ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2514/HD-UBND
|
Hà Giang, ngày 05
tháng 07 năm 2014
|
HƯỚNG DẪN
THỰC
HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 49/2010/NĐ-CP NGÀY 14/5/2010 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ
74/2013/NĐ-CP NGÀY 15/7/2013 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
49/2010/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC
TẬP
Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010
của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế
thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ
năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015;
Căn cứ Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ Quy định về
miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với
cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học
2014 - 2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số Điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP;
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh hướng dẫn một số điểm
về thực hiện cấp bù kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo
Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
I. Một số điểm lưu ý về hồ sơ để
miễn, giảm học phí và chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập
1. UBND cấp xã/phường/thị trấn (sau đây viết
chung là cấp xã) có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo
kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm cho các đối tượng: học sinh
THPT và học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục
đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo (theo mẫu
đính kèm).
2. UBND cấp xã không cấp giấy chứng nhận hộ
nghèo cho đối tượng là trẻ em mẫu giáo, học sinh Tiểu học và THCS có cha mẹ thuộc
diện hộ nghèo. Việc xét duyệt và thẩm định hồ sơ của các cơ quan chức năng đối
với đối tượng được hưởng căn cứ Quyết định công nhận hộ nghèo, cận nghèo hàng
năm của Chủ tịch UBND huyện/thành phố, xã trên cơ sở Quyết định phê duyệt kết
quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
3. Đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ
thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí
học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan theo mẫu quy định tại
Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.
4. Đối với học sinh đào tạo theo địa chỉ được
ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo thì không được hưởng chính sách này.
5. Người học thuộc diện miễn, giảm học phí
và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian
học tập của cấp học. Riêng đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ
cận nghèo, thì hàng năm phải nộp bổ sung Giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để
làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp
theo.
II. Trách nhiệm xét duyệt đối tượng
được hưởng và thẩm định hồ sơ đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non,
phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học công lập
1. Trẻ em, học sinh trường mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở
- Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thành lập Hội
đồng xét duyệt của trường do Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó là Chủ tịch Hội đồng;
thành viên là Chủ tịch Công đoàn trường, đại diện UBND xã, cán bộ đoàn đội nhà
trường, giáo viên chủ nhiệm lớp có trẻ em, học sinh được hưởng chế độ, để xét
duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí
học tập gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- UBND huyện/thành phố (sau đây viết tắt là UBND
huyện) thành lập Hội đồng thẩm định do Trưởng hoặc Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo
là Chủ tịch hội đồng, thành viên là đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng
Lao động - TBXH và cán bộ nghiệp vụ của Phòng Giáo dục đào tạo để thẩm định đối
tượng. Căn cứ kết quả thẩm định, Phòng Giáo dục và Đào tạo trình UBND huyện ban
hành quyết định phê duyệt danh sách học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ
sở được miễn, giảm 50%, 70% học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
2. Học sinh các trường THPT và các cơ sở giáo dục
trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý
- Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thành lập Hội
đồng xét duyệt của trường do Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó là Chủ tịch Hội đồng;
thành viên là Chủ tịch Công đoàn trường, Bí thư hoặc Phó Bí thư đoàn trường,
giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh được hưởng chế độ, để xét duyệt đối tượng
và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi
Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng thẩm định
đối tượng, thành viên của hội đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định. Căn cứ
kết quả thẩm định, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định phê duyệt danh
sách học sinh THPT được miễn, giảm 50%, 70% học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
3. Học sinh, học viên, sinh viên ở các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh
Hiệu trưởng có trách nhiệm thành lập Hội đồng xét
duyệt của trường do Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó là Chủ tịch Hội đồng; thành viên
là đại diện Công đoàn trường, Bí thư hoặc Phó Bí thư đoàn trường, đại diện các
phòng nghiệp vụ liên quan để xét duyệt và thẩm định đối tượng.
Căn cứ kết quả thẩm định, Hiệu trưởng ra quyết định
miễn, giảm 50%, 70% học phí đối với học sinh, sinh viên và học viên theo học tại
trường.
4. Hàng năm các Hội đồng tổ chức xét duyệt
rà soát, đối chiếu số đối tượng được đang hưởng, đối tượng mới hưởng, lập danh
sách gửi cơ quan thẩm định theo quy định tại Thông tư liên tịch số
20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH và theo hướng dẫn này.
Trường hợp có sự điều chỉnh tăng (giảm) đối tượng
thuộc diện được hưởng chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, Hội
đồng xét duyệt của các trường tổ chức xét duyệt bổ sung cho đối tượng tăng thêm
và báo cáo số học sinh không còn đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ để
cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh giảm.
