Hướng dẫn 4307/HD-UBND năm 2014 thực hiện đánh giá các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số hiệu 4307/HD-UBND
Ngày ban hành 02/12/2014
Ngày có hiệu lực 02/12/2014
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Quân Chính
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4307/HD-UBND

Quảng Trị, ngày 02 tháng 12 năm 2014

 

HƯỚNG DẪN

VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; để có cơ sở trong việc đánh giá mức độ hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới của các xã, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Hướng dẫn việc thực hiện đánh giá các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn tỉnh như sau:

NHÓM 1: QUY HOẠCH

1. Tiêu chí số 1 (Quy hoạch)

Mục

Nội dung

Chỉ tiêu đánh giá

Mức độ đánh giá

1

Lập quy hoạch

- Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT- BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường;

- Quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các thôn.

Đạt

2

Công khai quy hoạch

- Có công bố, trưng bày niêm yết công khai quy hoạch, các bản vẽ quy hoạch theo quy định;

- Hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới quy hoạch đối với các công trình hạ tầng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Đạt

3

Quản lý, thực hiện quy hoạch

Có Quy chế quản lý quy hoạch được UBND cấp huyện, thị xã phê duyệt.

Đạt

Phương pháp đánh giá: Xã được đánh giá là đạt tiêu chí Quy hoạch khi đạt cả 03 nội dung nêu trên.

NHÓM 2: HẠ TẦNG KINH TẾ- XÃ HỘI

2. Tiêu chí số 2 (Giao thông)

Mục

Nội dung

Chỉ tiêu đánh giá

Mức độ đánh giá

1

Đường trục xã, liên xã (2.1)

100% chiều dài đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa (Tiêu chuẩn đường cấp AH, có nền đường 6,5m, mặt đường 3,5m, lề đường 1,5m x 2 bên; Tiêu chuẩn đường cấp A có nền đường 5m (trong điều kiện khó khăn 4m), mặt đường 3,5m (trong điều kiện khó khăn 3m )1

 Đạt

2

Đường trục thôn (2.2)

- 70% đường trục thôn được cứng hóa (Tiêu chuẩn đường cấp A có nền đường 5m (trong điều kiện khó khăn 4m), mặt đường 3,5m (trong điều kiện khó khăn 3m); Tiêu chuẩn đường cấp B có nền đường 4m, mặt đường 3m, trong điều kiện địa hình khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng có thể giảm chiều rộng nền đường còn 3,5m, mặt đường còn 2,5m)2;

- Trong trường hợp đường đang sử dụng, điều kiện đầu tư đang khó khăn thì cần cắm mốc nền đường theo quy hoạch, khi có điều kiện sẽ tiếp tục mở rộng. Nếu mặt đường đạt 80% theo quy định và đảm bảo các điều kiện trên thì coi là đạt tiêu chí tuyển đó.

Đạt

3

Đường ngõ, xóm (2.3)

100% Đường ngõ, xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa (Tiêu chuẩn đường cấp B). Trong trường hợp đường đang sử dụng; điều kiện đầu tư đang khó khăn thì cần cắm mốc nền đường theo quy hoạch, bố trí điểm tránh và đỗ xe ô tô dọc tuyến. Nếu mặt đường đạt 80% theo quy định và đảm bảo các điều kiện trên thì coi là đạt tiêu chí tuyến đó.

Đạt

4

Đường trục chính nội đồng
(2.4)

70% Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (Tiêu chuẩn đường B hoặc C có nền đường 4m, mặt đường 3m, trong điều kiện khó khăn thì có thể áp dụng nền đường rộng 3,5m, mặt đường rộng 2,5m)3

Đạt

* Phương pháp đánh giá:

- Trên cơ sở quy định nêu trên, UBND các xã tính toán tỷ lệ đạt chuẩn (Hiện trạng đạt chuẩn/nhu cầu cần xây dựng), nếu đạt tỷ lệ theo nội dung bảng đánh giá thì đánh giá đạt, nếu chưa đạt thì đánh giá không đạt;

- Xã được đánh giá là đạt tiêu chí giao thông khi đạt cả 04 nội dung (2.1, 2.2, 2.3 và 2.4).

* Giải thích từ ngữ:

- Cứng hóa là đường được trải nhựa, trải bê tông, lát bằng gạch, đá xẻ hoặc trải cấp phối có lu lèn bằng đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xỉ;

- Các loại đường giao thông nông thôn:

+ Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn;

+ Đường trục thôn là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;

+ Đường ngõ, xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;

+ Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung của thôn, xã.

* Các yêu cầu trong xây dựng đường giao thông:

- Đối với đường xây dựng mới: Các xã phải căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế được cấp trên phân bổ và giao chỉ tiêu hàng năm để xác định công trình ưu tiên, lộ trình thực hiện cho phù hợp. Nếu nguồn lực có hạn thì tập trung hoàn thành cắm mốc nền đường theo quy hoạch, xây dựng mặt đường nhỏ hơn, khi có điều kiện sẽ tiếp tục mở rộng đủ quy hoạch;

- Đối với đường đang sử dụng: Nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng theo quy định thì có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích 2 bên để mở rộng mặt đường, đồng thời nâng cấp tạo các điểm tránh xe thuận lợi dọc tuyến (cần quy hoạch các bãi đỗ xe để các hộ có xe ô tô có thể gửi xe thuận lợi). Nếu mặt đường đảm bảo 80% theo quy định và đảm bảo các điều kiện trên thì được xem là đạt tiêu chí tuyến đó.

3. Tiêu chí số 3 (Thủy lợi)

Mục

Nội dung

Chỉ tiêu đánh giá

Mức độ đánh giá

1

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh (3.1)

Số lượng các trạm bơm, kênh mương tưới tiêu, cống nội đồng chính của xã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh (chủ động tưới tiêu cho các vùng sản xuất)

Đạt

2

Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa (3.2)

85% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa

Đạt

* Phương pháp đánh giá: Xã được đánh giá là đạt tiêu chí thủy lợi khi đạt cả 02 nội dung (3.1 và 3.2).

* Giải thích từ ngữ:

a) Kiên cố hóa là gia cố kênh mương bằng các vật liệu (đá xây, gạch xây, bê tông, composite) để bảo đảm kênh mương hoạt động ổn định, bền vững. Trường hợp tưới tiêu bằng đường ống cố định cũng được coi là kiên cố hóa.

[...]