ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ XÂY DỰNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
5661/HD-SXD-QLCLXD
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2014
|
HƯỚNG DẪN
VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ Ở RIÊNG LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Nhằm nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của các
chủ đầu tư (CĐT) trong việc tự giác chấp hành các quy định về quản lý trật tự
trong xây dựng tại đô thị, bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo an
toàn tuyệt đối về mọi mặt, cho cả con người lẫn các tài sản liên quan trong quá
trình thi công xây dựng công trình, đồng thời
đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ đầu tư, các bên tham gia xây dựng công
trình và cộng đồng dân cư xung quanh trong quá trình xây dựng, đặc biệt là đối
với những công trình xây chen trong khu dân cư hiện hữu.
Sở Xây dựng hướng dẫn những nội dung chi tiết đến
các CĐT để việc tuân thủ quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng, an
toàn lao động trong quá trình triển khai
xây dựng các công trình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện hoàn chỉnh
ngay từ thực hiện công tác: khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình
xây dựng; quy định về quản lý an toàn,
giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình; quy
định về bảo hành công trình xây dựng.
I. Phần chung:
1. Các văn bản pháp luật liên quan đến quản
lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động trong quá trình triển khai
xây dựng các công trình (khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình
xây dựng; quy định về quản lý an toàn,
giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình; quy
định về bảo hành công trình xây dựng) cần nắm rõ:
STT
|
Các văn bản pháp
luật quy định có liên quan
|
Ghi
chú:
|
1.
|
Quy định
về năng lực tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng:
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của
Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số
83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
12/2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của
Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP của
Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng
công trình;
- Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của
Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây
dựng;
- Quyết định số 87/2004/QĐ-TTG ngày 19/5/2004 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu
nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam;
- Quyết định số 03/2012/QĐ-CP ngày 16/01/2012 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý hoạt động
của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm
theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg;
- Thông tư số 05-2004/TT-BXD ngày 15/9/2004 của
Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà
thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam;
|
|
2.
|
Quy định về quản lý
chất lượng công trình xây dựng:
- Luật Xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7
năm 2004);
- Luật số 38/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của
Chính phủ về Quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của
Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
- Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của
Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng
công trình;
- Chỉ thị 07/2007/CT-BXD ngày 05/11/2007 của Bộ
Xây dựng về tăng cường công tác QLXD đối với các công trình xây dựng nhà cao
tầng;
- Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của
Bộ Xây dựng về Quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động
xây dựng;
- Công văn số 2814/BXB-GĐ ngày 30/12/2013 của Bộ
Xây dựng về kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, báo cáo về tình hình chất
lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 03/2011/TT-BXB ngày 06/4/2011 của
Bộ Xây dựng về Hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều
kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình
xây dựng;
|
|
3.
|
Quy định về an toàn trong thi
công trong xây dựng công trình:
- Luật Xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7
năm 2004);
- Luật Phòng cháy và Chữa cháy (có hiệu lực kể từ
ngày 04 tháng 10 năm 2001);
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm
2005;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của
Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của
Bộ Xây dựng về Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công
trình;
- Chỉ thị số 02/2011/CT-BXD ngày 21/3/2011 của Bộ
Xây dựng về tăng cường thực hiện các quy định đảm bảo AT-VSLĐ và Phòng chống
cháy nổ trong ngành XD;
- Chỉ thị số 03/2013/CT-BXD ngày 11/11/2013 của
Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản lý chất lượng đảm bảo an toàn hệ thống
giàn giáo sử dụng trong thi công xây dựng công trình;
- Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011
của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ
thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động;
- Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005
của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Quy định về sử dụng
cần trục tháp tại các công trường XD trên địa bàn TPHCM; Quyết định số 53/2012/QĐ-UBND
ngày 30/11/2012 của Ủy ban nhân dân
Thành phố về sửa đổi Khoản 2 Điều 4 Quy định về sử dụng cần trục tháp tại các
công trường xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo
Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố;
|
|
4.
|
Quy định
về an toàn môi trường:
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của
Chính phủ về Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định
quy chuẩn quốc gia về môi trường;
|
|
5.
|
Quy định về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng:
- Luật Xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7
năm 2004);
|
|
6.
|
Quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây
dựng:
- Luật Xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7
năm 2004);
- Luật Nhà ở (hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm
2006);
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của
Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của
Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của
Chính phủ về Bảo trì công trình xây dựng;
- Thông tư số 02/2012/TT-BXD ngày 12/6/2012 của
Bộ Xây dựng về Hướng dẫn một số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công
trình; Thông tư số 11/2012/TT-BXD ngày 25/12/2012 của Bộ Xây dựng về Hướng
dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng, công nghiệp vật liệu
xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị;
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của
Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
|
|
7.
|
Quy định về quản lý hoạt động Phòng thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng:
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của
Chính phủ về Quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
- Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 của
Bộ Xây dựng ban hành “Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng”;
- Thông tư số 06/2011/TT-BXB ngày 21/6/2011 của
Bộ Xây dựng về Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính
trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số
55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành
chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng;
|
|
2. Yêu cầu khi khởi công xây dựng:
- Trong mọi trường hợp, CĐT phải thông báo ngày
khởi công bằng văn bản cho Ủy ban nhân
dân phường, xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn 7 ngày làm việc, trước
khi khởi công xây dựng.
- Treo biển báo tại công trường thi công. Nội dung biển
báo bao gồm: số và ngày cấp Giấy phép xây dựng (GPXD) hoặc số và ngày của Kết
quả thẩm định thiết kế cơ sở (đối với các công trình không phải xin GPXD); Quyết
định duyệt dự án đầu tư, Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế-kỹ thuật (nếu
có); quy mô công trình (diện tích, số tầng, số tầng hầm ...); tên chủ đầu tư,
ngày khởi công, ngày dự kiến hoàn thành; tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết
kế; tên đơn vị giám sát thi công; tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy trưởng
công trình; ghi rõ họ tên (kể cả địa chỉ liên lạc, số điện thoại).
- Phải lưu bản sao của GPXD (hay TKCS được thẩm
định, dự án hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật được duyệt) và bản vẽ kèm theo tại
công trình để thuận lợi cho việc kiểm tra.
