế dược do Bộ Y tế ban hành:
■ Có đầy đủ sổ sách và ghi chép đúng quy định.
■ Có tủ/quầy bảo quản thuốc đúng theo quy định: tránh bụi bẩn, mối mọt, mất trộm...
■ Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được quản lý và cấp phát chặt chẽ theo đúng các quy chế dược hiện hành.
Nội dung 2: Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, không để xảy ra tai biến nghiêm trọng về sử dụng thuốc (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Sử dụng thuốc gây nghiện, hướng thần đúng theo quy chế.
■ Biện pháp theo dõi không để thuốc hết hạn dùng, hư hỏng, mất mát và xử lý kịp thời.
■ Trong quầy, tủ không có thuốc quá hạn, không nhãn hoặc không ghi số lô, hạn dùng; thuốc kém chất lượng theo cảm quan: biến màu, mốc ...; thuốc không có số đăng ký (bao gồm cả thuốc YHCT).
■ Trong quầy, tủ không để lẫn lộn: thuốc, hóa chất, vắc xin, vật tư y tế tiêu hao, sổ sách (kiểm tra thực tế kể cả hộc tủ, ngăn kéo). Thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất các chương trình được quản lý rõ ràng theo từng nguồn (sổ sách quản lý, bảo quản).
Chỉ tiêu 17. Bảo đảm thường xuyên có đủ vật tư tiêu hao và hóa chất phục vụ khám, chữa bệnh và đủ cơ số thuốc phòng chống dịch bệnh (1 điểm).
Nội dung:
■ Bảo đảm có đủ và kịp thời vật tư tiêu hao, hóa chất, dụng cụ phục vụ khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh, KHHGĐ. Vật tư và hóa chất có thể do được cấp, hỗ trợ của chính quyền địa phương, hoặc do trạm y tế tự mua để bổ sung và cân đối vào các nguồn thu của trạm (1 điểm).
■ Có đủ vật tư, hóa chất, tiêu hao, nhưng đôi khi không kịp thời (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Kiểm tra sổ sách (Sổ khám bệnh, Báo cáo quyết toán thuốc BHYT, Sổ bàn giao trực, Biên bản kiểm nhập ...) và kiểm tra thực tế.
Chỉ tiêu 18. 100% NVYT thôn bản được cấp túi y tế thôn bản theo danh mục đã được Bộ Y tế ban hành, được bổ sung vật tư tiêu hao kịp thời; được cấp gói đỡ đẻ sạch đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Cộng tác viên dân số được cấp túi truyền thông theo danh mục Bộ Y tế đã ban hành (1 điểm).
Nội dung 1: 100% nhân viên y tế thôn, bản, ấp, xóm được cấp túi y tế thôn bản theo danh mục được Bộ Y tế ban hành (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Kiểm tra sổ sách (Biên bản kiểm nhập/Biên bản bàn giao túi y tế thôn, túi truyền thông của cộng tác viên dân số; danh sách nhân viên y tế thôn, cộng tác viên dân số hiện có; danh sách ký nhận túi y tế thôn, túi truyền thông của cộng tác viên dân số...) và kiểm tra thực tế.
Nội dung 2: Nhân viên y tế thôn bản được cung cấp bổ sung vật tư tiêu hao kịp thời và được cấp gói đỡ đẻ sạch đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa nếu có nhu cầu (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Kiểm tra sổ sách (Biên bản kiểm nhập/Biên bản bàn giao vật tư tiêu hao và gói đỡ đẻ sạch, Danh sách ký nhận của y tế thôn ...) và kiểm tra thực tế.
Chỉ tiêu 19. Cơ sở hạ tầng được duy tu, bảo dưỡng hàng năm; trang thiết bị khi bị hư hỏng được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời (1 điểm).
Nội dung: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đảm bảo cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho các hoạt động của trạm y tế từ các nguồn kinh phí khác nhau (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Kiểm tra sổ sách tài liệu, chứng từ có liên quan.
■ Kiểm tra thực tế, nếu cơ sở hạ tầng, trang thiết bị làm việc văn phòng, trang thiết bị y tế có hư hỏng mà không sửa chữa kịp thời thì không đạt điểm.
Chỉ tiêu 20. Có tủ sách với 15 đầu sách trở lên, gồm các sách chuyên môn y tế, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn hiện hành của các chương trình y tế, tài liệu về YHCT và các tài liệu tuyên truyền hướng dẫn khác (1 điểm).
Nội dung:
■ Từ 15 đầu sách chuyên môn trở lên trong các lĩnh vực như y tế dự phòng, khám chữa bệnh, Y dược cổ truyền, bảo quản và sử dụng thuốc, bảo quản và sử dụng thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe, quản lý y tế, thông tin y tế... (1 điểm).
■ Có 10 - 14 đầu sách chuyên môn (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Có tủ sách chuyên môn.
■ Có danh mục sách phù hợp với sổ sách có trong tủ.
■ Số sách hiện có trong tủ sách.
TIÊU CHÍ 5: KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH (10 ĐIỂM)
Chỉ tiêu 21. Y tế xã có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế của xã (1 điểm).
Nội dung: Y tế xã xây dựng kế hoạch hàng năm dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của địa phương, nguồn lực sẵn có hoặc có thể huy động được, chỉ tiêu được giao và hướng dẫn của y tế tuyến trên; kế hoạch được trung tâm y tế huyện, UBND xã phê duyệt (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Kiểm tra thực tế kế hoạch năm, báo cáo sơ kết 6 tháng, tổng kết năm của trạm y tế.
Chỉ tiêu 22. TYT xã có đủ các sổ ghi chép, mẫu báo cáo thống kê theo đúng quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế. Báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác cho tuyến trên theo quy định. TYT xã có các biểu đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động của Trạm (2 điểm).
Nội dung 1: Trạm y tế có đủ sổ sách ghi chép, mẫu báo cáo theo đúng quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Trạm y tế có đủ sổ sách ghi chép, mẫu báo cáo theo đúng quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 3440/QĐ-BYT ngày 17/9/2009 về việc ban hành Hệ thống sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống kê y tế; biểu mẫu thống kê báo cáo về sức khỏe sinh sản theo Quyết định số 3577/QĐ-BYT ngày 28/9/2009.
Nội dung 2: Báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác cho tuyến trên theo quy định; có các biểu đồ, bảng thống kê cập nhật tình hình hoạt động của trạm y tế xã (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Kiểm tra thực tế tài liệu, sổ sách báo cáo lưu tại trạm y tế.
■ Tại trạm có các biểu đồ: dịch tễ, tiêm chủng mở rộng, bảng quản lý thai nghén... theo quy định.
Chỉ tiêu 23. TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên theo quy định hiện hành (1 điểm).
Nội dung: TYT xã được cấp tối thiểu đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên theo quy định hiện hành
■ Đủ và kịp thời (1 điểm).
■ Đủ nhưng chậm (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Kiểm tra thực tế sổ sách thu, chi tại trạm và các tài liệu có liên quan.
Chỉ tiêu 24. Được UBND xã, huyện hỗ trợ bổ sung kinh phí để trạm y tế thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao (1 điểm).
Nội dung: Được UBND xã, huyện hỗ trợ bổ sung kinh phí để trạm y tế thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như phòng chống dịch bệnh, triển khai các chương trình y tế, khám, chữa bệnh, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế... (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Kiểm tra thực tế tài liệu chứng từ thể hiện UBND xã, huyện hỗ trợ, bổ sung kinh phí cho TYT.
Chỉ tiêu 25. Quản lý tốt các nguồn kinh phí theo quy định hiện hành, không có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ hình thức nào (1 điểm).
Nội dung: Quản lý tốt các nguồn kinh phí theo quy định, không có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ hình thức nào (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Kiểm tra thực tế sổ sách, tài liệu chứng từ tại trạm và các tài liệu có liên quan.
Chỉ tiêu 26. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT các loại đạt 70% trở lên (giai đoạn 2011 - 2015) và 80% trở lên (giai đoạn 2016-2020) (4 điểm).
Nội dung: Tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế là tỷ lệ người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia tất cả các loại hình BHYT. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT được tính theo quy định tại Điểm 2, Mục II Hệ thống các biểu mẫu thống kê hoạt động của BHYT được ban hành kèm theo Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày 12/10/2009 với cách tính như sau:
Tổng số người tham gia BHYT x 100 |
= ……% |
Tổng số dân trong xã |
■ Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015:
* Đạt: 60% đến < 70% (2 điểm)
* Từ : 70% trở lên (4 điểm)
■ Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020:
* Đạt: 70% đến < 80% (2 điểm)
* Từ : 80% trở lên (4 điểm)
Yêu cầu kiểm tra:
Văn bản thông báo về số lượng hoặc tỷ lệ người dân tham gia BHYT của địa phương trong năm do cơ quan BHXH cung cấp và tỷ lệ người dân tham gia.
TIÊU CHÍ 6: YTDP, VSMT VÀ CÁC CTMTQG VỀ Y TẾ (17 ĐIỂM)
Chỉ tiêu 27. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Y tế và y tế tuyến trên. Giám sát, phát hiện, báo cáo dịch kịp thời; tích cực triển khai các hoạt động xử lý dịch; không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn xã. Thực hiện đạt các chỉ tiêu được giao của các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế triển khai tại xã (5 điểm).
Nội dung 1: Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa phương trên địa bàn theo hướng dẫn; giám sát, phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế như báo cáo đột xuất ổ dịch trong vòng 24 giờ và kịp thời xử lý; báo cáo hàng tuần, hàng tháng và hàng năm theo quy định (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Kiểm tra Quyết định thành lập BCĐ phòng chống dịch của xã; có phân công trách nhiệm từng thành viên cụ thể; có biên bản họp hoặc giao ban định kỳ 6 tháng và họp đột xuất khi có nguy cơ xảy ra dịch...
■ Có kế hoạch phòng, chống dịch ngay từ đầu năm, có chỉ tiêu cụ thể cho từng loại bệnh (tháng, quí, năm).
■ Kiểm tra sổ theo dõi các bệnh truyền nhiễm tại xã (số liệu từ nguồn bệnh nhân đến khám tại xã, từ các vụ dịch và phản hồi của tuyến trên).
■ Kiểm tra các báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng tuần, tháng của xã theo quy định của Thông tư 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
■ Nếu xác định có dịch thì phải có đủ hồ sơ vụ dịch: có báo cáo và triển khai biện pháp xử lý dịch trong vòng 24 giờ; có Biên bản điều tra giám sát dịch tễ; báo cáo dịch lên tuyến trên kịp thời, kế hoạch xử lý dịch, danh sách và biểu đồ diễn biến bệnh nhân theo ngày, bảng theo dõi phân bố bệnh nhân theo địa bàn (thôn, xóm), sơ đồ dịch tễ vùng có bệnh nhân, bảng sơ kết, tổng kết dịch.
■ Kiểm tra thực tế danh sách bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch và số liệu báo cáo của xã có khớp không (danh sách lấy từ huyện, xã).
■ Kiểm tra các công văn của tuyến trên chỉ đạo; các công văn chỉ đạo của địa phương.
■ Quản lý được các ổ dịch cũ (Kiểm tra các biên bản giám sát hoặc điều tra côn trùng liên quan đến các dịch cũ: SXH, Cúm, Tay-chân-miệng, Tả, Lỵ, Thương hàn...)
