Hướng dẫn 4231/HD-BHXH năm 2014 thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu | 4231/HD-BHXH |
Ngày ban hành | 05/11/2014 |
Ngày có hiệu lực | 05/11/2014 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Người ký | Nguyễn Thị Minh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BẢO HIỂM XÃ HỘI
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4231/HD-BHXH |
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014 |
Trong thời gian qua, công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đã có nhiều chuyển biến tích cực; các phong trào thi đua yêu nước trong Ngành được tổ chức thường xuyên, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành; công tác khen thưởng đã cơ bản đi vào nền nếp, kịp thời động viên các tập thể và các cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác; việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt được quan tâm và bước đầu tổ chức nhân rộng tại các cụm thi đua, tạo động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, phong trào thi đua trong toàn Ngành còn chưa đồng đều, có nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, chưa cụ thể hóa và gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Vẫn còn tình trạng khen thưởng thiếu chính xác, chưa kịp thời; tỷ lệ khen thưởng cho viên chức trực tiếp thực thi nhiệm vụ còn thấp; việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chưa cao; biện pháp tuyên truyền thiếu đồng bộ... làm hạn chế động lực phấn đấu của các tập thể và công chức, viên chức trong Ngành.
Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số đơn vị, nhất là người đứng đầu còn chưa đầy đủ, toàn diện. Bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị chưa ổn định, năng lực tham mưu của người làm công tác này còn hạn chế.
Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Kế hoạch số 19/KH-HĐTĐKT ngày 13/8/2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng, đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Ngành trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế, BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh), các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
a) Cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong Ngành tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch và các nội dung biện pháp cụ thể để quán triệt, triển khai đồng bộ, tuyên truyền có hiệu quả các nội dung Chỉ thị 34-CT/TW, Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, nâng cao nhận thức trong tư tưởng và hành động, từ đó thống nhất trong tổ chức thực hiện, tạo ra chuyển biến rõ nét trong công tác thi đua, khen thưởng.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước với nội dung và hình thức thiết thực, phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngành.
c) Tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
a) BHXH các tỉnh, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phát động, triển khai phong trào thi đua khi đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng tham gia và tiêu chí đánh giá thi đua. Phong trào thi đua phải gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách của Ngành và của đơn vị với những mục tiêu thi đua cụ thể, tiêu chí đánh giá thi đua rõ ràng làm cơ sở cho việc sơ kết, tổng kết phong trào thi đua. Chống mọi biểu hiện hình thức và chạy theo thành tích trong tổ chức phong trào thi đua.
Phong trào thi đua cần được phát động, tổ chức thực hiện với các hình thức phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện. Cùng với việc tổ chức phát động phong trào thi đua hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao, BHXH các tỉnh, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để giải quyết những vấn đề khó khăn, cấp bách, đồng thời đánh giá, rà soát những phong trào thi đua còn hình thức, chưa có tác dụng thiết thực để điều chỉnh cho phù hợp.
b) Phong trào thi đua phải được tổ chức sâu rộng và thực hiện hiệu quả ngay từ cơ sở, tạo nền tảng sức mạnh to lớn của đơn vị và của toàn Ngành. Từ mục tiêu chung của Ngành, đơn vị, mỗi bộ phận trong đơn vị, từng tập thể nhỏ và người lao động cần xác định rõ ràng, cụ thể chỉ tiêu thi đua gắn với nhiệm vụ của tập thể, cá nhân để thực hiện trong mỗi công việc hàng ngày, từ đó, phát huy tính sáng tạo, đề ra giải pháp công tác thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng đơn vị và toàn Ngành phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch công tác trong nhiệm vụ chính trị được giao.
c) Thông qua các phong trào thi đua tăng cường phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến phải được thực hiện từ cơ sở và thực hiện đồng bộ cả 4 khâu: phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân điển hình tiên tiến. Các đơn vị phải có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới trong từng năm và trong từng giai đoạn; phấn đấu mỗi đơn vị, lĩnh vực công tác lựa chọn được các điển hình tiêu biểu, xuất sắc toàn diện để phổ biến, nêu gương và nhân rộng.
Các giải pháp, kinh nghiệm công tác tốt đem lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ phải được kịp thời phổ biến nhân rộng ngay từ cơ sở; lựa chọn các mô hình điểm xuất sắc trong từng mặt công tác để tổ chức cho các bộ phận cùng thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực công tác đó thuộc các đơn vị trong cụm thi đua hoặc trong Ngành tham quan, học tập để nâng cao hiệu quả việc nhân rộng.
d) Tổ chức đăng ký thi đua cùng các điển hình tiên tiến để các phong trào thi đua thực sự phát huy tác dụng và đi vào chiều sâu. Đây là nội dung trọng tâm trong đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua hiện nay và qua đó đánh giá tính hiệu quả, thiết thực của các phong trào thi đua yêu nước của các đơn vị và của Ngành. Các điển hình tiên tiến phải thực sự tiêu biểu, dẫn đầu trong phong trào thi đua của Ngành.
e) Thường xuyên thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời.
3. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng
a) Công tác khen thưởng phải bảo đảm chính xác theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành, khen thưởng phải đảm bảo công khai, minh bạch trong đánh giá thành tích, khen thưởng và đề nghị khen thưởng; khen thưởng phải kịp thời nhằm khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân thực sự tiêu biểu. Đề cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trong việc phát hiện những điển hình tiên tiến để khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
b) Theo dõi sát việc thực hiện kế hoạch công tác, phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ để kịp thời khen thưởng và đề nghị khen thưởng. Chú trọng khen thưởng viên chức và người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Quan tâm khen thưởng tập thể, cá nhân ở cơ sở và ở những lĩnh vực có nhiều khó khăn nhưng đã vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tránh tình trạng chỉ tập trung khen thưởng cho cán bộ lãnh đạo.
c) Bộ phận làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong Ngành phối hợp với các bộ phận liên quan xem xét, đề nghị khen thưởng kịp thời cho các tập thể, công chức, viên chức, người lao động của Ngành khi có thành tích đột xuất và khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
d) Chủ động xem xét, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể, cá nhân ngoài Ngành hoặc tổ chức và người nước ngoài có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển sự nghiệp BHXH góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển hệ thống an sinh xã hội của đất nước.
đ) Tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong công tác khen thưởng.
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước
a) Các cấp, các đơn vị trong Ngành xây dựng kế hoạch tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và các gương điển hình tiên tiến, tạo khí thế thi đua sôi nổi, lấy gương người tốt, việc tốt để hạn chế, đẩy lùi các mặt tiêu cực trong Ngành và trong xã hội. Đổi mới, đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
b) Ban Tuyên truyền, Báo, Tạp chí của Ngành và cán bộ làm công tác tuyên truyền tại các đơn vị phải nắm rõ nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu thi đua để tuyên truyền và xác định việc tuyên truyền, phổ biến các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tuyên truyền. Mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền các phong trào thi đua có hiệu quả, các gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực công tác và trong đời sống của đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành.
c) Kết hợp hài hòa công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: báo cáo viên, tuyên truyền viên, lồng ghép tuyên truyền qua hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở cơ sở, qua các tác phẩm, tiểu phẩm về thi đua, khen thưởng.
d) Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, các gương điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.