- Phải thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung đã được quy
định tại GPXD, TKCS được thẩm định hay dự án (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) được
duyệt, đặc biệt các quy định về quản lý chất lượng, an toàn cho người và môi
trường xung quanh trong suốt quá trình thi công.
3. Đảm bảo về năng lực của cá nhân, tổ chức
tham gia xây dựng công trình
- Phải đọc và hiểu rõ các quy định về điều kiện
năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân đặc biệt là đối với dự án
có công trình quy mô lớn, phức tạp, có tầng hầm.
- Đối với cá nhân thực hiện những công việc mà theo
quy định phải có chứng chỉ hành nghề gồm chủ nhiệm khảo sát; chủ trì thiết kế, quy
hoạch; giám sát, phải có chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực; phù hợp với công việc,
loại, cấp công trình. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên
thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công
trình và đáp ứng đủ điều kiện năng lực về thời gian liên tục làm công tác thi
công xây dựng, đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình có cấp công trình,
loại công trình phù hợp theo quy định tại Điều 52 của Nghị định số
12/2009/NĐ-CP.
- Những công việc mà CĐT không đủ năng lực để quyết
định (đánh giá, xem xét hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự thầu, phương án thi công...), CĐT
phải thuê tư vấn đủ năng lực để thẩm tra trước khi phê duyệt;
- Nhà thầu nước ngoài nếu không có Giấy phép đầu tư
hay Giấy chứng nhận đầu tư (lập doanh nghiệp ở Việt Nam), phải xin Giấy phép thầu
xây dựng, Giấy phép thầu tư vấn xây dựng (tùy theo công việc), khi đã được chọn
để thực hiện công việc;
- Việc chọn các đơn vị tư vấn, thầu xây dựng phải
qua công tác đấu thầu theo quy định, nếu dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 30%
trở lên.
II. Các công việc cụ thể:
1. Khi thực hiện khảo sát xây dựng (bao gồm
khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, khảo sát hiện trạng chất lượng các công
trình lân cận):
a) Chọn nhà thầu khảo sát xây dựng:
- Nhà thầu, cá nhân chủ nhiệm khảo sát xây dựng
phải có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm, có đăng ký kinh doanh, có chứng chỉ
hành nghề hoạt động khảo sát xây dựng phù hợp theo quy định tại Điều 45, 46
Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
- Phòng thí nghiệm dùng trong khảo sát phải có
quyết định của Bộ Xây dựng công nhận năng lực thực hiện các phép thử của Phòng
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD); các máy móc thiết bị sử dụng phải
được hiệu chuẩn, còn trong thời hạn sử dụng.
b) Thực hiện khảo sát xây dựng:
- Đơn vị khảo sát (hoặc đơn vị thiết kế) phải lập nhiệm
vụ khảo sát phù hợp với nhiệm vụ thiết kế, được chủ đầu tư phê duyệt và là cơ
sở để lập phương án kỹ thuật khảo sát. Nội dung của nhiệm vụ khảo sát theo quy
định tại Điều 13, 14, 15 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Điều 8, 9 của Thông tư số
10/2013/TT-BXD.
- Căn cứ trên nhiệm vụ khảo sát, nhà thầu khảo sát
có trách nhiệm lập phương án kỹ thuật khảo sát phù
hợp với nhiệm vụ khảo sát được duyệt, phù hợp với các tiêu chuẩn được áp
dụng và phải tính đến quy mô, tính chất công việc, đặc tính kỹ thuật, mức độ phức
tạp của điều kiện tự nhiên tại vùng, địa điểm khảo sát. Nội dung công tác khảo
sát phục vụ các bước thiết kế theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 15 của Nghị
định 15/2013/NĐ-CP, Điều 8, 9 của Thông tư số 10/2013/TT-BXB. Phương án kỹ thuật
khảo sát phải được trình chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện.
- CĐT tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp thực
hiện giám sát công tác khảo sát cả ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm,
theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 16 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Điều 10 của
Thông tư số 10/2013/TT-BXD
- Báo cáo kết quả khảo sát phải được CĐT nghiệm thu
và lập thành biên bản theo Điều 12, 13, 14, 15 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Điều
11, 12 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
2. Khi thực hiện thiết kế công trình:
a) Chọn nhà thầu thiết kế công trình (thẩm tra
thiết kế):
- Việc thiết kế phải do tổ chức thiết kế có đăng ký
kinh doanh, có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng tương ứng với cấp công trình
đảm nhận thiết kế, theo quy định tại Điều 49 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Tổ
chức và cá nhân thiết kế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết
kế, sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công so với Giấy phép
xây dựng hay dự án được duyệt.
- Cá nhân đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm thiết kế, chủ
trì thiết kế phải có chứng chỉ hành nghề và phải có năng lực phù hợp với cấp công
trình được thiết kế, theo quy định tại Điều 47, 48 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
- Tổ chức thẩm tra thiết kế, cá nhân chủ trì thẩm
tra thiết kế phải đảm bảo điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây
dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng
công trình theo quy định tại Điều 48 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
+ Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với
điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thiết
kế xây dựng công trình quy định tại Điều 49 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
b) Thực hiện thiết kế công trình: Thực hiện
theo quy định tại Điều 17, 18, 19, 20,
21, 22 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Điều 3, 6, 13, 14, 15 của Thông tư số
10/2013/TT-BXD; Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 của Thông tư số 13/2013/TT-BXB.
- Tùy theo
tính chất, quy mô của từng loại, cấp công
trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba
bước như sau:
+ Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công
được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ
thuật;
+ Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước
thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự
án đầu tư xây dựng công trình;
+ Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở,
bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với
công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp.
- Các bước thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
phải theo đúng GPXD, dự án được duyệt và trên cơ sở báo cáo kết quả khảo sát đã
được CĐT nghiệm thu theo quy định.
- Trường hợp CĐT ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức
thực hiện thiết kế, CĐT chịu trách nhiệm tổ chức kiểm soát và khớp nối toàn bộ
thiết kế, đảm bảo tính phù hợp, thống nhất, đồng bộ của hồ sơ thiết kế. CĐT có
thể giao cho tổng thầu thiết kế thực hiện nhằm đảm bảo sự xuyên suốt, chính
xác, xử lý kịp thời các phát sinh, đảm bảo hiệu quả của dự án.