5. Lưu ý: Đối với đối tượng ngoài công lập
thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số
20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
III. Phương thức cấp bù tiền miễn,
giảm học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập
1. Kinh phí thực hiện cấp bù miễn, giảm học
phí được cấp trực tiếp cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề
nghiệp và các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh được
ngân sách tỉnh cấp hàng năm theo hình thức giao dự toán. Việc phân bổ dự toán
kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp và các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng được
thực hiện đồng thời với thời điểm phân bố dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
2. Đối với học sinh cử tuyển, kinh phí cấp
bù miễn, giảm học phí được giao về cơ quan, đơn vị được có trách nhiệm ký kết hợp
đồng đào tạo cử tuyển với các cơ sở giáo dục đại học ngoài tỉnh.
3. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền học
phí miễn, giảm cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và
giáo dục chuyên nghiệp, đại học công lập được hạch toán vào tài khoản thu học
phí của cơ sở này và được tự chủ sử dụng theo quy định hiện hành về chế độ tự
chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Hướng dẫn số 11/HD-STC ngày
16/8/2013 của Sở Tài chính, hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn thu
học phí của cơ sở giáo dục và đào tạo công lập.
IV. Phương thức chi trả tiền hỗ
trợ chi phí đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ
thông công lập
1. Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm
chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho
cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo.
2. Cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm
chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho
cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh; hoặc mua sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng
học tập cho học sinh sau khi thống nhất bằng văn bản với phụ huynh học sinh (Biên
bản thống nhất theo từng năm học, có chữ ký của tất cả phụ huynh (hoặc người
nuôi dưỡng) tham gia cuộc họp).
* Trường hợp nhà trường thống nhất với phụ huynh học
sinh sử dụng kinh phí hỗ trợ chi phí học tập để mua sách giáo khoa, vở viết và
đồ dùng học tập cho học sinh của các cơ sở giáo dục phổ thông phải tuân thủ các
quy định sau:
2.1 Về trình tự thực hiện
- Nhà trường phải căn cứ đăng ký chi tiết danh mục
đề nghị mua sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập của từng gia đình học sinh
và thống nhất với phụ huynh học sinh bằng văn bản. Sau đó thực hiện mua sách
giáo khoa, vở viết và đồ dùng học tập cho học sinh (mua cho cả năm học).
- Số kinh phí hỗ trợ chi phí học tập còn lại của mỗi
học sinh sau khi trừ đi chi phí mua sách, vở viết, đồ dùng học tập cho học sinh
đó được chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh.
Nếu sang học kỳ II của năm học, căn cứ kết quả công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo
năm trước của xã, học sinh không còn thuộc diện con hộ nghèo thì không chi trả
trực tiền mặt số tiền hỗ trợ chi phí học tập còn lại (nếu có) cho cha mẹ hoặc
người giám hộ học sinh.
- Cơ sở giáo dục công lập tính toán cụ thể nhu cầu
thiết yếu về sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập của từng lớp học, cấp học
để xác định chính xác chi phí mua sách, vở viết, đồ dùng học tập cho học sinh.
Làm căn cứ để xác định số kinh phí hỗ trợ chi phí học tập còn lại của mỗi học
sinh để chi trả cho phụ huynh học sinh.
- Không được chi trả số tiền hỗ trợ chi phí học tập
còn lại cho học sinh theo mức bình quân.
2.2. Về số lượng vở viết, danh mục sách giáo
khoa và đồ dùng học tập
Chậm nhất ngày 01/8 hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo
phải ban hành văn bản quy định chi tiết danh mục sách giáo khoa, giấy vở, đồ
dùng học tập của học sinh theo hướng:
- Quy định chi tiết danh mục đầu sách cần thiết phải
có của mỗi lớp. Hướng dẫn cụ thể đối với học sinh tham gia học theo chương
trình mới và chương trình cũ.
- Quy định số lượng giấy vở tối thiểu cần thiết/học
sinh/lớp/năm học phù hợp từng cấp học.
- Quy định chi tiết về số lượng và danh mục đồ dùng
học tập thiết yếu, không thể thiếu của từng bậc học (Tiểu học, THCS, THPT) và của
từng lớp trong mỗi cấp học, bậc học.
Căn cứ số lượng và danh mục sách giáo khoa, vở viết,
đồ dùng học tập do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định, Phòng Giáo dục và Đào tạo
có trách nhiệm hướng dẫn các trường thống nhất với phụ huynh học sinh để đăng
ký danh mục mua sắm.
2.3. Về hình thức mua sắm
Tổ chức đấu thầu hoặc xét chọn nhà thầu theo đúng
các văn bản quy định sau:
- Trường hợp tiến hành thẩm định kế hoạch đấu thầu
từ ngày 14/8/2014 trở về trước: Thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu năm
2013 và Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc
đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan
nhà nước, các tổ và đơn vị vũ trang nhân dân; Hướng dẫn số 06/HD-STC ngày
31/8/2012, số 07/HD-STC ngày 15/11/2012 và số 09/STC-GDN ngày 20/6/2013 của Sở
Tài chính.