■ Có bản đồ, biểu đồ, tuyến đồ; Cập nhật số liệu hợp lý.
■ Có triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống dịch, giám sát bệnh truyền nhiễm gây dịch tại cộng đồng.
■ Đối với SXH các xã điểm phải có sổ theo dõi côn trùng hằng tháng và các biện pháp tác động; các xã không điểm làm hàng quý; biên bản xử lý hoá chất (nếu có dịch được chỉ định xử lý).
■ Kế hoạch kinh phí, thuốc men, hoá chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch, phòng chống bão lụt hằng năm.
Nội dung 2: Triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu được giao của các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế được triển khai tại xã, bao gồm: CTMTGQ DS-KHHGĐ; ATVSTP; Phòng, chống HIV/AlDS; CMTQG Y tế:
■ Đạt ≥ 90% số chỉ tiêu của các CTMTQG đề ra cho xã (4 điểm)
■ Đạt 80% đến < 90% (3 điểm)
■ Đạt 70% đến < 80% (2 điểm)
Yêu cầu kiểm tra: (có phụ lục kèm theo)
■ Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế gồm: Phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng (bệnh phong, bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, bệnh ung thư, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em, bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính); Tiêm chủng mở rộng; Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; Quân dân y kết hợp.
■ Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.
■ Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm.
■ Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống HIV/AIDS.
* Yêu cầu kiểm tra với mỗi chương trình, dự án (đối với xã có triển khai):
■ Có văn bản của tuyến trên giao chỉ tiêu kế hoạch cho xã trong việc thực hiện các chương trình, mục tiêu y tế.
■ TYT có kế hoạch thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, mục tiêu y tế.
■ Đối chiếu chỉ tiêu được giao và kết quả thực hiện của xã (qua báo cáo và kiểm tra thực tế).
(Nếu có một chương trình nêu trên đạt dưới 50% các chỉ tiêu; không được điểm của chỉ tiêu này).
Chỉ tiêu 28. Tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (2 điểm)
- Thành thị: 90% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 75% trở lên
- Miền núi, hải đảo: 70% trở lên
Nội dung: Yêu cầu phải đáp ứng các yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế. Tuy nhiên để tiến hành các xét nghiệm nước cho các hộ gia đình rất khó thực hiện; do vậy có thể xác định nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT trong Bộ tiêu chí nông thôn mới là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
* Theo vùng và tỷ lệ (1 điểm)
- Thành thị: 80% đến <90%
- Đồng bằng, trung du: 70% đến <75%
- Miền núi, hải đảo: 60% đến <70%
* Theo vùng và tỷ lệ (2 điểm)
- Thành thị: 90% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 75% trở lên
- Miền núi, hải đảo: 70% trở lên
Yêu cầu kiểm tra:
Kiểm tra báo cáo thống kê của xã về tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Chỉ tiêu 29. Tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (2 điểm).
- Thành thị: 90% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 75% trở lên
- Miền núi, hải đảo: 70% trở lên
Nội dung: Nhà tiêu cần đáp ứng theo tiêu chuẩn theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT và theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2006/TT-BYT. Tuy nhiên để thống nhất với tiêu chí nông thôn mới mà Chính phủ mới ban hành, có thể công nhận nhà tiêu hợp vệ sinh bao gồm nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu xí hai ngăn, ... Về cơ bản phải đáp ứng yêu cầu là không làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước; không tạo nơi cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở; không có mùi hôi thối khó chịu.
* Theo vùng và tỷ lệ (1 điểm)
- Thành thị: Từ 80% đến <90%
- Đồng bằng, trung du: Từ 65% đến <75%
- Miền núi, hải đảo: Từ 60% đến <70%
* Theo vùng và tỷ lệ (2 điểm)
- Thành thị: Từ 90% trở lên
- Đồng bằng, trung du: Từ 75% trở lên
- Miền núi, hải đảo: Từ 70% trở lên
Yêu cầu kiểm tra:
Kiểm tra báo cáo thống kê của xã về tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
* Lưu ý: Trong hướng dẫn có ghi: Nhà tiêu cần đáp ứng theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 và theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 40/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 bãi bỏ Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 về việc ban hành Tiêu chuẩn Ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
- Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/ 6/ 2011 về: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh” và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
- Bên cạnh đó, đối với Thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình, thì phần căn cứ để ban hành Thông tư này là dựa vào 02 Quyết định:
+ Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 (đã bị bãi bỏ như được nêu ở trên).
+ Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 13/3/2005 về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (Thông tư này đã bị bãi bỏ) và được thay thế bằng Thông tư số 05/ 2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 về việc ban hành: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”.
- Như vậy, hướng dẫn ghi: nhà tiêu cần đáp ứng theo tiêu chuẩn theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 và theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 là không còn phù hợp với các văn bản quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Áp dụng các văn bản cho chỉ tiêu 29:
- Thông tư số 40/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011
- Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 về: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh” và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
- Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 về việc ban hành: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”.
Chỉ tiêu 30. Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo ATVSTP, phối hợp kiểm tra, giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các bếp ăn tập thể theo phân cấp quản lý kiểm soát. Các cơ sở trên phải được cấp giấy chứng nhận VSATTP. Không để các vụ ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra tại cộng đồng do xã phụ trách (3 điểm).
Nội dung 1: Xã có kế hoạch và triển khai thực hiện thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Có Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; Kế hoạch kiểm tra, các biên bản trong kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra trong các đợt kiểm tra như: Tháng hành động vì chất lượng, VSATTP, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và các đợt kiểm tra chuyên đề theo chỉ đạo tuyến trên (nếu có).
■ Có sổ quản lý cơ sở trên địa bàn (kể cả của cấp trên quản lý) và cập nhật thông tin đầy đủ: Thông tin kiểm tra, thanh tra, khám sức khỏe, tập huấn, kiểm nghiệm nước, sản phẩm (nếu có).
Nội dung 2: Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát các cơ sở ngoài thẩm quyền quản lý; báo cáo kịp thời lên tuyến trên các trường hợp vi phạm về ATVSTP vượt thẩm quyền xử lý (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Có văn bản phối hợp hoặc biên bản lưu tham gia với các đoàn thanh, kiểm tra cấp trên đối với cơ sở ngoài thẩm quyền quản lý của cấp xã (nếu có).
■ Có xử phạt hoặc kiến nghị xử phạt cơ sở vi phạm theo đúng quy định của pháp luật: Biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt, biên lai thu tiền phạt, biên bản họp đoàn kiểm tra xử lý cơ sở vi phạm, Tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND xã xử phạt hoặc chuyển hồ sơ lên cấp trên xử phạt nếu vượt thẩm quyền xử phạt cấp xã.
Nội dung 3: Không có ngộ độc thực phẩm xảy ra với trên 30 người mắc đối với các cơ sở do xã quản lý (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Trong năm trên địa bàn không để xảy ra NĐTP > 30 người mắc đối với các cơ sở do xã quản lý; nếu có xảy ra ở cơ sở do cấp trên quản lý thì phải có sự phối hợp trong báo cáo, xử lý, điều tra NĐTP.
■ Có sổ theo dõi, quản lý và báo cáo các cas NĐTP lẻ tẻ.
■ Thành lập tổ xử lý, điều tra NĐTP và có phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên.
■ Có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch truyền thông đảm bảo VSATTP, phòng ngừa NĐTP.
Chỉ tiêu 31. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn xã (3 điểm).
Nội dung 1: Can thiệp giảm hại cho đối tượng có nguy cơ cao; có ít nhất 1 trong các hoạt động sau: phân phát hoặc tiếp thị bao cao su, trao đổi bơm kim tiêm. Nếu trong xã không có người nhiễm HIV/AIDS thì vẫn được điểm ở phần này (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Đối tượng có nguy cao bao gồm: người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người nhiễm HIV/AIDS, dân di biến động và những người có quan hệ tình dục với các đối tượng trên.
■ Hoạt động phân phát hoặc tiếp thị bao cao su: có điểm cung cấp, phát miễn phí hoặc bán trợ giá bao cao su; có danh sách cấp phát bao cao su cho các đối tượng có nguy cơ cao.
■ Hoạt động trao đổi bơm kim tiêm: có cấp phát bơm kim tiêm sạch miễn phí cho đối tượng tiêm chích ma túy và thu hồi bơm kim tiêm bẩn.
Nội dung 2: Tổ chức ít nhất 1 mô hình phòng chống HIV/AIDS sau đây: Giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS, mô hình toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư (1,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Giáo dục đồng đẳng: có nhân viên giáo dục đồng đẳng được Sở Y tế ra quyết định công nhận; thực hiện hoạt động trên địa bàn, có báo cáo hoạt động.
■ Câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS: có thể xây dựng Câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên; Câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS trong phụ nữ; Câu lạc bộ phòng chong HIV/AIDS trong nông dân, ngư dân... thể hiện qua kế hoạch thành lập, chương trình sinh hoạt định kỳ...
■ Triển khai Mô hình toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư theo hướng dẫn của tỉnh.
Nội dung 3: Chăm sóc hỗ trợ tại cộng đồng: Quản lý và có dịch vụ hỗ trợ cho những người được quản lý, thực hiện chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng. Nêu trong xã không có bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thì vẫn được điểm ở phần này (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Có danh sách ghi rõ: người nhiễm HIV, người chuyển sang AIDS, người tử vong do AIDS, người đang quản lý, tư vấn, chăm sóc. Người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận tư vấn, được hỗ trợ vật chất (nếu có), được vận động khám, điều trị thuốc ARV.
Chỉ tiêu 32. Tham gia phát hiện, điều trị, quản lý và theo dõi các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh xã hội và bệnh mạn tính không lây theo hướng dẫn của y tế tuyến trên (2 điểm).
Nội dung 1: Phát hiện, điều trị và quản lý các bệnh dịch nguy hiểm và bệnh xã hội như sốt rét, sốt xuất huyết, lao... theo hướng dẫn của y tế tuyến trên (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Chương trình Phòng chống sốt rét:
■ Phát hiện sớm và điều trị BNSR đúng phác đồ của Bộ Y tế ban hành.
■ Cụm kính hiển vi phục vụ kịp thời cho công tác chẩn đoán và điều trị BNSR.
■ Quản lý, tư vấn và cấp thuốc sắt rét tự điều trị cho đối tượng di biến động vào vùng SR lưu hành làm việc dài ngày.
■ Thực hiện đạt chỉ tiêu lấy lam phát hiện bệnh sốt rét theo quy định.
■ Có đầy đủ chủng loại thuốc sốt rét theo quy định.
■ Thực hiện tốt công tác phun, tẩm phòng chống vectơ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
■ Y tế thôn bản có lấy lam phát hiện bệnh sốt rét, truyền thông PCSR và báo cáo hàng tháng.
■ Y tế xã, thôn có đầy đủ sổ sách, báo cáo tháng, quý năm theo quy định của chương trình.
Phòng chống sốt xuất huyết Dengue:
■ Kế hoạch hoạt động phòng chống SXHD cả năm, tháng, quý.
■ Phân công cán bộ chuyên trách.
■ Giám sát ca bệnh hàng ngày tại TYT xã và tại cộng đồng: sổ khám chữa bệnh tại TYT, báo cáo giám sát của CTV/Y tế thôn.
■ Sổ theo dõi bệnh nhân SXHD.