- Đối với các công trình thuộc
đối tượng quy định tại Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, CĐT phải thực hiện
tuân thủ quy định về thẩm tra thiết kế
của cơ quan Nhà nước về xây dựng theo quy định
tại Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Thông tư số 13/2013/TT-BXB, trước
khi CĐT thẩm định và phê duyệt thiết kế theo quy
định.
- Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công
trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ
thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thiết kế xây dựng công trình.
- Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng được phê
duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình;
- CĐT tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế
kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán trước khi triển khai lựa
chọn thầu để thực hiện thi công. Trường hợp CĐT không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì phải thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm
tra thiết kế, dự toán công trình, làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt của mình.
- CĐT phải xác lập tính pháp lý của thiết kế bản vẽ
thi công trước khi đưa ra thi công thông qua việc đóng dấu phê duyệt theo mẫu phụ
lục số 4 của Thông tư số 13/2013/TT-BXB quy định
tại Điều 3 của Thông tư số 13/2013/TT-BXB.
- CĐT phải yêu cầu tư vấn thiết kế (hoặc thuê đơn
vị tư vấn) lập quy trình bảo trì công trình. Quy trình bảo trì phải được CĐT
phê duyệt cùng hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Không có
quy trình bảo trì phù hợp, sản phẩm thiết kế không được nghiệm thu.
- Khi điều chỉnh thiết kế, do các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD
thì phải thẩm định, phê duyệt lại thiết kế hạng mục thay đổi hoặc toàn bộ công
trình.
- Nhà thầu thiết kế phải thực hiện lưu trữ hồ sơ thiết
kế theo quy định.
3. Khi tổ chức thi công xây dựng công trình:
Thực hiện theo quy định tại Điều 23, 24,
26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 của Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP, Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28,
29, 30 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD,
Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
a) Việc chọn nhà thầu thi công:
- Chọn nhà thầu có đăng ký kinh doanh, đủ điều kiện
năng lực hoạt động phù hợp với cấp công trình đảm nhận thi công, theo quy định tại
Điều 53 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Chỉ huy trưởng công trình phải có điều kiện
năng lực phù hợp theo quy định tại Điều 52 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
- Riêng trường hợp thi công công việc, hạng mục công
trình hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt (móng cọc, có tầng hầm, ...),
căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BXD: Quy định chi tiết về điều kiện
năng lực trong hoạt động xây dựng để chọn nhà thầu đủ năng lực.
b) Việc triển khai thi công:
- Chỉ được khởi công xây dựng công trình khi đã có
đủ các điều kiện theo quy định và đã có giải pháp thi công đảm bảo an toàn được
duyệt;
- Hệ thống quản lý
chất lượng; kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng công trình trong giai đoạn
thi công: Thực hiện theo quy định tại
Điều 25 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Điều 16 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
+ Nhà thầu thi công có trách nhiệm lập hệ thống
quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm
của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây
dựng;
+ Trước khi thi công xây dựng, chủ đầu tư và các
nhà thầu thi công xây dựng phải thống nhất các nội dung về thống quản lý chất
lượng của chủ đầu tư và của nhà thầu; kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất
lượng công trình trong trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và các đề xuất của nhà thầu,
bao gồm: theo Điều 16 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD;
- CĐT phải yêu cầu tư vấn thiết kế thực hiện việc
giám sát tác giả theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, ngay
khi ký hợp đồng thiết kế.
- Đối với nhà cao tầng có tầng hầm, CĐT phải thuê
tư vấn độc lập để thẩm tra, chấp thuận thiết kế biện pháp thi công móng, tầng
hầm của nhà thầu, trước khi thông qua để triển khai thi công.
- Các công trình xây dựng (không phải nhà ở riêng
lẻ) theo hướng dẫn này đều phải thực hiện chế độ giám sát thi công. CĐT có thể
tự tổ chức giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại
Điều 24, 27 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Điều 19 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD
khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 51 của Nghị định
12/2009/NĐ-CP. Trường hợp CĐT không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây
dựng theo quy định thì CĐT phải chọn tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực
quy định tại Điều 51 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP thực hiện.
- CĐT phải yêu cầu nhà thầu thi công lập hệ thống quan
trắc lún, chuyển vị, biến dạng công trình và các công trình lân cận trong suốt
quá trình thi công xây dựng, có giám sát theo dõi xác nhận, đặc biệt đối với
các công trình có tầng hầm, công trình ngầm.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý dự án, giám sát, thi công
khi phát hiện có dấu hiệu gây ảnh hưởng đến an toàn chất lượng công trình xây
dựng và các công trình lân cận, phải báo cáo ngay đến CĐT để tiến hành khảo sát,
đưa ra các biện pháp xử lý khắc phục. Nếu ảnh hưởng ở mức độ nguy hiểm thì phải
dừng thi công, thông báo và phối hợp với chính quyền địa phương đưa ra các giải
pháp khẩn cấp sơ tán người, xử lý sự cố và phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi
thiệt hại do mình gây ra.
- CĐT tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, bộ
phận công trình xây dựng (giai đoạn thi công xây dựng nêu các bên đã thỏa thuận
trước), các hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng trước khi đưa vào
sử dụng theo quy định tại Điều 31, 32 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Điều 20, 21,
22, 24, 25 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
- Đối với các công trình thuộc đối tượng quy định tại Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP,
CĐT phải thực hiện tuân thủ quy định về
kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình/hạng mục công trình vào sử dụng
theo quy định tại Điều 32 của Nghị định
15/2013/NĐ-CP, Điều 24, 25 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
- Nhà thầu thi công phải lập bản vẽ hoàn công bộ phận,
hạng mục công trình và công trình xây dựng theo quy định Điều 3, 25, 30 của
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Điều 20, 21, 22 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD. Bản
vẽ hoàn công phải được người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công ký
tên, đóng dấu, được người giám sát thi công của CĐT ký tên xác nhận.
- CĐT, nhà thầu thi công phải thực hiện lưu trữ hồ
sơ hoàn công theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Thông tư
số 10/2013/TT-BXD, Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
III. Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt
động xây dựng: Thực hiện theo quy định
tại Điều 5 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày
15/10/2010.
1. Nguyên tắc áp dụng các quy chuẩn, tiêu
chuẩn xây dựng:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc áp dụng
trong các hoạt động xây dựng.
- Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn
xây dựng nước ngoài được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện,
ngoại trừ các tiêu chuẩn được trích dẫn trong quy chuẩn hoặc có quy định bắt
buộc áp dụng tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Việc áp dụng
tiêu chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi của hệ thống
các tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án trong toàn bộ quá trình khảo sát, thí nghiệm,
thiết kế, sản xuất và chế tạo, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng;
+ Phải phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về xây dựng và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của
pháp luật;
+ Trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu được
nêu trong các tiêu chuẩn quốc gia bắt
buộc áp dụng do các bộ, ngành quy định.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân
sách nhà nước, ưu tiên sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia. Trong trường hợp chưa
có tiêu chuẩn quốc gia, người quyết định đầu tư có thể xem xét, chấp thuận tiêu
chuẩn nước ngoài;
- Danh mục các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình
phải được ghi rõ trong quyết định phê duyệt dự án.
2. Thẩm quyền chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn:
Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định và chịu
trách nhiệm về việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở hoặc
hệ thống tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài cho các hoạt động xây dựng do mình quản
lý.
3. Nội dung xem xét, chấp thuận tiêu chuẩn
xây dựng:
- Người quyết định đầu tư tổ chức xem xét và chấp thuận
áp dụng tiêu chuẩn theo thẩm quyền đã nêu ở trên trong quá trình thẩm định và
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
- Nội dung xem xét, chấp thuận tiêu chuẩn: Danh mục
mã số hiệu và tên các tiêu chuẩn; Đối với tiêu chuẩn
hoặc hướng dẫn của nước ngoài, cần có toàn văn tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn dưới dạng bản mềm (files) hoặc bản in, kèm
theo bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh cho phần nội dung sử dụng; Sự đáp ứng
của các tiêu chuẩn so với các yêu cầu về nguyên tắc áp dụng các quy chuẩn, tiêu
chuẩn xây dựng nêu ở trên.
IV. Quản lý vật liệu xây dựng, cấu kiện, vật tư,
thiết bị: Thực hiện theo quy định tại
Điều 3, 24, 25, 26 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Điều 17 của Thông tư số
10/2013/TT-BXD.
- Chủ đầu tư tổ chức thực hiện kiểm tra vật liệu,
cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; thực hiện thí
nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;
- Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện cung
cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp
luật có liên quan;
- Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện các
công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình,
thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo
quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
- Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vật liệu,
sản phẩm, thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng có trách nhiệm:
+ Đảm bảo chất lượng vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu
kiện xây dựng theo tiêu chuẩn được công bố áp dụng và các quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của thiết kế;
+ Cung cấp cho bên giao thầu đầy đủ thông tin, tài liệu
liên quan tới sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản
phẩm, hàng hóa và pháp luật khác có liên quan; đảm bảo quy định về nhãn mác sản
phẩm, hàng hóa;
+ Thực hiện việc chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn theo
quy định của pháp luật và thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng theo yêu cầu
của hợp đồng;
+ Thực hiện các thỏa thuận với bên giao thầu về quy
trình và phương pháp kiểm tra chất lượng vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện
xây dựng trước và trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình cung ứng, sử
dụng, lắp đặt vào công trình.
- Quản lý chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện,
vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình theo quy
định tại Điều 17 Thông tư số 10/2013/TT-BXB;
V. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng: Thực hiện theo quy định tại Điều 3, 8 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP,
Điều 16, 17, 24, 26 của Thông tư số 10 /2013/TT-BXD; Quyết định số
11/2008/QĐ-BXD, Điều 5, 6 của Thông tư 06/2011/TT-BXD, Tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003
- Phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận.
- Các Phòng Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được
Nhà thầu đề xuất sử dụng thực hiện các thí nghiệm trong quá trình thi công phải
được CĐT chấp thuận bằng văn bản.
- Phiếu kết quả thí nghiệm do cơ sở thiết lập theo yêu
cầu của các phép thử, nhưng phải có các thông tin và nội dung cơ bản sau:
+ Tên cơ sở quản lý phòng thí nghiệm;
+ Tên và địa chỉ phòng thí nghiệm, mã số LAS-XD
(ghi theo quyết định công nhận);
+ Số hợp đồng kinh tế hoặc văn bản yêu cầu của đơn
vị yêu cầu thí nghiệm;
+ Tên dự án/công trình/hạng mục công trình được
khảo sát, lấy mẫu, thí nghiệm. Đối với các thí nghiệm phục vụ nghiên cứu/tự
kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất thì ghi rõ mục đích thí nghiệm.
+ Tên cán bộ giám sát của Chủ đầu tư trong quá
trình lẫy mẫu, thí nghiệm;
+ Loại mẫu thí nghiệm;
+ Tiêu chuẩn và thiết bị thí nghiệm;
+ Kết quả thí nghiệm;
+ Thời gian lập phiếu kết quả thí nghiệm;
+ Chữ ký của: nhân viên thí nghiệm và trưởng phòng thí
nghiệm;
+ Chữ ký của người có thẩm quyền và dấu pháp nhân
của cơ sở quản lý phòng thí nghiệm.”
VI. Xử lý tranh chấp, xử lý vi phạm về chất
lượng công trình xây dựng: Thực hiện
theo quy định tại Điều 33 của Nghị định
số 15/2013/NĐ-CP, Điều 34 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
1. Xử lý tranh chấp về chất lượng công trình
xây dựng:
- Khi có đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm,
chất lượng bộ phận công trình và chất lượng công trình xây dựng giữa các chủ thể,
việc giải quyết thực hiện theo trình tự sau:
+ Các bên liên quan có trách nhiệm thương lượng
giải quyết.
+ Trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên có thể
đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây
dựng hướng dẫn giải quyết.
+ Thông qua Tòa án giải quyết theo quy định của hợp
đồng và quy định của pháp luật.
2. Xử lý vi phạm về chất lượng công trình
xây dựng theo nội dung quy định tại Điều
34 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD.
