Hướng dẫn 40-HD/BTGTW năm 2017 thực hiện Chương trình bồi dưỡng chuyên đề "Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam" (dùng bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân) do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành

Số hiệu 40-HD/BTGTW
Ngày ban hành 01/09/2017
Ngày có hiệu lực 01/09/2017
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ban Tuyên giáo Trung ương
Người ký Phạm Văn Linh
Lĩnh vực Giáo dục

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số 40-HD/BTGTW

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2017

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN ĐỀ “CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM”
(dùng bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân)

l. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Giúp người học hiểu được những vấn đề cơ bản và chung nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong lịch sử; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn mới.

- Phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và hành động, sáng tạo, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

II. ĐỐI TƯỢNG.

- Cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

- Hội viên, đoàn viên các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở.

- Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình gồm 04 chuyên đề sau:

1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - cơ sở hình thành và phát triển

2. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong lịch sử

3. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới

4. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn mới

Ngoài 04 chuyên đề quy định thống nhất chung, tùy theo đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở tổ chức nghe một số báo cáo về: Lịch sử địa phương, những cá nhân, tập thtiên tiến trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thông báo thời sự, chính sách mới. Tổ chức cho người học đi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, danh lam, thắng cảnh, để bổ sung thêm nhng hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.

IV. TỔ CHỨC LỚP HỌC

Có thể mở chung cho các đối tượng (nêu ở mục II), nhưng tốt nhất là mở lớp cho từng loại đối tượng. Có thể tổ chức lớp tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc theo các đơn vị cơ sở, cụm cơ sở (xã, phường, thị trấn, trường học...).

Bố trí thời gian cần thiết để người học trao đổi, thảo luận, xác định rõ tránh nhiệm của bản thân.

V. THỜI GIAN MỞ LỚP: 03 ngày

- Giảng 04 chuyên đề (mỗi bài 1 buổi): 02 ngày

- Trao đổi, thảo luận, thực hành: 0,5 ngày

- Nghe báo cáo bổ sung, hoặc tham quan thực tế: 0,5 ngày

VI. CHỈ ĐẠO MỞ LỚP

Chương trình bồi dưỡng chuyên đề “Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” được thực hiện thống nhất trong cả nước.

Ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy có hình thức hướng dẫn thích hợp thực hiện chương trình sát với tình hình địa phương; giúp đội ngũ giảng viên nắm vững nội dung và phương pháp giảng dạy các bài trong chương trình.

Việc mở lớp do cấp ủy quận, huyện và tương đương trực tiếp chỉ đạo. Ban tuyên giáo, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có trách nhiệm tham mưu về nội dung và đề xuất danh sách giảng viên để cấp ủy quyết định. Ban tuyên giáo cùng với ban tổ chức, văn phòng cấp ủy và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch mở lớp.

Sau mỗi lớp học, trung tâm cùng với ban tuyên giáo, ban tổ chức và văn phòng cấp ủy đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, báo cáo cấp ủy cấp huyện và ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy. Tiếp tục theo dõi học viên vận dụng, phát huy kết quả học tập trong hoạt động thực tiễn.

[...]