■ Nhận ca bệnh phản hồi từ tuyến trên.
■ Sổ theo dõi côn trùng.
■ Sổ theo dõi ổ dịch.
■ Báo cáo ca bệnh hàng tuần (theo Thông tư 48), tháng (mẫu 2) và báo cáo hàng quý (mẫu 3 - báo cáo kết quả hoạt động phòng chống SXHD).
■ Biên bản giám sát bệnh nhân và côn trùng (nếu có kế hoạch thường xuyên hoặc theo chỉ định dịch tễ).
■ Tổ chức điều tra ca bệnh trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện hoặc nhận thông tin phản hồi (có biên bản điều tra xác minh).
Khi có ổ dịch:
■ Biên bản xác minh ca bệnh.
■ Báo cáo phát hiện ổ dịch.
■ Danh sách bệnh nhân.
■ Biên bản giám sát (bệnh nhân và côn trùng).
■ Lập kế hoạch triển khai chống dịch (kế hoạch diệt bọ gậy, phun hóa chất, biên bản họp dân thông báo dịch, tuyên truyền....).
■ Sơ đồ dịch tễ vùng dịch.
■ Biểu đồ theo dõi diễn biến bệnh nhân theo ngày.
■ Biên bản giám sát sau xử lý (bệnh nhân và côn trùng).
■ Báo cáo kết thúc ổ dịch.
■ Tổng kết dịch.
Phòng chống lao:
■ Trạm Y tế có cán bộ phụ trách công tác phòng chống lao.
■ Phòng khám bệnh có treo dán tranh ảnh, áp phích tuyên truyền về bệnh lao; có đầy đủ phiếu xét nghiệm đờm, cốc đờm.
■ Nơi dành cho bệnh nhân lao tiêm, uống thuốc lao phải có đầy đủ nước uống, cốc uống nước.
■ Trạm Y tế có lưu giữ Quyết định giao chỉ tiêu phát hiện và thu nhận bệnh nhân lao của Trung tâm Y tế; Lập Kế hoạch hoạt động phòng chống lao hàng năm; Có báo cáo hoạt động hàng tháng, quý, năm.
■ Khám, phát hiện và gửi người nghỉ lao đi xét nghiệm đờm đạt chỉ tiêu; Thu nhận và điều trị bệnh nhân lao đạt chỉ tiêu giao.
■ Quản lý điều trị bệnh nhân lao:
+ 100% bệnh nhân lao điều trị giai đoạn tấn công được tiêm, uống thuốc lao tại Trạm Y tế.
+ Bệnh nhân lao đang điều trị tại xã được gửi đi xét nghiệm đờm theo dõi đầy đủ, đúng thời gian.
+ Cán bộ y tế xã thực hiện kiểm tra giám sát, tuyên truyền giáo dục sức khỏe bệnh nhân lao trong thời gian điều trị duy trì tại nhà theo đúng quy định của Chương trình chống lao quốc gia.
+ Tỷ lệ bệnh nhân lao bỏ trị < 2%.
■ Có đầy đủ sổ sách, ghi chép đúng quy định; báo cáo kịp thời.
Các chương trình, hoạt động khác: kiểm tra theo văn bản hướng dẫn của tuyến trên.
Nội dung 2: Phát hiện, điều trị và quản lý các mạn tính không lây như đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, hen phế quản... theo hướng dẫn của y tế tuyến trên (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
* Phòng chống đái tháo đường:
■ Có sổ sách theo dõi, quản lý bệnh nhân đái tháo đường, tiền ĐTĐ sau sàng lọc được tư vấn điều trị.
■ Có kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống ĐTĐ trên địa bàn.
■ Thực hiện công tác báo cáo hoạt động phòng chống ĐTĐ theo quy định.
* Phòng chống tăng huyết áp:
■ Có quyết định phân công, chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ tham gia các hoạt động của Đơn vị Phòng chống THA tại Trạm y tế xã;
■ Có kế hoạch hoạt động hàng năm và báo cáo định kỳ hàng quý;
■ Triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động và đạt kết quả theo hướng dẫn của Ban điều hành Dự án PC THA tỉnh:
+ Tổ chức khám và sàng lọc phát hiện bệnh nhân THA định kỳ;
+ Quản lý bệnh nhân THA và điều trị theo phác đồ do Bộ Y tế quy định;
+ Khám, theo dõi và điều trị bệnh nhân THA đưa về được HA mục tiêu;
+ Theo dõi, quản lý bệnh nhân THA bỏ trị, bệnh nhân có biến cố tim mạch;
+ Thành lập và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ người THA;
+ Viết bài tuyên truyền giáo dục PC THA phát trên loa, đài của xã.
* Phòng chống Ung thư
■ Có quyết định phân công, chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ tham gia các hoạt động của Dự án PC Ung thư;
■ Có kế hoạch hoạt động của Trạm và báo cáo định kỳ hàng năm;
■ Triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo Kế hoạch, hướng dẫn của Ban chủ nhiệm Dự án PC Ung thư tỉnh;
■ Thành lập và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ phòng chống ung thư;
■ Viết bài tuyên truyền giáo dục PC Ung thư trên loa, đài của xã;
■ Theo dõi, quản lý, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại trạm.
* Các chương trình, hoạt động khác: kiểm tra theo văn bản hướng dẫn của tuyến trên.
TIÊU CHÍ 7: KHÁM, CHỮA BỆNH, PHCN VÀ YHCT (15 ĐIỂM)
Chỉ tiêu 33. TYT xã có khả năng để thực hiện ≥80% các dịch vụ kỹ thuật có trong Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh hiện hành của Bộ Y tế. Bảo đảm việc thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế (5 điểm).
Nội dung: Thực hiện dịch vụ kỹ thuật: Cán bộ trạm y tế xã phải có đủ phương tiện cần thiết và khả năng chuyên môn để thực hiện thường xuyên ít nhất 80% các kỹ thuật có trong Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành cho y tế tuyến xã. Hiện nay đang thực hiện theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tổng cộng là 109 kỹ thuật được phép thực hiện tại tuyến xã. Như vậy chỉ tiêu 80% sẽ là 87 các kỹ thuật mà cán bộ trạm y tế có thể thực hiện khi có yêu cầu.
■ Thực hiện ≥ 80% số dịch vụ kỹ thuật (từ 87 kỹ thuật trở lên) (5 điểm).
■ Thực hiện 60% đến < 80% số dịch vụ kỹ thuật (65 đến 86 kỹ thuật) (2 điểm).
■ Lưu ý: Giai đoạn 2011-2015:
≥ 60 % đạt 5 điểm
từ 50%-59% đạt 2 điểm
Giai đoạn 2016-2020: chấm như bộ tiêu chí
Yêu cầu kiểm tra:
■ Có nhân lực đã được đào tạo, tập huấn chuyên môn để thực hiện dịch vụ kỹ thuật.
■ Có TTB phù hợp để thực hiện dịch vụ kỹ thuật.
■ Có quyết định của Sở Y tế, TTYT phê duyệt danh mục dịch vụ kỹ thuật thực hiện tại TYT.
* Nếu thực hiện dưới 50% dịch vụ kỹ thuật thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Chỉ tiêu 34. Thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại) cho ≥ 30% số bệnh nhân đến KCB tại TYT xã (7 điểm).
Nội dung: Khám, chữa bệnh bằng YHCT là các phương pháp chẩn đoán, điều trị bằng các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc của YHCT. Kết hợp YHCT với YHHĐ theo Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 về hướng dẫn việc kết hợp YHCT với YHHĐ trong quá trình khám, chữa bệnh. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT được tính theo công thức:
Tổng số lượt KCB bằng YHCT + KCB bằng YHCT kết hôn với YHHĐ x 100 |
Tổng số lượt khám, chữa bệnh tại TYT xã |
- Tỷ lệ đạt từ 10 - 20% (3 điểm)
- Tỷ lệ đạt từ 21 - 30% (5 điểm)
- Tỷ lệ đạt > 30% (7 điểm)
Yêu cầu kiểm tra:
* Các phương pháp y học cổ truyền để kết hợp với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh:
1. Trong khám bệnh: Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết).
2. Trong chữa bệnh:
a) Các phương pháp dùng thuốc: ngâm thuốc, đặt thuốc, xông hơi thuốc, khí dung, bó thuốc, chườm thuốc, thuốc dùng ngoài da, thuốc dùng đường uống, thuốc dùng đường tiêm và truyền tĩnh mạch.
b) Các phương pháp không dùng thuốc: xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, khí công, các phương pháp châm, cứu, giác hút, cấy chỉ, chích lể.
* Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các trạm y tế được thực hiện như sau:
1. Đối với cơ sở có bác sỹ đảm nhiệm việc khám bệnh, chữa bệnh: sử dụng các trang thiết bị của y học hiện đại và thuốc để khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đối với cơ sở do y sỹ đảm nhiệm việc khám bệnh, chữa bệnh: sử dụng các kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh.
* Yêu cầu kiểm tra:
- Có cán bộ chuyên môn khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
- Có sổ sách khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
- Có thống kê, báo cáo số lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hàng tháng: khám, chữa bệnh bằng các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc; khám, chữa bệnh bằng phương pháp YHCT đơn thuần hay kết hợp YHCT với YHHĐ.
Chỉ tiêu 35. Quản lý người khuyết tật tại cộng đồng đạt (1 điểm)
- Thành thị: 90% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 85% trở lên
- Miền núi, hải đảo: 75% trở lên
Nội dung: Có danh sách những người tàn tật gồm phần hành chính (họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, chỗ ở ...); được phân loại theo 8 nhóm tàn tật (vận động, nghe nói, nhìn, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, động kinh, mất cảm giác, tàn tật khác); nguyên nhân. Các thông tin cần quản lý gồm có: Đã được phục hồi chức năng hay chưa, ở đâu, hình thức, mức độ và kết quả, họ có được sử dụng các dụng cụ trợ giúp không (dụng cụ tập, nạng, nẹp, xe lăn...); nếu có sự thay đổi (chỗ ở, tiến triển bệnh tật, các đợt phục hồi chức năng ...) trạm y tế phải nắm được. Người khuyết tật được thăm khám sức khoẻ định kỳ (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Có sổ quản lý người khuyết tật theo quy định của Sở Y tế.
■ Thông tin về người khuyết tật được cập nhật đầy đủ theo quy định.
■ Hàng năm có tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ cho người khuyết tật và đạt tỷ lệ theo quy định.
Chỉ tiêu 36. Theo dõi và quản lý sức khoẻ cho 100% số người từ 80 tuổi trở lên (1 điểm).
Nội dung: Có theo dõi thường xuyên, quản lý và chăm sóc sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi tối thiểu 1 lần/năm; năm được tình hình bệnh tật nổi bật của từng người cao tuổi như tăng huyết áp, đái đường, suy tim, suy thận... (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Có sổ quản lý người cao tuổi theo quy định của Sở Y tế.
■ Thông tin về người cao tuổi được cập nhật đầy đủ theo quy định.
■ Hàng năm có tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ cho 100% số người từ 80 tuổi trở lên.
Chỉ tiêu 37. Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh đến khám tại TYT xã; xử trí đúng các tai biến sản khoa và các triệu chứng bất thường khác của phụ nữ mang thai, khi sinh và sau sinh; chuyển lên tuyến trên kịp thời những ca ngoài khả năng chuyên môn của TYT xã (1 điểm).