VII. Bảo hành công trình xây dựng: Thực hiện
theo quy định tại Luật Xây dựng, Luật Nhà
ở, Điều 34, 35 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày
15/10/2010)
- Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết
bị công trình có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị. Thời hạn
bảo hành công trình kể từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình,
hạng mục công trình vào sử dụng hoặc căn cứ theo quy định của Hợp đồng xây
dựng, Hợp đồng cung ứng thiết bị nhưng phải tuân theo quy định sau:
- Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt
và cấp I;
- Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn
lại;
- Thời hạn bảo hành công trình nhà ở thực hiện theo
quy định pháp luật về nhà ở:
+ Không ít hơn 60 tháng đối với nhà chung cư từ
chín tầng trở lên và các loại nhà ở khác được đầu tư xây dựng bằng ngân sách
nhà nước;
+ Không ít hơn 36 tháng đối với nhà chung cư từ bốn
đến tám tầng;
+ Không ít hơn 24 tháng đối với nhà ở không thuộc diện
quy định tại hai mục trên.
- Trong thời hạn bảo hành, nhà thầu thi công xây
dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình phải thực hiện việc bảo hành sau
khi nhận được thông báo của chủ đầu tư. Nếu các nhà thầu nêu trên không tiến
hành bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá
nhân khác sửa chữa.
- Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng với các
nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong
bảo hành công trình xây dựng; mức tiền bảo hành và việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả
tiền bảo hành theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
- Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây
dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết
bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng công
trình tương ứng với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo
hành.
VIII. Bảo trì công trình xây dựng: Thực hiện
theo quy định tại Nghị định số
114/2010/NĐ-CP, Thông tư số 02/2012/TT-BXD, Thông tư số 11/2012/TT-BXD.
1. Yêu cầu về bảo trì công trình:
- Công trình và các bộ phận công trình khi đưa vào khai
thác, sử dụng phải được bảo trì theo quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
- Quy trình bảo trì công trình được lập phù hợp với
các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại, cấp công trình và
mục đích sử dụng của công trình.
- Việc bảo trì công trình phải đảm bảo an toàn về người
và tài sản và đảm bảo tối đa sự vận hành liên tục và an toàn của công trình.
2. Trình tự thực hiện bảo trì công trình:
- Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình.
- Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công
trình.
- Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
- Quan trắc đối với các công trình có yêu cầu quan trắc,
- Bảo dưỡng công trình.
- Kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết.
- Sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất.
- Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo trì
công trình:
- Những tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm bảo
trì công trình:
+ Chủ sở hữu công trình;
+ Người quản lý công trình hoặc người sử dụng công trình
khi được chủ sở hữu ủy quyền (sau đây viết tắt là người được ủy quyền);
+ Người sử dụng công trình trong trường hợp chưa
xác định được chủ sở hữu công trình.
- Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì
ngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của
mình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu
chung theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Người có trách nhiệm bảo trì công trình phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực
hiện bảo trì công trình theo các quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
4. Lập quy trình bảo trì công trình:
- Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình:
+ Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm
lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình
do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết kế;
+ Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình
có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị
do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
+ Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình,
nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình không lập được quy trình bảo trì
thì chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực hoạt
động xây dựng theo quy định của pháp luật để lập quy trình bảo trì cho các đối
tượng nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư
vấn.
- Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng
cho từng công trình dân dụng cấp IV, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền của
các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình theo các quy định của
Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
- Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc
có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người được
ủy quyền có thể quyết định sử dụng tiêu chuẩn
kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì
riêng.
IX. Bảo hiểm trong xây dựng công trình:
1. Các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc phải mua
trong đầu tư và xây dựng bao gồm:
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn.
- Bảo hiểm công trình xây dựng.
- Bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ
thi công.
- Bảo hiểm tai nạn đối với người lao động.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
2. Trách nhiệm mua bảo hiểm:
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn: Bên mua bảo
hiểm là các tổ chức (hoặc cá nhân) tư vấn.
- Bảo hiểm công trình xây dựng: Bên mua bảo hiểm là
CĐT. Trường hợp phí bảo hiểm đã được tính vào giá trúng thầu thì nhà thầu thực hiện
việc mua bảo hiểm.
- Bảo hiểm vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công;
bảo hiểm tai nạn đối với người lao động; bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với
người thứ ba: Bên mua bảo hiểm là các doanh nghiệp xây dựng.
Bảo hiểm vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công;
bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba phải được mua cho từng công
trình.
X. Phá dỡ công trình xây dựng: Thực hiện
theo quy định tại Điều 83, 84, 85, 86,
87, 88, 89 của Luật Nhà ở, Điều 86 của Luật Xây dựng, Điều 32 của Nghị định số
12/2009/NĐ-CP, Điều 10 của Thông tư số 03/2009/TT-BXB.
1. Việc phá dỡ công trình, bộ phận công
trình xây dựng được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
+ Giải phóng mặt bằng;
+ Công trình có nguy cơ sụp đổ gây nguy hiểm cho
tính mạng con người và công trình lân cận;
+ Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng
theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Xây dựng;
+ Phần công trình xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây
dựng sai với quy hoạch xây dựng, sai với Giấy phép xây dựng;
+ Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các nguyên
tắc sau:
+ Có quyết định phá dỡ;
+ Có phương án phá dỡ theo quy định;
+ Bảo đảm an toàn cho người và công trình lân cận;
+ Bảo đảm vệ sinh môi trường;
+ Việc phá dỡ phải được giám sát để ngăn chặn những
rủi ro có thể xảy ra.
2. Thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình:
- Ủy ban nhân
dân các cấp quyết định phá dỡ công trình để giải phóng mặt bằng theo quy hoạch
xây dựng và các công trình phải cưỡng chế phá dỡ theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư dự án, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử
dụng công trình quyết định phá dỡ công trình được quy định tại khoản 1 Điều 32 của
Nghị định 12/CP.
3. Phương án phá dỡ công trình:
- Việc phá dỡ công trình
phải được thực hiện theo phương án phá dỡ. Người quyết định phá dỡ công trình có
trách nhiệm phê duyệt phương án phá dỡ.
- Người quyết định phá dỡ công trình có trách nhiệm
tổ chức lập phương án phá dỡ hoặc thuê tư vấn lập phương án phá dỡ công trình.
- Phương án phá dỡ công trình phải thể hiện được
các biện pháp, quy trình phá dỡ; các trang - thiết bị phục vụ phá dỡ, biện pháp
che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh
môi trường, trình tự, tiến độ, kinh phí phá dỡ.
