Hướng dẫn 51/HD-TLĐ về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động năm 2022 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu | 51/HD-TLĐ |
Ngày ban hành | 08/03/2022 |
Ngày có hiệu lực | 08/03/2022 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký | Ngọ Duy Hiểu |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính |
TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/HD-TLĐ |
Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2022 |
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG NĂM 2022
Quán triệt Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư;
Thực hiện Quyết định số 04/QĐ-HĐPH ngày 12/01/2022 của Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trung ương phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2022; Quyết định số 36/QĐ-BTP ngày 12/01/2022 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022,
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2022 trong hệ thống Công đoàn như sau:
1. Hướng dẫn thống nhất trong hệ thống công đoàn các nội dung cơ bản, trọng tâm nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ; đảm bảo tuyên truyền, phổ biến đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
2. Phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cán bộ công đoàn thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ; chú trọng đối tượng công nhân lao động (CNLĐ) tại doanh nghiệp theo phương châm hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, PBGDPL và hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL của Tổng Liên đoàn, hệ thống văn phòng, trung tâm, tổ tư vấn pháp luật của hệ thống Công đoàn.
3. Bám sát nội dung, yêu cầu đổi mới công tác tuyên truyền, PBGDPL trong điều kiện hiện nay phù hợp với tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN, PBGDPL TRONG CNVCLĐ
1. Nội dung pháp luật trọng tâm cần tuyên truyền
1.1. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những nội dung có tác động lớn đến xã hội, được dư luận quan tâm như: phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, biển đảo; gia đình, trẻ em....
1.2. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam như: pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống dịch Covid-19....
1.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước, của tổ chức Công đoàn Việt Nam liên quan đến hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho CNLĐ; các chính sách phục hồi thị trường lao động, việc làm, phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
1.4. Chú ý định hướng dư luận trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có tác động lớn đến quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động, tổ chức Công đoàn Việt Nam, đặc biệt trong quá trình xây dựng, sửa đổi một số luật trong năm 2022 như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổng kết 10 năm thực hiện Luật Công đoàn và sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn...
1.5. Tuyên truyền, phổ biến các điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết có ảnh hưởng đến NLĐ ở doanh nghiệp.
2. Giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật
2.1. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, PBGDPL, tư vấn pháp luật, báo cáo viên pháp luật.
2.2. Củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL của Tổng Liên đoàn; nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng, trung tâm, tổ tư vấn pháp luật của tổ chức Công đoàn.
2.3. Chú trọng chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; chất lượng ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể với những nội dung có lợi hơn quy định của pháp luật cho đoàn viên, người lao động.
2.4. Tích cực hưởng ứng và chủ động tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 09/11; thời gian cao điểm tổ chức hoạt động từ ngày 01/11 đến ngày 09/11; khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp1.
2.5. Tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền, PBGDPL: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, nền tảng internet, mạng xã hội; phát huy vai trò của báo chí trong tuyên truyền, PBGDPL; kết hợp linh hoạt hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật truyền thống (sử dụng hệ thống loa truyền thanh nội bộ; bảng tin; cô động trực quan; tài liệu đa dạng; tủ sách pháp luật tại cơ sở; phối hợp hoạt động của tổ tự quản công nhân khu nhà trọ, đội công nhân nòng cốt tại doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền...)
2.6. Triển khai có hiệu quả các Chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với các bộ, ngành, đoàn thể trung ương2; các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố rà soát việc ký kết và thực hiện Chương trình phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể tại địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL.
2.7. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ; phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách cho CNLĐ của người sử dụng lao động; chuẩn bị các nội dung phục vụ công tác kiểm tra theo hướng dẫn của Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương và báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp3.
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1.1. Giao Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn: tổ chức tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách của Tổng Liên đoàn có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ; tham mưu kiện toàn Hội Hội đồng phối hợp PBGDPL của Tổng Liên đoàn và đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Tổng Liên đoàn; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tình hình triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNVCLĐ.
1.2. Giao Ban Chính sách - pháp luật Tổng Liên đoàn: nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến người lao động; chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách cho CNLĐ của người sử dụng lao động.