Nội dung 1: Thực hiện sơ cấp cứu kịp thời các bệnh nhân đến trạm y tế xã (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Đảm bảo quy chế thường trực. Tiếp nhận và xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu, tai biến sản khoa và các triệu chứng bất thường khác của phụ nữ mang thai, khi sinh và sau sinh.
■ Trong năm không để xảy ra tai biến, biến chứng cho người bệnh, phụ nữ mang thai do xử trí chậm hoặc không đúng quy định chuyên môn.
Nội dung 2: Chuyển lên tuyến trên kịp thời các trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của trạm, không để xảy ra biến chứng do chuyển viện chậm (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Chuyển lên tuyến trên kịp thời các trường hợp vượt khả năng chuyên môn của trạm.
■ Trong năm không để xảy ra tai biến, biến chứng cho người bệnh do chuyển viện chậm.
* Nếu để xảy ra tai biến nghiêm trọng, hoặc tử vong trong điều trị do sai sót về chuyên môn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
TIÊU CHÍ 8: CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ - TRẺ EM (9 ĐIỂM)
Chỉ tiêu 38. Tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ (1 điểm)
- Thành thị: 80% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 70% trở lên
- Miền núi, hải đảo: 60% trở lên
Nội dung: Tỷ lệ % phụ nữ sinh con được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén (tính trên tổng số phụ nữ đẻ của cả xã trong cùng thời kỳ). 3 kỳ thai là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tính cho đến khi phụ nữ sinh con đã xong; không tính lần đến khám khi đã chuyển dạ đẻ.
Tiêm uốn ván đủ liều là những phụ nữ có thai lần đầu được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván; những người có thai lần sau mà trước đó đã được tiêm 2 mũi vắc xin thì khi có thai lần này được tiêm bổ sung thêm 1 mũi vắc xin.
* Theo vùng và tỷ lệ: (0,5 điểm)
- Thành thị: Từ 70% đến <80%
- Đồng bằng và trung du: Từ 60% đến <70%
- Miền núi/hải đảo: Từ 50% đến <60%
* Theo vùng và tỷ lệ: (1 điểm)
- Thành thị: Từ 80% trở lên
- Đồng bằng và trung du: Từ 70% trở lên
- Miền núi/hải đảo: Từ 60% trở lên
Yêu cầu kiểm tra: Sổ sách, kế hoạch, báo cáo kết quả khám thai cho phụ nữ sinh con và tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ có thai.
Chỉ tiêu 39. Tỷ lệ phụ nữ sinh con có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh (1 điểm)
- Thành thị: 98% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 95% trở lên
- Miền núi, hải đảo: 80% trở lên
Nội dung: Tỷ lệ % phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh là số bà mẹ sinh con tại TYT xã, sinh con ở nhà hoặc ở nơi khác nhưng được nhân viên y tế có đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ tính bình quân trên 100 phụ nữ đẻ của xã trong cùng thời kỳ
* Theo vùng và tỷ lệ: (0,5 điểm)
- Thành thị: Từ 90% đến <98%
- Đồng bằng và trung du: Từ 85% đến <95%
- Miền núi/hải đảo: Từ 70% đến <80%
* Theo vùng và tỷ lệ: (1 điểm)
- Thành thị: Từ 98% trở lên
- Đồng bằng và trung du: Từ 95 % trở lên
- Miền núi/hải đảo: Từ 80 % trở lên
Yêu cầu kiểm tra:
Sổ sách, báo cáo kết quả về tỷ lệ phụ nữ sinh con có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh.
Chỉ tiêu 40. Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt (1 điểm)
- Thành thị: 90% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 80% trở lên
- Miền núi, hải đảo: 60% trở lên
Nội dung: Tỷ lệ % phụ nữ được chăm sóc sau sinh là số bà mẹ và trẻ sơ sinh được nhân viên y tế khám, chăm sóc từ khi sinh ra đến 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên 100 trẻ đẻ sống của xã trong một thời gian xác định. Trong trường hợp chỉ chăm sóc bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh cũng được tính.
Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc sau sinh (%) |
= |
Tổng số bà mẹ sinh con của xã được chăm sóc sau sinh (chăm sóc cả mẹ và con, hoặc mẹ, hoặc con) trong năm |
x 100 |
Tổng số trẻ sơ sinh sống của xã đó trong cùng kỳ |
* Theo vùng và tỷ lệ: (0,5 điểm)
- Thành thị: Từ 80% đến <90%
- Đồng bằng và trung du: Từ 70% đến <80%
- Miền núi/hải đảo: Từ 50% đến <60%
* Theo vùng và tỷ lệ: (1 điểm)
- Thành thị: Từ 90% trở lên
- Đồng bằng và trung du: Từ 80% trở lên
- Miền núi/hải đảo: Từ 60% trở lên
Yêu cầu kiểm tra:
Sổ sách, báo cáo kết quả về phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh.
Chỉ tiêu 41. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ Y tế (2 điểm)
- Thành thị: 95% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 95% trở lên
- Miền núi: 90% trở lên
Nội dung: Tỷ lệ % trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ: Là số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của Chương trình TCMR quốc gia, tính bình quân trên 100 trẻ dưới 1 tuổi trong diện tiêm chủng trong cùng thời kỳ. Hiện nay cụ thể gồm có các vắc-xin sau: 1 liều văcxin phòng Lao; 3 liều văcxin uống phòng Bại liệt; 3 liều văcxin tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, uốn ván; 3 liều tiêm phòng Viêm gan B và 1 liều tiêm phòng Sởi
Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%) |
= |
Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắcxin trong năm |
x 100 |
Tổng số trẻ dưới 1 tuổi trong cùng năm |
* Theo vùng và tỷ lệ: (1 điểm)
- Thành thị: Từ 85% đến <95%
- Đồng bằng và trung du: Từ 80% đến <95%
- Miền núi/hải đảo: Từ 70% đến <90%
* Theo vùng và tỷ lệ: (2 điểm)
- Thành thị: Từ 95% trở lên
- Đồng bằng và trung du: Từ 95% trở lên
- Miền núi/hải đảo: Từ 90% trở lên
Yêu cầu kiểm tra:
Sổ sách, kế hoạch, báo cáo kết quả tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Chỉ tiêu 42. Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A là 2 lần/năm (1 điểm)
- Thành thị: 95% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 95% trở lên
- Miền núi, hải đảo: 90% trở lên
Nội dung: Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm
Tỷ lệ (%) |
= |
Tổng số trẻ em được uống theo quy định trong thời gian xác định |
x 100 |
Tổng số trẻ trong trong độ tuổi cùng thời kỳ |
* Theo vùng và tỷ lệ: (0,5 điểm)
- Thành thị: Từ 90% đến <95%
- Đồng bằng và trung du: Từ 85% đến <95%
- Miền núi/hải đảo: Từ 70% đến <90%
* Theo vùng và tỷ lệ: (1 điểm)
- Thành thị: Từ 95% trở lên
- Đồng bằng và trung du: Từ 95 % trở lên
- Miền núi/hải đảo: Từ 90 % trở lên
Yêu cầu kiểm tra:
Sổ sách, kế hoạch, báo cáo kết quả về tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A là 2 lần/năm.
Chỉ tiêu 43. Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng (cân nặng và chiều cao) 3 tháng 1 lần, trẻ bị suy dinh dưỡng theo dõi mỗi tháng 1 lần; trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần (1 điểm)
- Thành thị: 95% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 90% trở lên
- Miền núi, hải đảo: 80% trở lên
Nội dung: Theo dõi tăng trưởng cho trẻ dưới 2 tuổi và từ 2 tuổi đến 5 tuổi
Là số trẻ < 2 tuổi và từ 2 - 5 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng tính trên 100 trẻ < 2 tuổi và từ 2-5 tuổi của xã trong thời gian xác định.
Tỷ lệ trẻ < 2 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng |
= |
Tổng số trẻ em < 2 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng của xã trong thời điểm xác định |
x 100 |
Tổng số trẻ em < 2 tuổi của xã đó trong cùng thời điểm |
Công thức tính đối với trẻ từ 2 - 5 tuổi tương tự.
* Theo vùng và tỷ lệ: (0,5 điểm)
- Thành thị: Từ 90% đến <95%
- Đồng bằng và trung du: Từ 85% đến <90%
- Miền núi/hải đảo: Từ 70% đến <80%
* Theo vùng và tỷ lệ: (1 điểm)
- Thành thị: Từ 95% trở lên
- Đồng bằng và trung du: Từ 90 % trở lên
- Miền núi/hải đảo: Từ 80 % trở lên
Yêu cầu kiểm tra:
Sổ sách, kế hoạch, báo cáo kết quả về tỷ lệ trẻ em được theo dõi tăng trưởng trong năm.
Chỉ tiêu 44. Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) (2 điểm)
- Thành thị: <12%
- Đồng bằng, trung du: <15%
- Miền núi: <18%
Nội dung: Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là số trẻ em dưới 5 tuổi có trọng lượng nhỏ hơn trọng lượng trung bình của trẻ cùng nhóm tuổi tính bình quân trên 100 trẻ cùng nhóm tuổi trong thời điểm điều tra.
Tỷ lệ % SDD thể nhẹ cân của trẻ < 5 tuổi |
= |
Tổng số trẻ < 5 tuổi trong xã có trọng lượng thấp hơn trọng lượng trung bình của trẻ trong thời điểm đánh giá |
x 100 |
Tổng số trẻ được cùng nhóm tuổi của xã trong cùng thời điểm |
* Theo vùng và tỷ lệ: (1 điểm)
- Thành thị: Từ 12% đến <15%
- Đồng bằng và trung du: Từ 15% đến <18%
- Miền núi/hải đảo: Từ 21% đến <18%
* Theo vùng và tỷ lệ: (2 điểm)
- Thành thị: Dưới 12%
- Đồng bằng và trung du: Dưới 15%
- Miền núi/hải đảo: Dưới 18%
Yêu cầu kiểm tra:
- Sổ sách, kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
TIÊU CHÍ 9: DÂN SỐ - KHHGĐ (10 ĐIỂM)
Chỉ tiêu 45. Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại (3 điểm)
- Thành thị: 65% trở lên
- Đồng bằng, trung du: 70% trở lên
- Miền núi, hải đảo: 65% trở lên
Nội dung: Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại Là tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi) có chồng đang sử dụng hoặc chồng họ đang sử dụng một trong những biện pháp tránh thai như đặt vòng, đình sản, thuốc tránh thai, bao cao su, màng ngăn cổ tử cung, kem diệt tinh trùng trong tổng số phụ nữ từ 15 - 49 tuổi có chồng tại xã (nhân khẩu thực tế).
* Theo vùng và tỷ lệ: (2 điểm)
- Thành thị: Từ 55% đến <65%
- Đồng bằng và trung du: Từ 60% đến <70%
- Miền núi/hải đảo: Từ 55% đến <65%
* Theo vùng và tỷ lệ: (3 điểm)
- Thành thị: Từ 65% trở lên
- Đồng bằng và trung du: Từ 70 % trở lên
- Miền núi/hải đảo: Từ 65 % trở lên
Yêu cầu kiểm tra:
Sổ sách, báo cáo kết quả về tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại địa phương.