- Việc phá dỡ công trình phải do đơn vị có năng lực
và kinh nghiệm thực hiện. Đơn vị phá dỡ công trình phải thực hiện theo phương án
phá dỡ đã được phê duyệt, bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các công trình
lân cận. Trước khi phá dỡ, đơn vị phá dỡ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và các chủ công trình lân
cận biết.
4. Trong mọi trường hợp, chủ sở hữu (hay
CĐT) phải ký hợp đồng với những đơn vị thi công chuyên ngành, đơn vị phá dỡ
thực hiện thiết kế phần tháo dỡ, có ràng buộc trách nhiệm các bên rõ ràng.
Khi có hộ liền kề (hoặc không liền kề nhưng việc
phá dỡ có thể ảnh hưởng đến công trình), trước khi thi công, CĐT cần thuê tư
vấn để thực hiện việc khảo sát, đo vẽ hiện trạng các công trình lân cận. Kết quả đo vẽ phải được thể hiện bằng bản vẽ, biên
bản hiện trường có chữ ký xác nhận của các hộ liền kề, chủ công trình lân cận. Phương
án phá dỡ phải có sự đồng thuận của các chủ hộ liền kề và chủ các công trình
lân cận; nếu các chủ hộ liền kề và chủ các công trình lân cận không hợp tác
hoặc cố tình gây khó khăn thì cần báo cáo cho chính quyền địa phương để có sự
can thiệp.
XI. An toàn lao động trong thi công xây dựng
công trình: Thực hiện theo quy định tại
Điều 29 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Điều 30 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP,
Thông tư số 22/2010/TT-BXD.
1. CĐT, nhà thầu thi công xây dựng và các đơn
vị có liên quan có trách nhiệm phải tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn
lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy
định tại Điều 29 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Điều 30 của Nghị định
12/2009/NĐ-CP, Thông tư số 22/2010/TT-BXD, Chỉ thị 01/CT-BXD ngày 18/3/2009.
- CĐT yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện tuân thủ quy định quản lý an toàn trong thi công xây
dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định 15/2013/NĐ-CP,
Thông tư số 22/2010/TT-BXD. Trước khi khởi công, Nhà thầu thi công phải lập và
phê duyệt thiết kế biện pháp thi công theo quy
định.
- Đối với các công trình xây dựng có sử dụng cần
trục tháp: CĐT chỉ đạo nhà thầu thi công, quản lý dự án, giám sát phải tuân thủ
theo Quyết định số 73/2011/QĐ-UBNB ngày 15/11/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về sử dụng cần
trục tháp tại các công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
Quyết định số 53/2012/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của Ủy
ban nhân dân thành phố về sửa đổi Khoản 2 Điều 4 Quy định về sử dụng cần
trục tháp tại các công trường xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban
hành kèm theo Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố;
2. Khi lựa chọn nhà thầu, CĐT nên xem thành
tích về ATLĐ của nhà thầu là một trong các tiêu chí xét thầu. Sau khi chọn được
nhà thầu, chủ đầu tư không nên thúc ép về tiến độ lên nhà thầu để công trình
hoàn thành sớm hơn tiến độ trong hợp đồng, vì có thể làm nhà thầu lơ là công
tác đảm bảo an toàn trên công trường.
- Việc tuyển chọn lao động phải thông qua tổ chức khám
sức khỏe theo đúng quy định. Đối với người
làm công việc ở trên cao hoặc làm việc nặng nhọc, độc hại; đơn vị phải bố trí
người có thể lực và sức khỏe phù hợp, định
kỳ cứ 06 tháng phải tổ chức khám lại và phân loại sức khoẻ để tiếp tục sử dụng
cho thích hợp. Tuyệt đối không được sử dụng người có thể lực và sức khỏe không phù hợp, lao động không qua đào tạo nghề
vào làm việc ở những vị trí nguy hiểm (kiểm tra nghiêm ngặt quy trình lắp, dựng
giàn giáo thi công, làm việc trên cao, nơi nguy hiểm tại các công trình xây
dựng nhà cao tầng, hầm sâu, giếng chìm,...).
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cá
nhân cho người lao động đảm bảo chất lượng, phù hợp với công việc của từng
người, đồng thời bắt buộc người lao động phải sử dụng trong khi làm việc. Nơi làm việc của người lao động phải đảm bảo đủ ánh
sáng, gọn gàng, thông thoáng, vệ sinh sạch
sẽ.
- Phải có đầy đủ sổ theo dõi công tác huấn luyện an
toàn lao động, sổ giao việc, nhật ký công tác an toàn lao động, sổ theo dõi trang
cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, sổ giao ca... và phải được ghi chép chặt chẽ,
hàng ngày tại công trình đang thi công (do đội hoặc ban chỉ huy công trình trực
tiếp quản lý).
- Đối với các công trình có nhiều nhà thầu phụ cùng
thi công phải thành lập Ban chỉ huy thống nhất và xây dựng quy chế phối hợp trong
công tác an toàn - vệ sinh lao động; đồng thời thực hiện chế độ tự kiểm tra, báo
cáo tình hình đảm bảo an toàn lao động tại công trình hàng ngày cho Ban chỉ huy
thống nhất.
- Tất cả các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng theo quy định
tại Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ Lao động - Thương
binh & Xã hội, đồng thời phải xây dựng nội quy vận hành an toàn niêm yết
tại vị trí máy, thiết bị.
- Phải yêu cầu nhà thầu tổ chức hiệu quả công tác huấn
luyện ATLĐ cho công nhân theo đúng quy định. Đối với công nhân sử dụng thiết bị
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được huấn luyện và cấp thẻ an toàn theo
quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao
động-Thương binh & Xã hội.
- Mỗi công trường cần có cán bộ theo dõi ATLĐ được đào
tạo nghiệp vụ, có năng lực tổ chức các hoạt động về ATLĐ trên công trường. Lập
đầy đủ và quản lý có hiệu quả hồ sơ theo dõi ATLĐ của công trường.
- CĐT phải yêu cầu tư vấn giám sát quan tâm đến
việc đảm bảo an toàn trên công trường, có ý kiến để nhà thầu khắc phục các
thiếu sót hoặc báo cáo với CĐT để có biện pháp chấn chỉnh.
