UBND TỈNH LONG AN
BAN THI ĐUA-KHEN THƯỞNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 303/TĐKT-NV
|
Tân An, ngày 18
tháng 07 năm 2006
|
HƯỚNG DẪN
THỰC
HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Thi hành Chỉ thị số 10/2006/CT-UBND ngày
28/4/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số
121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ; Căn cứ hướng dẫn số 56/TĐKT-HD-V1
ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
Căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ thực tế của công tác thi đua, khen
thưởng ở địa phương, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh hướng dẫn thực hiện một số
quy định trong công tác thi đua, khen thưởng như sau:
1. Về điều kiện xét
thi đua, khen thưởng:
a. Về quản lý xét thi
đua, khen thưởng:
Nguyên tắc chung: Tổ
chức và cá nhân Cán bộ-công chức-viên chức (CBCCVC) hiện do đơn vị nào quản lý
biên chế-tiền lương do nơi đó xem xét thi đua, khen thưởng (TĐ, KT).
Trường hợp người mới
chuyển đến (bất kể thời gian là bao lâu): Do đơn vị đang quản lý xem xét trên
cơ sở ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý cũ.
Trường hợp người được
biệt phái, trưng dụng… sang làm việc ở nơi khác thì vẫn do đơn vị đang quản lý
biên chế-tiền lương xem xét trên cơ sở nhận xét của đơn vị tiếp nhận biệt phái,
trưng dụng…
Đối với các đối tượng
trực tiếp thực hiện các chuyên đề thi đua do UBND tỉnh hoặc UBND huyện (thị xã)
phát động và có quy định cụ thể về nơi xét trình khen thưởng thì thực hiện việc
xét khen thưởng theo quy định đó.
b. Về thời gian làm
việc:
- Tổ chức và cá nhân
phải có thời gian làm việc liên tục từ 10 tháng trở lên mới được xét thi đua,
khen thưởng.
- Không xét thi đua,
khen thưởng đối với người có thời gian nghỉ việc liên tục từ 02 tháng trở lên
bất kể vì lý do gì.
- Trường hợp người đi
học tại chức có thời gian học mỗi đợt không quá 02 tháng vẫn được xét TĐ, KT.
2. Về mối quan hệ
giữa danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng:
a. Nguyên tắc chung:
Danh hiệu thi đua là
cơ sở để xem xét tất cả các hình thức khen thưởng. Để được công nhận danh hiệu
thi đua ở mức cao hơn thì phải đạt các danh hiệu ở mức thấp.
Ví dụ: Để đề nghị
khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng CP cho anh A thì tại năm xét đề nghị anh A
phải đạt Lao động tiên tiến (LĐTT), Chiến sĩ thi đua (CSTĐ) cấp cơ sở hoặc Bằng
khen (BK) của Chủ tịch UBND tỉnh.
Để đề nghị chị B đạt
danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh thì chị B phải được công nhận đạt LĐTT và CSTĐ cấp cơ
sở.
b. Về quy mô tập thể
được xét công nhận các danh hiệu thi đua tập thể:
- Danh hiệu Tập thể
Lao động tiên tiến và Tập thể Lao động xuất sắc:
Hai danh hiệu này
được xét công nhận đối với các tập thể nhỏ như: Phòng, Ban và đơn vị tương
đương thuộc các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh; tổ chức bên trong các cơ sở Giáo
dục - Đào tạo, cơ sở Y tế như: Phòng, Khoa, Tổ, Bộ phận…; tổ chức bên trong các
doanh nghiệp như: Tổ, Đội, Phòng, Phân xưởng, Xí nghiệp…
- Danh hiệu Cờ thi
đua:
Danh hiệu này được
xét công nhận đối với các tập thể có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản
riêng như: Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh; nhân dân và cán bộ huyện, thị xã;
nhân dân và cán bộ xã, phường, thị trấn; các Phòng, Ban, Đoàn thể cấp huyện và
thị xã; các doanh nghiệp; các cơ sở GD - ĐT và cơ sở Y tế (Trường học, Bệnh viện,
Trung tâm…)
3. Về mối quan hệ
giữa khen thưởng thành tích toàn diện cả năm với khen thưởng thành tích chuyên
đề và thành tích đột xuất:
- Nguyên tắc chung:
CBCCVC đã được khen thưởng thành tích chuyên đề, thành tích giai đoạn (3 năm, 5
năm…) thì vẫn được xét công nhận các danh hiệu thi đua trong năm. Nhưng không
được xét khen thưởng thành tích toàn diện cả năm với cùng một mức khen.