Chỉ tiêu 46. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm (3 điểm)
- Thành thị: <8‰
- Đồng bằng, trung du: <9‰
- Miền núi: <11‰
Nội dung: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là tỷ lệ phân nghìn của mức thay đổi dân số tự nhiên biểu hiện bằng chênh lệch giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong năm xác định so với dân số bình quân của cùng năm (nhân khẩu thực tế thường trú bình quân). Tỷ lệ này được tính theo công thức:
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên |
= |
Tổng số trẻ em sinh ra trong năm của xã |
- |
Tổng số người chết trong năm của xã |
x 1000 |
Dân số bình quân của xã cùng năm |
* Theo vùng và tỷ lệ: (2 điểm)
- Thành thị: Từ 8‰ đến 10‰
- Đồng bằng và trung du: Từ 9‰ đến 11‰
- Miền núi/hải đảo: Từ 11‰ đến 13‰
* Theo vùng và tỷ lệ: (3 điểm)
- Thành thị: Dưới 8‰
- Đồng bằng và trung du: Dưới 9‰
- Miền núi/hải đảo: Dưới 11‰
Yêu cầu kiểm tra:
- Sổ sách theo dõi số sinh, số chết trong năm của xã.
- Báo cáo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm của xã.
Chỉ tiêu 47. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh con (3 điểm)
- Thành thị: <5%
- Đồng bằng, trung du: <10%
- Miền núi: <15%
Nội dung: Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là tỷ lệ % số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên so với tổng số phụ nữ sinh con tại xã cùng kỳ. Công thức tính như sau:
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên |
= |
Tổng số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tại xã |
x 100 |
Tổng số phụ nữ sinh con tại xã cùng kỳ |
* Theo vùng và tỷ lệ: (2 điểm)
- Thành thị: Từ 5% đến 7%
- Đồng bằng và trung du: Từ 10% đến 12%
- Miền núi/hải đảo: Từ 15% đến 17%
* Theo vùng và tỷ lệ: (3 điểm)
- Thành thị: Dưới 5%
- Đồng bằng và trung du: Dưới 10%
- Miền núi/hải đảo: Dưới 15%
Yêu cầu kiểm tra: Sổ sách theo dõi, quản lý và báo cáo về tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh con của xã.
Chỉ tiêu 48. Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh (1 điểm).
Nội dung: Thực hiện các biện pháp như tuyên truyền; vận động chuyển đổi hành vi của người dân về hệ lụy và hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, vị trí và vai trò của phụ nữ hiện nay, bình đẳng giới... Giữ bí mật về giới tính của thai nhi trước khi sinh. Không thực hiện việc phá thai vì lý do lựa chọn giới tính, trừ các trường hợp bệnh lý (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Sổ sách, kế hoạch, báo cáo về công tác truyền thông, vận động chuyển đổi hành vi lĩnh vực DS-KHHGĐ.
■ Tài liệu truyền thông lĩnh vực DS-KHHGĐ.
TIÊU CHÍ 10: TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE (4 ĐIỂM)
Chỉ tiêu 49. TYT xã có đủ các phương tiện truyền thông theo quy định (loa, đài, các tài liệu truyền thông - giáo dục sức khỏe) (2 điểm).
Nội dung 1: Phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe: Cơ bản phải có đủ các trang thiết bị làm công tác TT-GDSK theo Quyết định số 2420/QĐ-BYT, gồm có ti vi; loa pin; loa nén, micro và máy tăng âm; có bàn để sách, mô hình, có giá treo áp phích... (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
Yêu cầu có ít nhất 10/14 loại phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe sau đây đang hoạt động, trong đó 8 phương tiện từ số 1 đến 8 bắt buộc phải có:
1. Máy vi tính để bàn
2. Máy in Laser
3. Bàn, ghế dùng cho tư vấn
4. Ghế ngồi cho truyền thông nhóm
5. Ti vi
6. Đầu DVD/VCD/CD
7. Loa cầm tay
8. Bộ âm thanh (tăng âm, loa, micro)
9. Máy ảnh kỹ thuật số
10. Máy cassette.
11. Bảng viết di động
12. Kệ để tài liệu truyền thông
13. Máy điện thoại bàn
14. Tủ hút ẩm bảo quản thiết bị
Nội dung 2: Có tủ các ngăn đựng và các tài liệu truyền thông như sổ tay tuyên truyền, bộ tài liệu truyền thông, bộ công cụ làm mẫu, cẩm nang thực hiện các hoạt động TT-GDSK (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
- Có tủ đủ lớn, ít nhất có 6 ngăn để đủ đựng tài liệu và dụng cụ truyền thông.
- Tài liệu truyền thông và dụng cụ truyền thông:
+ Có ít nhất 5 áp phích được treo thẩm mỹ (khung, giá treo)
+ Có ít nhất 20 loại tờ rơi có tại phòng tư vấn
+ Có ít nhất 20 băng cassette, đĩa CD/ VCD/DVD các nội dung tuyên truyền khác nhau
+ Có ít nhất có 2 công cụ làm mẫu tuyên truyền (VD: tháp dinh dưỡng, bộ mẫu KHHGĐ, 3 công trình vệ sinh...)
Chỉ tiêu 50. Triển khai tốt các hoạt động TT-GDSK, DS-KHHGĐ thông qua truyền thông đại chúng, truyền thông tại cộng đồng, khi thăm hộ gia đình và khi người dân đến khám chữa bệnh tại TYT xã và trong trường học (2 điểm).
Nội dung 1: Thực hiện thường xuyên TT-GDSK thông qua các phương tiện truyền thông sẵn có tại xã như loa, đài tại xã. Nội dung tuyên truyền chủ yếu bao gồm việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế và các vấn đề về y tế của địa phương (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Có hợp đồng trách nhiệm chung với Đài truyền thanh xã thành chuyên mục định kỳ hàng tuần (ký kết giữa TYT và Đài truyền thanh xã, có xác nhận của UBND xã).
■ Nội dung việc thực hiện truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia và vấn đề y tế địa phương trên Đài: Tính bài lưu tại tại TYT, ít nhất 20 nội dung khác nhau (Lao, Tâm thần, ATVSTP, TCMR..., có bảng xác nhận của Đài hàng quý trong năm).
■ Trường hợp địa phương không có đài truyền thanh hoạt động không tính điểm mục này.
Nội dung 2: Phối hợp với các tổ chức xã hội (Phụ nữ, Thanh niên, Hội nông dân,...) thực hiện các hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng (0,5 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Số lần thực hiện tuyên truyền lồng ghép với các tổ chức xã hội trong các buổi họp, hội thảo: ít nhất 12 lần/năm với 6 nội dung khác nhau (xã đồng bằng), ít nhất 6 lần/năm với 4 nội dung khác nhau (xã miền núi, thành thị). Kiểm tra bằng chứng phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền lồng ghép.
■ Số lần thực hiện nói chuyện chuyên đề y tế tại cộng đồng: ít nhất 12 lần/năm với 6 nội dung khác nhau (xã đồng bằng), ít nhất 6 lần/năm với 4 nội dung khác nhau (xã miền núi, thành thị). Kiểm tra biên bản tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng có xác nhận của đơn vị phối hợp.
Nội dung 3: Cán bộ TYT xã và nhân viên y tế thôn bản thực hiện TT-GDSK và tư vấn các vấn đề về sức khỏe khi người dân đến khám chữa bệnh hoặc khi đến thăm hộ gia đình; có các hoạt động về TT-GDSK trong trường học tại địa phương (1 điểm).
Yêu cầu kiểm tra:
■ Số lượt tư vấn tại trạm y tế (cả tư vấn điện thoại và trực tiếp): từ 240 lượt/năm trở lên (xã đồng bằng), 120 lượt/năm trở lên (xã miền núi, thành thị). Kiểm tra sổ ghi chép nội dung tư vấn.
■ 100% YTTB có sổ ghi chép nhật ký thăm hộ gia đình (sổ vãng gia), trong đó mỗi YTTB thăm, tư vấn ít nhất 20% số hộ gia đình trong địa bàn quản lý/năm. Kiểm tra sổ ghi chép khi vãng gia của NVYTT.
■ Cán bộ y tế xã có hoạt động TT-GDSK trong trường học như nói chuyện dưới cờ, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa...; có phân phát tờ rơi, dán áp phích. 100% các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn được thực hiện ít nhất 1 lần/năm. Kiểm tra biên bản tổ chức buổi truyền thông, có xác nhận của đơn vị phối hợp.
Trên đây là Hướng dẫn thực hiện và đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 của Sở Y tế Thành phố, Sở Y tế đề nghị các Phòng ban của Sở Y tế, Trung tâm, Chi cục và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế tổ chức giám sát, hỗ trợ y tế xã theo nội dung chương trình, hoạt động do đơn vị mình phụ trách được triển khai đến tuyến xã; lồng ghép giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu y tế với giám sát việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ảnh về Sở Y tế bằng văn bản để xem xét hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
(đính kèm phụ lục 1&2)
|
GIÁM ĐỐC |
HƯỚNG DẪN GIAO CHỈ TIÊU CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA LĨNH VỰC Y TẾ
I. Chương trình mục tiêu quốc gia lĩnh vực Y tế:
Theo Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015, các chương trình mục tiêu quốc gia lĩnh vực Y tế gồm:
1. Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế:
- Dự án 1: Phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng (bệnh phong, bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, bệnh ung thư, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em, bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính);
- Dự án 2: Tiêm chủng mở rộng;
- Dự án 3: Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em;
- Dự án 4: Quân dân y kết hợp.
2. Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.
3. Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống HIV/AIDS.
II. Yêu cầu kiểm tra đối với mỗi chương trình, dự án:
1. Có văn bản của tuyến trên giao chỉ tiêu kế hoạch cho xã trong việc thực hiện các chương trình, mục tiêu y tế.
2. TYT có kế hoạch thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, mục tiêu y tế.
3. Đối chiếu chỉ tiêu được giao và kết quả thực hiện của xã (qua báo cáo và kiểm tra thực tế).