3. Mặt bằng công trường xây dựng:
- Thiết kế và phê duyệt tổng mặt bằng công trường
xây dựng:
+ Nhà thầu thi công phải lập thiết kế và phê duyệt tổng
mặt bằng công trường xây dựng trước khi triển khai thi công, theo Thông tư số
22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ Xây dựng.
+ Đối với công trường có sử dụng cần trục tháp,
thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng phải thể hiện giới hạn vùng nguy
hiểm vật rơi do việc lắp dựng, nâng hạ vận hành cần trục.
- Niêm yết sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây
dựng: Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 của Luật Xây
dựng. Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, kích thước
tối thiểu bằng khổ A0 với vật liệu khó bị hư hỏng, bạc màu khi thấm nước, mưa, nắng.
Trong nội dung sơ đồ tổng mặt bằng phải đảm bảo có các nội dung sau:
+ Hình chiếu bằng phạm vi di chuyển của tay cần và đối
trọng của cần trục tháp;
+ Hình chiếu bằng vùng nguy hiểm vật rơi khi cần
trục hoạt động;
+ Thời gian hoạt động của cần trục tháp tương ứng
khi vùng nguy hiểm vật rơi vượt ra khỏi phạm vi công trường, xây dựng;
+ Vị trí cần trục tháp ở trạng thái nghỉ (không
hoạt động), phải thể hiện cả tay cần và đối trọng;
+ Tên và số điện thoại liên lạc của người có trách nhiệm
thuộc đơn vị thi công và đơn vị chủ quản cần trục.
- Trong trường hợp khi vận hành cần trục tháp, vùng
nguy hiểm vật rơi vượt ra khỏi phạm vi công trường xây dựng, CĐT công trình tổ chức
lập, phê duyệt kế hoạch vận hành cần trục, trong đó phải xác định rõ các thông
tin:
+ Thời gian cụ thể mà khi vận hành, vùng nguy hiểm vật
rơi do các bộ phận của cần trục và vật tải tạo ra vượt ra khỏi phạm vi công trường
xây dựng;
+ Phạm vi đường giao thông công cộng, những công trình
hạ tầng kỹ thuật (truyền tải điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc...) và các
công trình khác nằm trong vùng nguy hiểm vật rơi;
+ Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, công trình trong
vùng nguy hiểm vật rơi ngoài phạm vi công trường xây dựng.
+ Trên cơ sở kế hoạch đã có, chủ đầu tư phải liên
hệ trước với Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố, Tổng Công ty Điện lực
thành phố TNHH Một thành viên, Sở Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi có công trình để
phối hợp thực hiện các công tác đảm bảo an toàn như ngăn đường giao thông, di
dời tạm thời người trong các công trình trong vùng nguy hiểm, tổ chức rào chắn,
đặt biển báo, làm mái che bảo vệ trong suốt thời gian vận hành.
Trước khi tiến hành bất kỳ công tác lắp dựng, nâng hạ,
tháo dỡ cần trục, cần tổ chức cuộc họp giữa tất cả các thành phần tham gia công
tác như: tổng thầu, công nhân vận hành cần trục, công nhân vận hành kích thủy
lực, nhóm công nhân thao tác nâng - hạ cần trục, cán bộ giám sát an toàn, cán
bộ chỉ huy công tác v.v... Phải phân công cụ thể công việc cho các bộ phận; việc
phối hợp lẫn nhau, kiểm tra lại tất cả các thiết bị, dụng cụ sẽ sử dụng cho
thao tác; chú ý đến điều kiện thời tiết tại thời điểm tiến hành công tác.
Khi có tai nạn lao động xảy ra, phải nhanh chóng tổ
chức cứu nạn, giữ nguyên hiện trường (nếu có thể), có biện pháp phòng ngừa tai nạn
tiếp diễn và báo cáo ngay cho Sở Lao động - Thương binh & Xã hội và chính
quyền địa phương để giải quyết.
XII. Đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô
thị khi xây dựng công trình: Thực hiện theo quy
định tại Điều 31 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và các văn bản khác có
liên quan.
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện
các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo
vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế
thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô
thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi
quy định.
- Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế
thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
- Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách
nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện
bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm
tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà
thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ
đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây
dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
- Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường
trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
2. CĐT phải có biện pháp giữ vệ sinh khu vực
xung quanh công trường thi công, không để đất, cát và các loại rác thải khác
rơi vãi trên mặt đường, vỉa hè. Phải có biện pháp che chắn, kiểm soát bụi, tiếng
ồn thoát ra trong quá trình thi công.
CĐT phải bảo vệ nguồn nước sạch của thành phố. Khi
đấu nối với hệ thống nước của thành phố, hoặc khoan giếng lấy nước ngầm, phải
xin phép cơ quan có thẩm quyền.
Trong suốt quá trình thi công, phải có biện pháp
đảm bảo tiêu, thoát nước, không được gây
ngập úng, ô nhiễm môi trường tại mặt bằng thi công và khu vực. Trường hợp thi
công cọc khoan nhồi, phải có biện pháp lọc sạch bentonite và đất bùn trước khi
xả nước thải vào hệ thống cống chung.
Hàng rào, lưới bao che công trình phải đảm bảo tính
thẩm mỹ, nhất là ở các khu vực đường phố chính, trung tâm thành phố.
Khu vệ sinh tạm thời phục vụ thi công: nhà thầu
phải có trách nhiệm bố trí khu vệ sinh tạm thời trong suốt quá trình thi công
công trình. Khu vệ sinh phải đặt ở vị trí phù hợp, không làm mất mỹ quan, không
ảnh hưởng môi trường xung quanh. Nước, chất thải từ khu vệ sinh tạm phải được
thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn nước thải ra hệ thống cống chung.
XIII. Sự cố công trình, giải quyết sự cố công trình: Thực hiện theo quy định tại Điều 36, 37, 38, 39, 40 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Điều 31 của Thông
tư số 10/2013/TT-BXD, Thông tư số 02/2014/TT-BXD.