Ví dụ: Ông A đã được
khen thưởng thành tích chuyên đề ở mức GK thì vẫn được xét khen lên mức BK hoặc
mức cao hơn. Nếu đã được khen ở mức BK của Chủ tịch UBND tỉnh rồi thì không
tiếp tục đề nghị mức BK của Chủ tịch UBND tỉnh, nhưng vẫn được xét khen lên BK
của Thủ tướng CP hoặc Huân chương Lao động (HCLĐ).
- Đối tượng được xét
khen thưởng thành tích chuyên đề chủ yếu phải là nhân dân và CBCCVC chuyên
trách chuyên đề đó. CBCCNV chuyên trách chuyên đề được khen thưởng thành tích
thực hiện chuyên đề đó xem như đã được khen thưởng thành tích toàn diện.
- Người được khen
thưởng thành tích đột xuất vẫn được xét công nhận danh hiệu thi đua và khen
thưởng.
4. Về tiêu chuẩn xét
thi đua, khen thưởng:
Tiêu chuẩn đối với
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thực hiện theo Luật Thi đua,
Khen thưởng và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP.
Riêng tiêu chuẩn danh
hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, danh hiệu này là nền tảng rất quan trọng để
xem xét đề nghị các mức khen thưởng cao hơn, do vậy cần nắm vững tiêu chuẩn
này. Tiêu chuẩn CSTĐ cấp cơ sở được quy định tại điều 23 của Luật Thi đua, Khen
thưởng và điều 13 của Nghị định số 121/2005/NĐ-CP như sau:
- Phải đạt danh hiệu
Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến.
- Có sáng kiến cải
tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu
quả công tác, hoặc mưu trí sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật hoặc việc áp dụng công nghệ mới phải được Hội đồng khoa học (Hội đồng
sáng kiến) cấp cơ sở công nhận.
Tiêu chuẩn này được
hiểu và thực hiện thống nhất như sau:
- Là các cá nhân tiêu
biểu trong số những người đạt danh hiệu LĐTT của đơn vị.
- Có những mặt công
tác thể hiện rõ tính sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực được tập thể đơn
vị đánh giá cao.
Không nên đặt nặng
yêu cầu phải có công trình, đề tài khoa học hoặc bằng phát minh, sáng chế…
Trong quá trình công tác, lao động thì từ cán bộ kỹ thuật đến nhân viên phục vụ
bình thường đều có những việc làm thể hiện tính sáng tạo.
- Những sáng kiến đó
phải được Hội đồng khoa học (Hội đồng sáng kiến) cấp cơ sở công nhận. Ở những
nơi không có các loại hình tổ chức tương tự thì do Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng của đơn vị trực tiếp quản lý xét công nhận.
Trong hồ sơ đề nghị
công nhận danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở (kể cả cấp tỉnh và cấp toàn quốc) phải có
đính kèm theo báo cáo riêng về sáng kiến của cá nhân và có ý kiến xác nhận của
Hội đồng khoa học hoặc Hội đồng TĐ-KT của đơn vị (Nếu có các văn bản chứng nhận
của các tổ chức chuyên môn khác thì sao gởi kèm theo).
5. Về mức độ và cơ
cấu xét thi đua, khen thưởng:
a. Về mức độ xét thi
đua, khen thưởng:
Danh hiệu LĐTT không
khống chế mức độ xét công nhận, có thể có đến 100% CBCCVC trong đơn vị được
công nhận danh hiệu này. Đối với các danh hiệu và hình thức khen thưởng khác,
để bảo đảm tính tiêu biểu (vượt trội) của đối tượng được khen thưởng và khả
năng Quỹ khen thưởng được trích lập nên cần phải có sự xem xét, chọn lọc một
cách nghiêm túc, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh định hướng mức độ xem xét như
sau:
- Cờ thi đua của UBND
tỉnh: Không quá 10% tập thể.