III. Hướng dẫn giao chỉ tiêu các chương trình mục tiêu y tế:
TT |
Nội dung chỉ tiêu |
Kế hoạch |
Thực hiện |
Ghi chú |
I |
Phòng chống bệnh phong |
|
|
|
1 |
Tỷ lệ bệnh nhân phong sống tại xã được TYT quản lý, thăm khám theo định kỳ. |
|
|
|
II |
Phòng chống bệnh lao |
|
|
|
1 |
Tỷ lệ dân số được bảo vệ. |
|
|
|
2 |
Số bệnh nhân nghi lao được làm xét nghiệm đờm. |
|
|
|
3 |
Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao. |
|
|
|
4 |
Tỷ lệ điều trị khỏi. |
|
|
|
III |
Phòng chống bệnh sốt rét |
|
|
|
1 |
Không để dịch sốt rét xảy ra. |
|
|
|
2 |
Không để tử vong do sốt rét. |
|
|
|
3 |
Giảm mắc sốt rét đạt chỉ tiêu giao. |
|
|
|
IV |
Phòng chống bệnh sốt xuất huyết |
|
|
|
|
* Các chỉ tiêu cơ bản: |
|
|
|
1 |
Số mắc. |
|
|
|
2 |
Số chết / mắc. |
|
|
|
3 |
Số bệnh nhân nghi sốt xuất huyết được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh. |
|
|
|
4 |
Số bệnh nhân nghi sốt xuất huyết được phân lập vi rút. |
|
|
|
|
* Nếu là xã điểm phòng chống SXH phải thêm các chỉ tiêu: |
|
|
|
5 |
Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp kiến thức phòng chống sốt xuất huyết và ký cam kết không có lăng quăng trong hộ gia đình. |
|
|
|
6 |
Tỷ lệ hộ gia đình kiểm tra định kỳ không có lăng quăng trong hộ gia đình. |
|
|
|
V |
Phòng chống bệnh ung thư |
|
|
|
1 |
Tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về bệnh ung thư và các biện pháp phòng, chống bệnh ung thư. |
|
|
|
2 |
Tỷ lệ cán bộ y tế tại trạm được tham gia đào tạo, tập huấn về biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. |
|
|
|
VI |
Phòng chống bệnh tăng huyết áp |
|
|
|
1 |
Tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về bệnh THA và các biện pháp phòng, chống bệnh THA. |
|
|
|
2 |
Tỷ lệ cán bộ y tế hoạt động trong phạm vi dự án được đào tạo về biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh nhân THA. |
|
|
|
VII |
Phòng chống bệnh đái tháo đường |
|
|
|
1 |
Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ, tiền ĐTĐ sau sàng lọc được tư vấn điều trị. |
|
|
|
VIII |
Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em |
|
|
|
1 |
Tỷ lệ bệnh nhân được chữa ổn định. |
|
|
|
2 |
Tỷ lệ giảm số BN có hành vi gây rối. |
|
|
|
3 |
Tỷ lệ giảm số BN có hành vi gây hại. |
|
|
|
4 |
Tỷ lệ giảm số BN mãn tính, tàn phế. |
|
|
|
IX |
Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính |
|
|
|
|
(Hướng dẫn bổ sung khi triển khai chương trình) |
|
|
|
X |
Tiêm chủng mở rộng |
|
|
|
1 |
Bảo đảm an toàn tiêm chủng, không để xảy ra sai sót trong tiêm chủng. |
|
|
|
2 |
Tỷ lệ % trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. |
|
|
|
3 |
Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B mũi 1 cho trẻ sau sinh trong vòng 24 giờ. |
|
|
|
4 |
Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ trong diện đủ 3 mũi. |
|
|
|
5 |
Tỷ lệ tiêm nhắc vắc xin sởi mũi 2 và vắc xin DPT4 cho trẻ 18 tháng tuổi. |
|
|
|
6 |
Tỷ lệ tiêm vắc xin VAT cho phụ nữ có thai (UV2+). |
|
|
|
7 |
Tỷ lệ tiêm vắc xin VAT cho phụ nữ từ 15-35 tuổi (UV2+) tại các xã có triển khai. |
|
|
|
8 |
Giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR so với trung bình 5 năm trước. |
|
|
|
XI |
Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em |
|
|
|
1 |
Tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén |
|
|
|
2 |
Tỷ lệ phụ nữ sinh con có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh |
|
|
|
3 |
Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh |
|
|
|
4 |
Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A là 2 lần/năm. |
|
|
|
5 |
Tỷ lệ bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng được uống Vitamin A. |
|
|
|
6 |
Tỷ lệ trẻ có nguy cơ cao được uống Vitamin A đúng phác đồ quy định. |
|
|
|
7 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng (cân nặng và chiều cao) 3 tháng 1 lần. |
|
|
|
8 |
Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng được theo dõi tăng trưởng mỗi tháng 1 lần. |
|
|
|
9 |
Tỷ lệ trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần. |
|
|
|
10 |
Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi). |
|
|
|
XII |
Quân dân y kết hợp |
|
|
|
1 |
Có phối hợp quân dân y trong kiểm tra sức khỏe tuổi 17. |
|
|
|
2 |
Có phối hợp quân dân y trong khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. |
|
|
|
XIII |
Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình |
|
|
|
1 |
Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các BPTT hiện đại |
|
|
|
2 |
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm |
|
|
|
3 |
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh con |
|
|
|
XIV |
Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm |
|
|
|
1 |
Không để xảy ra NĐTP > 30 người mắc đối với các cơ sở do xã quản lý. |
|
|
|
2 |
Tỷ lệ cơ sở thuộc diện quản lý ít nhất được kiểm tra 1 lần/năm và tỷ lệ cơ sở kiểm tra đạt yêu cầu. |
|
|
|
3 |
Tỷ lệ cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đúng quy định. |
|
|
|
XV |
Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống HIV/AlDS |
|
|
|
1 |
Tỷ lệ các ban, ngành, đoàn thể tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. |
|
|
|
2 |
Tỷ lệ các khu vực, thôn, làng của địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trực tiếp. |
|
|
|
3 |
Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tại địa phương được quản lý, tư vấn, chăm sóc. |
|
|
|
DANH MỤC KỸ THUẬT TRONG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA
TUYẾN XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
1. |
32 |
Thổi ngạt |
2. |
33 |
Bóp bóng Ambu qua mặt nạ |
3. |
34 |
Ép tim ngoài lồng ngực |
4. |
35 |
Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đường thở) |
5. |
36 |
Rửa dạ dày |
6. |
37 |
Băng bó vết thương |
7. |
38 |
Cố định tạm thời bệnh nhân gãy xương |
8. |
39 |
Cầm máu (vết thương chảy máu) |
9. |
40 |
Vận chuyển bệnh nhân an toàn |
10. |
41 |
Đặt ống thông dạ dày |
11. |
42 |
Thông bàng quang |
II. NỘI KHOA
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
12. |
53 |
Thụt tháo phân |
13. |
54 |
Đặt sonde hậu môn |
14. |
63 |
Tét lẩy da (Prick test) |
15. |
64 |
Tét nội bì |
16. |
65 |
Tét áp bì (Patch test) |
17. |
66 |
Tiêm trong da, dưới da, bắp thịt |
18. |
67 |
Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch |
III. NHI KHOA
(Áp dụng đối với chuyên khoa nhi)
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
19. |
36 |
Thụt tháo phân |
20. |
37 |
Thổi ngạt |
21. |
38 |
Bóp bóng Ambu |
22. |
39 |
Ép tim ngoài lồng ngực |
23. |
40 |
Thủ thuật Heimlich |
24. |
41 |
Băng bó vết thương |
25. |
42 |
Cố định tạm thời bệnh nhân gãy xương |
26. |
43 |
Cầm máu (vết thương chảy máu) |
27. |
44 |
Đặt ống thông dạ dày |
28. |
45 |
Cho ăn qua ống thông dạ dày |
29. |
149 |
Rạch rộng vòng thắt nghẹt bao quy đầu |
30. |
150 |
Đặt ống thông bàng quang |
VI. DA LIỄU
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
31. |
40 |
Phẫu thuật điều trị loét ổ gà, nạo vét lỗ đáo |
32. |
41 |
Nạo vét lỗ đáo không viêm xương |
VII. TÂM THẦN
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
33. |
14 |
Liệu pháp lao động điều trị |
34. |
15 |
Xử trí loạn thần cấp |
IX. Y HỌC CỔ TRUYỀN
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
35. |
12 |
Điện châm |
36. |
13 |
Thủy châm |
37. |
14 |
Xoa bóp Bấm huyệt |
38. |
15 |
Cứu |
39. |
16 |
Ôn châm |
40. |
17 |
Mai hoa châm |
41. |
18 |
Chích lể |
42. |
19 |
Ngâm thuốc |
43. |
20 |
Xông hơi thuốc |
44. |
21 |
Xông khói thuốc |
45. |
22 |
Bố thuốc |
46. |
23 |
Chườm ngải |
47. |
24 |
Sắc thuốc thang |
48. |
25 |
Giác hút |
X. GÂY MÊ HỒI SỨC
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
49. |
22 |
Theo dõi thân nhiệt bằng nhiệt kế thường |
50. |
47 |
Gây tê thấm tại chỗ |
51. |
54 |
Giảm đau sau phẫu thuật bằng paracetamol, các thuốc không steroide |
XI. NGOẠI KHOA
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
52. |
250 |
Cắt hẹp bao quy đầu |
53. |
251 |
Mở rộng lỗ sáo |
54. |
252 |
Chích áp xe tầng sinh môn |
55. |
441 |
Phẫu thuật vết thương phần mềm từ 5 - 10cm |
56. |
442 |
Nắn gãy và trật khớp khuỷu |
57. |
443 |
Nắn trật khớp vai |
58. |
444 |
Bó bột ống trong gãy xương bánh chè |
59. |
445 |
Chọc hút máu tụ khớp gối, bó bột ống |
60. |
446 |
Nẹp bột các loại, không nắn |
61. |
447 |
Chích rạch áp xe |
XII. BỎNG
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
62. |
40 |
Cấp cứu bỏng kỳ đầu |
XIV. PHỤ SẢN
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
63. |
80 |
Đặt và tháo dụng cụ tử cung |
64. |
81 |
Thay băng làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm trùng toàn bộ |
65. |
82 |
Hồi sức sơ sinh ngạt |
66. |
83 |
Bóp bóng Ambu, thổi ngạt sơ sinh |
67. |
84 |
Theo dõi và quản lý thai sản thường |
68. |
85 |
Chăm sóc rốn sơ sinh |
69. |
86 |
Hút thai dưới 7 tuần |
70. |
87 |
Đỡ đẻ thường ngôi chỏm |