1. Sự cố công trình xây dựng, giải quyết sự
cố thực hiện theo quy định theo Điều 36,
37, 38, 39, 40 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Điều 31 của Thông tư số
10/2013/TT-BXD.
a) Phân loại, phân cấp sự cố trong quá trình thi
công và sử dụng trình xây dựng:
- Các loại sự cố trong thi công xây dựng và khai thác,
sử dụng công trình xây dựng (gọi chung là sự cố), bao gồm: Sự cố công trình
(công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm, công trình lân cận); sự
cố mất an toàn lao động của người hoặc thiết bị thi công xây dựng; sự cố cháy,
nổ xảy ra trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
xây dựng.
- Cấp sự cố được chia thành bốn cấp theo mức độ
thiệt hại về người và vật chất, bao gồm: cấp đặc biệt nghiêm trọng, cấp I, cấp
II và cấp III.
b) Báo cáo sự cố công trình xây dựng:
- Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng phương pháp nhanh
nhất chủ đầu tư phải báo cáo tóm tắt về sự cố cho Ủy
ban nhân dân cấp xã-phường nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình,
Ủy ban nhân dân cấp xã-phường ngay sau
khi nhận được thông tin phải báo cáo cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện-quận và Sở Xây dựng về sự cố.
- Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu
tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban
nhân dân cấp huyện-quận nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có
thiệt hại về người thì chủ đầu tư còn phải gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên
quan.
- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng các cấp được
quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.
c) Giải quyết sự cố công trình xây dựng:
- Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công
xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm,
cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy
hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo
cáo theo quy định (tại Điều 37 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP).
- Việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố phải được
sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Được thực hiện theo phương án đảm bảo an toàn an toàn
cho người, tài sản và các công trình lân cận;
+ Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan
chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ
công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu
dọn.
- Sự cố phải được xác định đúng nguyên nhân để khắc
phục triệt để, đảm bảo chất lượng công trình theo quy định của thiết kế. Sau khi
khắc phục sự cố, công trình được thi công tiếp hoặc đưa vào sử dụng phải có ý
kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên
quan.
d) Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
- Thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự cố
được quy định như sau:
+ Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý
công trình chuyên ngành và Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp đặc biệt nghiêm trọng và sự cố
cấp I.
Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập Ủy ban điều tra sự cố để
giám định nguyên nhân và xử lý các vấn đề liên quan đối với các sự cố cấp đặc
biệt nghiêm trọng.
+ Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân đối với các sự cố cấp II, cấp III trên
địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể
đề nghị Bộ quản lý công trình chuyên ngành phối hợp hoặc tổ chức thực hiện giám
định nguyên nhân sự cố khi cần thiết.
- Nội dung thực hiện giám định nguyên nhân sự cố:
+ Thu thập hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có
liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố;
+ Đánh giá mức độ an toàn của công trình sau sự cố;
+ Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân
có liên quan;
+ Đề ra biện pháp ngăn ngừa các sự cố tương tự;
+ Lập hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố, bao gồm:
Báo cáo giám định nguyên nhân sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình
thực hiện giám định nguyên nhân sự cố.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức
giám định nguyên nhân sự cố có thể trực tiếp thực hiện giám định hoặc chỉ định
tổ chức kiểm định có năng lực phù hợp thực hiện giám định sự cố.
- Chủ đầu tư, các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công
xây dựng công trình có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
- Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có hành động ngăn
cản, can thiệp vào quá trình giám định nguyên nhân sự cố của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền.
e) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng: Chủ đầu tư, chủ
sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội
dung sau:
- Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung:
tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng công trình,
thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng công trình
khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người, về vật chất; sơ bộ về
nguyên nhân sự cố.
- Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng
công trình liên quan đến sự cố.
- Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.
- Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết
sự cố.
2. Trường hợp xảy ra sự cố công trình, CĐT
cần thực hiện theo trình tự sau:
- Tổ chức cấp cứu người bị nạn, cô lập hiện trường,
có biện pháp ngăn ngừa sự cố tiếp diễn. Ghi nhận lại hiện trường sự cố, quay phim,
chụp ảnh.
- Ngưng ngay mọi hoạt động thi công trên công
trường.
- Báo ngay cho UBND
phường - xã, UBND quận - huyện, Sở Xây dựng nơi xảy ra sự cố để được giúp đỡ.
- Trường hợp công trình lân cận bị ảnh hưởng do sự cố,
CĐT cùng chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình lân cận liên hệ Ủy ban nhân dân phường để được hướng dẫn giải quyết
theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BXD,
tiến hành kiểm tra công trình bị ảnh hưởng, đánh giá hư hại.
- Lưu ý: Trong mọi trường hợp, dù chỉ qua
ghi nhận trực quan (chưa kiểm định), nhưng nhận thấy công trình bị ảnh hưởng có
tình trạng mất an toàn hay nguy hiểm, Chủ đầu tư cần liên hệ với Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi có công trình để
được hỗ trợ trong việc di dời ngay người cư ngụ và tài sản ra khỏi công trình. Việc
khắc phục, thương lượng đền bù sẽ giải quyết sau.
XIV. Tổ chức thực hiện:
Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số
707/HD-SXD-QLCLXB ngày 05/02/2009 của Sở Xây dựng về Các chủ đầu tư khi triển
khai đầu tư xây dựng công trình (không phải là nhà ở riêng lẻ) trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, và sẽ được Sở Xây dựng hay Ủy ban nhân dân các quận -
huyện gửi đến từng CĐT và các đơn vị có liên quan khi được cấp GPXD, được phê
duyệt dự án. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc có thể liên hệ các
Phòng Quản lý đô thị Quận, Huyện hoặc Sở Xây dựng thành phố (Phòng Quản lý Chất
lượng Công trình xây dựng) để được hướng dẫn thêm./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng (để báo cáo);
- UBND Thành phố (để báo cáo);
- UBND các Quận, Huyện (để phổ biến rộng
rãi);
- Sở GTVT, TT&TT, TNMT, NNPTNT, Công thương; LĐTBXH;
- Các chủ đầu tư;
- Giám đốc Sở (để báo cáo);
- Các Phó Giám đốc Sở;
- Phòng CPXB, PTN&TTBDS, TĐTKCS (để phổ biến theo quy định);
- Thanh tra Xây dựng (để kiểm tra);
- Lưu: VT, P.QLCLCTXD.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phan Đức Nhạn
|