- Trường hợp tiến hành thẩm định kế hoạch đấu thầu
từ ngày 15/8/2014 trở về sau: Thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu năm
2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
2.4. Việc cấp phát sách giáo khoa, vở viết, đồ
dùng học tập cho học sinh
Yêu cầu các đơn vị dự toán trường học phải mở sổ
sách theo dõi số sách giáo khoa, vở viết mua theo hợp đồng và số lượng thực tế
cấp phát cho học sinh.
Danh sách cấp phát cho học sinh phải chi tiết theo
danh mục tên đầu sách (không cấp phát theo bộ); số lượng vở, số lượng và danh mục
của từng đồ dùng học tập, đơn giá, giá trị mua có ký nhận của học sinh.
Khuyến khích các cơ sở giáo dục phổ thông vận động
học sinh tặng lại sách giáo khoa cho nhà trường khi kết thúc năm học, đưa sách
do học sinh quyên tặng vào quản lý trong thư viện nhà trường để cho học sinh
con hộ cận nghèo mượn, đảm bảo học sinh có sách học khi đến trường.
3. Cơ sở giáo dục thường xuyên do Sở Giáo dục
và Đào tạo quản lý (Trung tâm Giáo dục thường xuyên) chịu trách nhiệm chi trả,
quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho đối tượng
được hưởng.
V. Tổ chức thực hiện
1. Hướng dẫn được thực hiện kể từ ngày ký
ban hành, thay thế Hướng dẫn số 55/UBND-KTTH ngày 01/6/2011 và văn bản số
1566/UBND-VX ngày 21/6/2011 của UBND tỉnh.
2. Các đối tượng thuộc diện được miễn giảm học
phí và hỗ trợ chi phí học tập mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ
khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.
3. Học sinh, sinh viên, học viên thuộc diện
được miễn, giảm học phí nếu đồng thời học ở nhiều cơ sở giáo dục hoặc nhiều
khoa, nhiều ngành trong cùng một trường thì được hưởng một chế độ ưu đãi.
4. Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm
học phí đối với học sinh, sinh viên, học viên trong trường hợp đã hưởng chế độ
này tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học.
5. Không áp dụng chế độ miễn, giảm học phí đối
với trường hợp đang hưởng lương và sinh hoạt phí khi đi học, các trường hợp học
sau đại học (trừ đối tượng quy định tại Khoản 10, Điều 4 của Thông tư liên tịch
số 20/2014/TTLT-BGDĐT- BTC-BLĐTBXH).
6. Thực hiện công khai tài chính về tình
hình chi trả chế độ của trẻ em, học sinh tại cuộc họp với phụ huynh hoặc người
giám hộ ngay trong năm học. Hình thức và nội dung công khai theo quy định hiện
hành.
7. Những nội dung khác không hướng dẫn tại
văn bản này thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số
20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội.
8. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có
vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, huyện, thành phố phản ảnh kịp thời về Sở
Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- TTr Tỉnh ủy; TTr HĐND Tỉnh;
- Các Ban: VHXH, DT, KTNS-HĐND tỉnh;
- Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính; Lao
động Thương binh và Xã hội, Y tế, Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn (thực hiện);
- Kho bạc Nhà nước tỉnh (thực hiện);
- UBND huyện, thành phố (thực hiện);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đàm Văn Bông
|
PHỤ LỤC
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HỌC SINH, SINH VIÊN
THUỘC HỘ NGHÈO
(kèm theo Hướng dẫn số ……. /HD-UBND ngày 05/8/2004 của UBND tỉnh Hà Giang)
UBND HUYỆN------(1)--------
UBND XÃ----------(2)----------
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/UB-VX
|
……(3), ngày
tháng năm 20….(4)
|
GIẤY CHỨNG NHẬN HỌC
SINH, SINH VIÊN
THUỘC HỘ NGHÈÒ, CẬN NGHÈO
UBND
xã....................................................................................
xác nhận:
- Anh (chị)
- Sinh ngày…….tháng……năm
- Hộ khẩu thường
trú…………………………………………………………………
- Là con (em) ông (bà)
- Gia đình ông (bà) đang thuộc diện hộ…………………xác
định năm...............
- Theo sổ danh sách hộ nghèo của xã
đang quản lý
-Số thứ tự ……… trong sổ theo dõi năm
…………… Mã số ………… (nếu có)
- Đề nghị Nhà trường thực hiện chế độ
học bổng và các chính sách trợ cấp xã hội cho anh (chị)……………………theo quy định
./.
Nơi nhận:
-……………;
-……………;
- Lưu: VT,….(5). A.XX(6).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH
(Chữ ký, dấu)
Hoàng Văn A
|
Ghi chú:
(1) Tên huyện,
thành phố thuộc tỉnh;
(2) Tên xã, phường, thị trấn thuộc huyện.
(3) Địa danh xã.
(4) Năm ban hành.
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản
lưu (nếu cần).
(6) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).