71. |
88 |
Nghiệm pháp bong rau, đỡ rau, kiểm tra bánh rau |
72. |
89 |
Kiểm soát tử cung |
73. |
90 |
Cắt và khâu tầng sinh môn |
74. |
91 |
Khâu rách tầng sinh môn độ 2 |
75. |
92 |
Kỹ thuật tắm bé |
XV. MẮT
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
76. |
112 |
Đốt lông xiêu |
77. |
113 |
Thông rửa lệ đạo |
78. |
114 |
Lấy dị vật kết mạc |
79. |
115 |
Khâu da mi đơn giản do sang chấn |
80. |
116 |
Chích chắp, lẹo |
81. |
117 |
Nặn tuyến bờ mi, đánh bờ mi |
82. |
118 |
Rửa cùng đồ, xử trí bỏng mắt do tia hàn |
83. |
119 |
Đo thị lực |
84. |
120 |
Sơ cứu chấn thương bỏng mắt |
XVI. TAI - MŨI - HỌNG
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
85. |
110 |
Lấy dị vật họng miệng |
86. |
111 |
Khí dung mũi họng |
XVII. RĂNG HÀM MẶT
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
87. |
73 |
Nhổ răng sữa, chân răng |
88. |
74 |
Nhổ răng kẹ, răng sữa ruỗng thân chưa đến tuổi thay |
89. |
75 |
Nhổ răng vĩnh viễn lung lay |
90. |
76 |
Nhổ răng vĩnh viễn và chân |
91 |
77 |
Rửa chấm thuốc viêm loét niêm mạc miệng, lợi |
92. |
78 |
Răng sâu ngà |
93. |
79 |
Chích nạo áp xe lợi |
94. |
80 |
Viêm lợi do mọc răng |
95. |
81 |
Hàn răng vĩnh viễn sâu ngà |
96. |
82 |
Hàn răng không sang chấn |
97. |
83 |
Trám bít hỗ rãnh |
98. |
84 |
Lấy cao răng và đánh bóng 2 hàm |
99. |
144 |
Chích tháo mủ trong áp xe nông vùng hàm mặt |
XVIII. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
100. |
12 |
Chườm lạnh |
101. |
13 |
Chườm ngải cứu |
102. |
18 |
Tập vận động có trợ giúp |
103. |
20 |
Vỗ rung lồng ngực |
104. |
21 |
Xoa bóp |
105. |
22 |
Tập ho |
106. |
23 |
Tập thở |
107. |
24 |
Hướng dẫn người bệnh ra vào xe lăn tay |
108. |
25 |
Sử dụng khung, nạng, gậy trong tập đi |
109. |
26 |
Sử dụng xe lăn |
110. |
28 |
Kỹ thuật thay đổi tư thế lăn trở khi nằm |
111. |
29 |
Tập vận động chủ động |
112. |
30 |
Tập vận động có kháng trở |
113. |
31 |
Tập vận động thụ động |
114. |
32 |
Đo tầm vận động khớp |
115. |
33 |
Đắp nóng |
116. |
34 |
Thử cơ bằng tay |
117. |
37 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho trẻ bị viêm não |
118. |
38 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho trẻ bị vẹo cố (xơ hóa cơ ức đòn chũm) |
119. |
39 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho trẻ bị dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh |
120. |
40 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho trẻ bị vẹo cột sống |
121. |
41 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho trẻ bị bại não thể nhẽo |
122. |
42 |
Khám - đánh giá người bệnh PHCN xây dựng mục tiêu và phương pháp PHCN |
123. |
43 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ |
124. |
44 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho người bệnh bại liệt |
125. |
45 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho trẻ bị bại não có thể co cứng |
126. |
46 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho trẻ bị bại não múa vờn |
127. |
47 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho người bệnh tổn thương thần kinh quay |
128. |
48 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho người bệnh tổn thương thần kinh giữa |
129. |
49 |
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho người bệnh tổn thương thần kinh trụ |
130. |
50 |
Phục hồi chức năng cho người bệnh mang tay giả |
131. |
51 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối |
132. |
52 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh tổn thương sụn chêm khớp gối |
133. |
53 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh sau chấn thương khớp gối |
134. |
54 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai |
135. |
55 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng trật khớp vai |
136. |
56 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng gẫy xương đòn |
137. |
57 |
Vật lý trị liệu trong viêm cột sống dính khớp |
138. |
58 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng sau phẫu thuật chi dưới |
139. |
59 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng sau phẫu thuật chi trên |
140. |
60 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng |
141. |
61 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng sau phẫu thuật lồng ngực |
142. |
62 |
Phục hồi chức năng vận động người bệnh tai biến mạch máu não |
143. |
63 |
Phục hồi chức năng và phòng ngừa tàn tật do bệnh phong |
144. |
64 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh gẫy thân xương đùi |
145. |
65 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng gẫy cổ xương đùi |
146. |
66 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng gẫy trên lồi cầu xương cánh tay |
147. |
67 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng gẫy hai xương cẳng tay |
148. |
68 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng gẫy đầu dưới xương quay |
149. |
69 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng gẫy hai xương cẳng chân |
150. |
70 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng trong tổn thương thần kinh chày |
151. |
71 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng tổn thương tủy sống |
152. |
72 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng trong gẫy đầu dưới xương đùi |
153 |
73 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng sau chấn thương xương chậu |
154. |
74 |
Phục hồi chức năng cho người bệnh mang chi giả trên gối |
155. |
75 |
Phục hồi chức năng cho người bệnh mang chi giả dưới gối |
156. |
76 |
Vật lý trị liệu cho người bệnh áp xe phổi |
157. |
77 |
Phòng ngừa và xử trí loét do đè ép |
158. |
78 |
Phục hồi chức năng cho người bệnh động kinh |
159. |
79 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh chấn thương sọ não |
160. |
80 |
Vật lý trị liệu người bệnh lao phổi |
161. |
81 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng trong vẹo cổ cấp |
162. |
82 |
Vật lý trị liệu trong suy tim |
163. |
83 |
Vật lý trị liệu trong bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính |
164. |
84 |
Vật lý trị liệu cho người bệnh tràn dịch màng phổi |
165. |
85 |
Vật lý trị liệu sau phẫu thuật van tim |
166. |
86 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh teo cơ tiến triển |
167. |
87 |
Vật lý trị liệu trong viêm tắc động mạch chi dưới |
168 |
88 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng người bệnh bỏng |
169. |
89 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng người bệnh vá da |
170. |
90 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng trong giãn tĩnh mạch |
171. |
91 |
Phục hồi chức năng thoái hoá khớp (cột sống cổ - lưng) |
172. |
92 |
Phục hồi chức năng cho người bệnh viêm khớp dạng thấp |
173. |
93 |
Phục hồi chức năng cho người bệnh đau lưng |
174. |
94 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh hội chứng đuôi ngựa |
175. |
95 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh bệnh đau thần kinh toạ |
176. |
96 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh liệt dây VII ngoại biên |
177. |
100 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người cao tuổi |
178. |
101 |
Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh Parkinson |
179. |
117 |
Nạng nách |
180. |
118 |
Nạng khuỷu |
181. |
119 |
Gậy |
182. |
120 |
Nẹp khớp gối |
183. |
121 |
Máng đỡ bàn tay |
184. |
131 |
Các dụng cụ tập sự khéo léo của bàn tay |
XXII. THĂM DÒ CHỨC NĂNG
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
185. |
25 |
Điện tâm đồ |
XXIII. HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU - MIỄN DỊCH - DI TRUYỀN
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
186. |
33 |
Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu |
187. |
34 |
Tìm ấu trùng giun chỉ trong máu |
188. |
35 |
Công thức máu |
189. |
36 |
Soi tươi tế bào cặn nước tiểu |
190. |
75 |
Thời gian máu chảy |
191. |
76 |
Thời gian máu đông |
192. |
77 |
Co cục máu |
193. |
78 |
Nghiệm pháp dây thắt |
194. |
166 |
Định nhóm máu hệ ABO |
XXIV. HOÁ SINH
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
195. |
118 |
Định tính Protein (test nhanh) |
196. |
119 |
Định tính Đường (test nhanh) |
197. |
266 |
Bacbiturate (test nhanh) |
198. |
267 |
Benzodiazepin (test nhanh) |
199. |
268 |
Glycemie- tự động |
200. |
269 |
Gross |
201. |
270 |
Hình dạng hồng cầu nước tiểu |
202. |
271 |
Sắc tố mật - nước tiểu |
XXV. VI SINH - KÝ SINH TRÙNG
STT |
STT theo QĐ 23 |
TÊN KỸ THUẬT |
203. |
97 |
Nhuộm soi trực tiếp |
204. |
98 |
Xét nghiệm tìm BK (nhuộm Zielh-Nelsen) |
205. |
99 |
Soi tìm ký sinh trùng sốt rét |
206. |
100 |
Soi ký sinh trùng đường ruột |
207 |
101 |
Nhuộm soi tìm nấm |
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TRẠM Y TẾ XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1020/QĐ-BYT ngày 22/3/2004 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