- Bằng khen đối với
tập thể: Không quá 15% tập thể.
- Tập thể LĐXS: Không
quá 20% tập thể.
- Tập thể LĐTT: Không
quá 30% tập thể.
- Giấy khen đối với
tập thể: Không quá 30% tập thể.
- Bằng khen đối với
cá nhân: Không quá 10% cá nhân đạt LĐTT.
- CSTĐ cấp cơ sở:
Không quá 20% cá nhân đạt LĐTT.
- Giấy khen đối với
cá nhân: Không quá 30% cá nhân đạt LĐTT.
Tỷ lệ trên tính trong
tổng thể số tập thể và cá nhân của đơn vị, sau đó đánh giá tình hình hoạt động
của từng đơn vị nhỏ để cân đối và định hướng cho từng đơn vị xét đề nghị (không
tính tỷ lệ ở từng đơn vị nhỏ để tính định mức riêng lẻ).
Trên đây là định
hướng chung của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, các địa phương, đơn vị căn cứ
vào thực tế phong trào thi đua, mức độ thành tích đạt được và khả năng của quỹ
khen thưởng được trích lập để xác định mức độ xét TĐ, KT theo thẩm quyền của
cấp mình cho phù hợp.
b. Về cơ cấu xét thi
đua, khen thưởng:
Nhằm thúc đẩy phong
trào thi đua sâu rộng trong mọi đối tượng CBCCVC, trong xét TĐ, KT các địa
phương, đơn vị phải bảo đảm có cơ cấu hợp lý giữa các đối tượng CBCCVC. Ban Thi
đua - Khen thưởng tỉnh hướng dẫn về cơ cấu xét TĐ, KT như sau:
- Nguyên tắc chung:
Căn cứ vào mức độ thành tích đạt được theo chức trách được giao của từng đối
tượng để xét TĐ, KT.
- Phương pháp: Phân
định thành từng nhóm để xem xét trên cơ sở so sách tương quan thành tích giữa
các cá nhân có cùng chức trách được giao. Có thể phân định thành các nhóm để
xét riêng như sau:
+ Các cán bộ lãnh
đạo, Cán bộ quản lý.
+ Các cán bộ cấp
Trưởng - Phó Phòng và tương đương.
+ Các Chuyên viên,
Cán sự, Trợ lý…
+ Nhân viên, Phục vụ…
6. Về thẩm quyền
quyết định công nhận các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng:
a. Chủ tịch UBND cấp
xã, phường, thị trấn (cấp xã):
Công nhận danh hiệu
LĐTT, công nhận Gia đình văn hóa, tặng thưởng Giấy khen.
b. Giám đốc các doanh
nghiệp:
Công nhận các danh
hiệu LĐTT, CSTĐ cấp cơ sở, Tập thể Lao động tiên tiến (TT LĐTT) và tặng thưởng
Giấy khen.
c. Chủ tịch UBND cấp
huyện, thị xã (cấp huyện):
Công nhận các danh
hiệu LĐTT, CSTĐ cấp cơ sở, Tập thể LĐTT, Ấp, Khu phố Văn hóa và tặng thưởng
Giấy khen.
d. Thủ trưởng các cơ
quan cấp tỉnh (Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể):
Công nhận các danh
hiệu LĐTT, CSTĐ cấp cơ sở, TT LĐTT và tặng thưởng Giấy khen.
đ. Chủ tịch UBND
tỉnh:
Công nhận danh hiệu
CSTĐ cấp tỉnh, TT LĐXS, Đơn vị Quyết thắng, Cờ thi đua của UBND tỉnh và tặng
thưởng Bằng khen.
Lưu ý: Quyết định công nhận
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của địa phương,
đơn vị cho cá nhân là Thủ trưởng địa phương, đơn vị thì do cấp Phó ký thay.
Ví dụ: - Công nhận
Giám đốc Sở đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở do Phó Giám đốc ký thay Giám đốc.