Số TT |
Tên trang thiết bị |
Đơn vị |
Số lượng |
I |
KHÁM ĐIỀU TRỊ CHUNG |
||
1 |
Giường bệnh |
cái |
5 đến 10 |
2 |
Tủ đầu giường |
cái |
5 đến 10 |
3 |
Bàn khám bệnh |
cái |
1 đến 2 |
4 |
Đèn bàn khám bệnh |
cái |
3 |
5 |
Huyết áp kế |
cái |
4 |
6 |
Ống nghe bệnh |
cái |
4 |
7 |
Nhiệt kế y học 42°C |
cái |
10 |
8 |
Máy điện tim 1 hoặc 3 kênh |
cái |
1 |
9 |
Máy châm cứu |
cái |
2 |
10 |
Máy siêu âm chẩn đoán loại xách tay |
cái |
1 |
11 |
Máy khí dung |
cái |
1 |
12 |
Máy hút điện |
cái |
1 |
13 |
Máy hút đạp chân |
cái |
1 |
14 |
Kính hiển vi |
cái |
1 |
15 |
Búa thử phản xạ |
cái |
1 |
16 |
Bóp bóng người lớn |
cái |
2 |
17 |
Bóp bóng trẻ em |
cái |
2 |
18 |
Bàn tiểu phẫu |
cái |
1 |
19 |
Bộ dụng cụ tiểu phẫu |
bộ |
2 |
20 |
Bộ dụng cụ rửa dạ dày |
bộ |
1 |
21 |
Cân trọng lượng 120kg có thước đo chiều cao |
cái |
1 |
22 |
Đè lưỡi thép không gỉ |
cái |
8 |
23 |
Bàn để dụng cụ |
cái |
2 |
24 |
Cáng tay |
cái |
1 |
25 |
Cáng đẩy |
cái |
1 |
26 |
Xe đẩy cấp phát thuốc |
cái |
1 |
27 |
Tủ đựng thuốc và dụng cụ |
cái |
2 |
28 |
Khay quả đậu 825ml thép không gỉ |
cái |
2 |
29 |
Khay quả đậu 475ml thép không gỉ |
cái |
2 |
30 |
Khay đựng dụng cụ nông |
cái |
4 |
31 |
Khay đựng dụng cụ sâu |
cái |
4 |
32 |
Hộp hấp bông gạc hình trống ? 24cm |
cái |
4 |
33 |
Hộp hấp dụng cụ có nắp |
cái |
4 |
34 |
Bát đựng dung dịch 600ml, thép không gỉ |
cái |
2 |
35 |
Thùng nhôm đựng nước có vòi |
cái |
2 |
36 |
Cốc đựng dung dịch 500ml có chia độ |
cái |
2 |
37 |
Bơm tiêm dùng một lần 2 ml (cơ số ban đầu) - Đủ dùng theo nhu cầu |
cái |
50 |
38 |
Bơm tiêm dùng một lần 5 ml (cơ số ban đầu) - Đủ dùng theo nhu cầu |
cái |
100 |
39 |
Bơm tiêm dùng một lần 10 ml (cơ số ban đầu) - Đủ dùng theo nhu cầu |
cái |
100 |
40 |
Bơm tiêm dùng một lần 20 ml (cơ số ban đầu) - Đủ dùng theo nhu cầu |
cái |
50 |
41 |
Kẹp phẫu tích 1x2 răng, dài 200mm |
cái |
2 |
42 |
Kẹp phẫu tích không mấu, 140mm |
cái |
4 |
43 |
Kẹp Korcher có mấu và khoá hãm |
cái |
2 |
44 |
Kẹp phẫu tích thẳng kiểu Mayo |
cái |
4 |
45 |
Kéo thẳng, nhọn 145mm |
cái |
4 |
46 |
Kéo thẳng tù 145mm |
cái |
2 |
47 |
Kéo cong nhọn/nhọn 145mm |
cái |
3 |
48 |
Kéo thẳng nhọn/tù 145mm |
cái |
3 |
49 |
Kéo cong tù 145mm |
cái |
3 |
50 |
Kéo cắt bông gạc |
cái |
3 |
51 |
Kẹp kim Mayo 200mm |
cái |
2 |
52 |
Cán dao số 4 |
cái |
2 |
53 |
Lưỡi dao mổ số 21 - hộp 5 lưỡi |
cái |
2 |
54 |
Đèn Clar |
bộ |
1 |
55 |
Giá treo dịch truyền |
|
|
56 |
Đèn pin |
cái |
2 |
57 |
Bô tròn |
cái |
2 |
58 |
Vịt đái nữ |
cái |
2 |
59 |
Vịt đái nam |
cái |
2 |
60 |
Thông tiểu nam, nữ các loại |
cái |
20 |
61 |
Bốc tháo thụt, dây dẫn |
cái |
1 |
62 |
Túi chờm nóng lạnh |
cái |
2 |
63 |
Ghế đẩu quay |
cái |
2 |
64 |
Cốc thủy tinh chia độ |
cái |
2 |
65 |
Các bộ nẹp chân, tay |
bộ |
5 |
66 |
Garo cho tiêm truyền và garo cầm máu ... |
cái |
10 |
67 |
Bông y tế |
gói |
10 |
68 |
Băng vết thương y tế |
cuộn |
10 |
69 |
Xoong luộc dụng cụ |
cái |
4 |
II |
Y HỌC CỔ TRUYỀN |
||
70 |
Máy châm cứu |
cái |
2 |
71 |
Tủ đựng thuốc đông y |
cái |
1 |
72 |
Dụng cụ sơ chế thuốc đông y |
bộ |
1 |
73 |
Giường châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt |
cái |
2 |
74 |
Ghế ngồi chờ khám |
cái |
3 |
75 |
Bàn cân thuốc thang |
cái |
2 |
76 |
Giá, kệ đựng dược liệu |
cái |
4 |
77 |
Tủ chia ô đựng thuốc nam, bắc (mỗi tủ 50 ô) |
cái |
2 |
78 |
Dao cầu |
Bộ |
1 |
79 |
Thuyền tán |
Bộ |
1 |
80 |
Dụng cụ sơ chế, bào chế dược liệu |
Bộ |
1 |
81 |
Kim châm cứu và hộp đựng kim |
Bộ |
50 |
82 |
Tranh hướng dẫn huyệt châm cứu |
Bộ |
2 |
83 |
Bếp điện (hoặc bếp dầu) |
cái |
2 |
84 |
Xoong luộc dụng cụ |
cái |
4 |
85 |
Nồi hấp kim và dụng cụ châm cứu |
cái |
1 |
86 |
Đèn hồng ngoại |
cái |
5 |
87 |
Khay đựng dụng cụ inox (30 x 45 cm) |
cái |
4 |
88 |
Khay quả đậu inox |
cái |
5 |
89 |
Panh có mấu dài 140 mm |
cái |
5 |
90 |
Panh không mấu dài 140 mm |
cái |
5 |
91 |
Kẹp phẫu tích |
cái |
5 |
92 |
Hộp chống sốc phản vệ |
hộp |
1 |
93 |
Hộp đựng bông, cồn |
hộp |
2 |
III |
CHUYÊN KHOA TMH - RHM - MẮT |
||
94 |
Bộ khám ngũ quan + đèn treo trán |
cái |
1 |
95 |
Kẹp lấy dị vật tai |
cái |
1 |
96 |
Loa soi tai |
bộ 3 cái |
1 |
97 |
Kẹp lấy dị vật mũi |
cái |
2 |
98 |
Kìm khám mũi |
cái |
1 |
99 |
Ghế răng đơn giản |
cái |
1 |
100 |
Kìm nhổ răng trẻ em |
cái |
2 |
101 |
Kìm nhổ răng người lớn |
cái |
2 |
102 |
Bẩy răng thẳng |
cái |
5 |
103 |
Bẩy răng cong |
cái |
5 |
104 |
Bộ lấy cao răng bằng tay |
bộ |
2 |
105 |
Bơm tiêm nha khoa |
cái |
1 |
106 |
Bộ khám (khay quả đậu, gương, gắp) |
bộ |
2 |
107 |
Bộ dụng cụ hàn răng sâu ngà đơn giản |
bộ |
2 |
108 |
Bảng thử thị lực |
cái |
1 |
109 |
Kính lúp 2 mắt |
cái |
1 |
110 |
Kẹp lấy dị vật trong mắt |
cái |
2 |
IV |
XÉT NGHIỆM |
||
111 |
Máy xét nghiệm sinh hoá (đơn giản) |
cái |
1 |
112 |
Máy xét nghiệm huyết học (đơn giản) |
cái |
1 |
113 |
Máy xét nghiệm nước tiểu (đơn giản) |
cái |
1 |
114 |
Tủ lạnh 150 lít |
cái |
1 |
115 |
Máy ly tâm nước tiểu |
cái |
1 |
116 |
Máy ly tâm |
cái |
1 |
V |
KHÁM ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA - ĐỠ ĐẺ |
||
117 |
Bàn khám phụ khoa |
cái |
1 |
118 |
Mỏ vịt cỡ nhỏ, thép không gỉ |
cái |
2 |
119 |
Mỏ vịt cỡ vừa, thép không gỉ |
cái |
2 |
120 |
Van âm đạo các cỡ |
cái |
2 |
121 |
Kẹp gắp bông gạc thẳng 200mm |
cái |
2 |
122 |
Kẹp cầm máu thẳng, thép không gỉ |
cái |
2 |
123 |
Kéo cong 160mm thép không gỉ |
cái |
2 |
124 |
Khay quả đậu, thép không gỉ |
|
1 |
125 |
Thước đo tử cung |
cái |
1 |
126 |
Thước đo khung chậu |
cái |
1 |
127 |
Kim khâu 3 cạnh, 3/7 vòng |
cái |
2 |
128 |
Găng mổ cỡ 6,5 và 7 |
cái |
30 |
129 |
Thùng nhôm có vòi, 20 lít |
cái |
1 |
130 |
Bơm tiêm dùng một lần 2 ml |
cái |
20 |
131 |
Bơm tiêm dùng một lần 5 ml |
cái |
50 |
132 |
Kẹp lấy vòng |
cái |
2 |
133 |
Kẹp cổ tử cung 2 răng, 280mm, thép không gỉ |
cái |
2 |
134 |
Bộ dụng cụ hút thai 1 van + ống hút số 4, 5, 6 |
cái |
5 |
135 |
Chậu tắm trẻ em 25 lít |
cái |
1 |
136 |
Băng huyết áp kế trẻ em |
cái |
2 |
137 |
Quả bóp tháo thụt |
cái |
1 |
138 |
Bầu nhỏ giọt |
cái |
1 |
139 |
Bóng hút nhớt mũi trẻ sơ sinh + ống hút nhớt |
cái |
2 |
140 |
Kẹp cầm máu thẳng loại Korcher-Ochner, thép không gỉ 160mm |
cái |
4 |
141 |
Bàn đẻ thép không gỉ |
cái |
1 |
142 |
Thước dây 1,5 mét |
cái |
1 |
143 |
Thước đo khung chậu |
cái |
1 |
144 |
Ống nghe tim thai |
cái |
1 |
145 |
Bơm hút sữa bằng tay |
cái |
1 |
146 |
Kéo cắt tầng sinh môn 200mm |
cái |
2 |
147 |
Kim khâu cổ tử cung |
cái |
2 |
148 |
Chỉ khâu loại không tiêu |
gói |
10 |
149 |
Balon ô xy hoặc Bình ô xy xách tay có đồng hồ |
cái |
2 |
150 |
Chỉ Catgut No. 2 |
gói |
5 |
151 |
Cân trẻ sơ sinh 15kg |
cái |
1 |
VI |
DỤNG CỤ DIỆT KHUẨN |
||
152 |
Nồi hấp áp lực 18 lít điện - than |
cái |
1 |
153 |
Nồi luộc dụng cụ điện |
cái |
1 |
154 |
Xoong luộc dụng cụ |
cái |
4 |
155 |
Nồi luộc dụng cụ đun dầu |
cái |
1 |
156 |
Tủ sấy điện cỡ nhỏ |
cái |
1 |
157 |
Kẹp dụng cụ sấy hấp |
cái |
2 |
158 |
Chậu thép không gỉ - dung tích 6 lít |
cái |
1 |
159 |
Chậu nhựa 10 đến 20 lít |
cái |
4 |
160 |
Xô đựng 12 đến 15 lít |
cái |
4 |
VII |
THIẾT BỊ THÔNG DỤNG |
||
161 |
Máy bơm nước điện |
cái |
1 |
162 |
Máy bơm nước UNICEF cho nơi không có điện |
cái |
1 |
163 |
Máy phát điện 1500VA/220V/50HZ |
cái |
1 |
164 |
Đèn măng xông |
cái |
1 |
165 |
Đèn bão |
cái |
2 |
166 |
Loa phóng thanh cầm tay |
cái |
1 |
167 |
Máy vi tính + Máy in |
bộ |
1 |
168 |
Máy thu hình (Tivi) |
cái |
1 |
169 |
Điện thoại |
cái |
1 |
170 |
Bàn làm việc |
cái |
4 |
171 |
Ghế |
cái |
12 |
172 |
Ghế băng |
cái |
3 |
173 |
Tủ đựng tài liệu |
cái |
4 |
174 |
Bảng đen |
cái |
2 |
175 |
Bếp điện |
cái |
1 |
176 |
Lò sưởi điện |
cái |
1 |
VIII |
TÚI Y TẾ THÔN BẢN |
||
1 |
Bom tiêm dùng một lần 5 ml |
cái |
20 |
2 |
Bơm tiêm dùng một lần 10 ml |
cái |
20 |
3 |
Y nhiệt kế 42°C |
cái |
2 |
4 |
Kẹp Korcher thẳng 160mm có mấu và khoá hãm |
cái |
1 |
5 |
Kẹp cong có mấu và khoá hãm 160mm |
cái |
1 |
6 |
Kẹp phẫu tích 160 mm |
cái |
1 |
7 |
Kéo thẳng 160 mm đầu tù |
cái |
1 |
8 |
Thước dây bằng vải tráng nhựa 1,5 m |
cái |
1 |
9 |
Đè lưỡi các loại |
cái |
3 |
10 |
Hộp đựng dụng cụ 220x100x50 mm, nhôm dày 0.85-1mm |
cái |
1 |
11 |
Đèn pin + 2 pin đại |
bộ |
1 |
12 |
Túi đựng dụng cụ gia da xách tay, 3 ngăn, có dây đeo (300x240x100 mm) |
cái |
1 |
13 |
Bông y tế |
gói |
2 |
14 |
Băng vết thương y tế |
cuộn |
2 |
15 |
Các bộ nẹp chân, tay |
bộ |
2 |
16 |
Túi y tế |
bộ |
1 |
IX |
GÓI ĐỠ ĐẺ SẠCH (Tất cả các hạng mục được khử trùng trước khi đóng gói) |
||
|
Cơ số 1 gói |
|
|
1 |
Găng tay y tế |
đôi |
2 |
2 |
Lưỡi dao mổ |
cái |
1 |
3 |
Tấm nylon mềm kích thước 45x70cm |
tấm |
1 |
4 |
Dung dịch iode 0,5% - 5ml |
lọ |
1 |
5 |
Gạc cầu f 40mm |
cái |
2 |
6 |
Xà phòng rửa tay |
miếng |
1 |
7 |
Băng rốn vô khuẩn |
gói |
1 |
8 |
Chỉ buộc rốn dài 30 cm |
sợi |
3 |
9 |
Bông thấm nước |
gói |
1 |
10 |
Tăm bông |
cái |
2 |