- Tặng thưởng Giấy
khen cho Chủ tịch UBND huyện do Phó Chủ tịch ký thay Chủ tịch.
7. Về thời gian xét
và quyết định danh hiệu thi đua, khen thưởng:
a. Đối với tập thể
cấp huyện, cấp xã, các đơn vị trực tiếp thực hiện chỉ tiêu cụ thể của địa
phương, đơn vị, các doanh nghiệp, các Cụm thi đua và Khối thi đua của tỉnh:
Phải xem xét từ sau thời điểm kết thúc năm (31/12).
b. Đối với các đơn vị
còn lại: Được tổ chức đánh giá kết quả thi đua và xét khen thưởng từ đầu tháng
11 của năm (không cần chờ đến hết năm).
UBND tỉnh giải quyết
công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng thành tích hàng năm: Từ tháng 11 năm
trước đến ngày 31/3 năm kế tiếp.
8. Về chế độ tiền
thưởng:
a. Nguyên tắc chung:
Nơi nào quyết định khen, nơi đó chi tiền thưởng.
b. Đối tượng được
công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng chỉ nhận phần tiền thưởng ở một mức
thưởng nào cao nhất.
c. Đối tượng được
công nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có cùng mức tiền thưởng
thì được nhận tiền thưởng ở cấp có thẩm quyền cao hơn.
d. Đối với các doanh
nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ quỹ Phúc
lợi-Khen thưởng của đơn vị đối với tất cả các danh hiệu và hình thức khen
thưởng.
Trường hợp được khen
thưởng thành tích chuyên đề và đột xuất thì nơi nào quyết định (UBND các cấp
hoặc các cơ quan có thẩm quyền theo quy định) nơi đó có trách nhiệm chi tiền
thưởng.
Tất cả các trường hợp
được khen thưởng bậc cao từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên thì do
UBND tỉnh chi thưởng.
Lưu ý: - Đối với danh hiệu
Gia đình văn hóa: Chỉ xét tặng thưởng Giấy khen kèm theo tiền thưởng cho một số
Gia đình văn hóa tiêu biểu (vì hiện nay Quỹ khen thưởng của cấp xã chưa thể
thưởng tiền kèm theo Giấy công nhận cho tất cả các gia đình đạt danh hiệu Gia
đình văn hóa).
- Hình thức thưởng
chủ yếu là bằng tiền mặt. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, ý nghĩa của thành tích
đạt được và đối tượng được khen thưởng mà có thể áp dụng thưởng bằng hiện vật
có giá trị tương đương theo quy định đối với hình thức khen thưởng đó. Ví dụ:
Khen thưởng cho người có thành tích đóng góp tiền xây dựng Nhà tình nghĩa…
- Bên cạnh việc sử
dụng Quỹ khen thưởng được trích lập theo quy định chung, các đơn vị cần huy
động thêm các nguồn kinh phí khác để phục vụ cho công tác khen thưởng như: Từ
các loại Quỹ chuyên đề (Khuyến nông, ANTT, Phòng chống thiên tai, Khuyến học…);
từ các chương trình, kế hoạch, dự án… có bố trí kinh phí hoạt động tuyên dương
khen thưởng; từ các nguồn vận động đóng góp hợp pháp khác.
9. Về hồ sơ thực hiện
công tác thi đua, khen thưởng:
(Có các loại biểu mẫu
đính kèm theo hướng dẫn này).
Trên đây là hướng dẫn
thực hiện một số quy định về công tác thi đua, khen thưởng, Ban Thi đua - Khen
thưởng tỉnh đề nghị các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện tốt. Trong quá
trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần liên hệ với Ban Thi đua - Khen
thưởng tỉnh để giải quyết được kịp thời và thống nhất chung trong toàn tỉnh./.
Nơi nhận:
-
CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các TV HĐ TĐKT tỉnh;
- Các CQ cấp tỉnh và các DN;
- UBND, TĐKT huyện-thị;
- Phòng NCTH VP.UBND tỉnh;
- CB, CV Ban TĐKT tỉnh;
- Lưu: VT, D.
|
TRƯỞNG BAN
Phạm Văn Dũng
|