Hướng dẫn 1305/HD-TLĐ năm 2017 thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

Số hiệu 1305/HD-TLĐ
Ngày ban hành 15/08/2017
Ngày có hiệu lực 15/08/2017
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Phan Văn Anh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước

TNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1305/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2017

 

HƯỚNG DẪN

THU KINH KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN KHU VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH QUA TÀI KHOẢN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM.

- Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012;

- Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;

- Căn cứ Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn;

- Căn cứ Quy chế phi hp số 480/QCPH-TLĐ-VIETINBANK ngày 24/09/2016 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã triển khai xây dựng phần mềm thu kinh phí công đoàn của các đơn vị sản xuất kinh doanh qua Tài khoản của Tổng Liên đoàn mở tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức thực hiện như sau:

I. Cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xây dựng phần mềm phục vụ cho việc thu, quản lý và chuyển trả nguồn kinh phí công đoàn của các đơn vị sản xuất kinh doanh cho các cấp công đoàn.

- Thực hiện việc thu kinh phí qua tài khoản như sau:

Tên Tài khoản nhận kinh phí công đoàn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Số Tài khoản: 117001366668

tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Thực hiện cấp trả cho công đoàn cơ sở khi doanh nghiệp, đơn vị thực hiện đóng kinh phí công đoàn (theo chế độ 24h kể từ khi doanh nghiệp, đơn vị nộp kinh phí công đoàn).

- Hàng tháng cấp trả phần kinh phí cấp trên được sử dụng cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và phần kinh phí công đoàn thu từ các doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn.

- Phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chỉ đạo các chi nhánh trên toàn quốc triển khai việc thu kinh phí công đoàn.

II. LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

- Chủ động lựa chọn chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản của đơn vị mình. Phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản cho các công đoàn cơ sở thuộc cấp mình quản lý tài chính cho phù hợp (VietinBank cấp số tài khoản cho các đơn vị, các đơn vị hoàn thiện hồ sơ mở tài khoản khi thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền đi).

- Phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương tiến hành nhập danh sách các doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn và doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn) cũng như các đơn vị được cấp trả kinh phí công đoàn phải đảm bảo đầy đủ dữ liệu: Mã số thuế của Doanh nghiệp nộp, số Tài khoản của Công đoàn cơ sở, số tiền phải đóng kinh phí công đoàn trong năm.

- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động cấp quận, huyện và cấp trên trực tiếp cơ sở triển khai việc đóng kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn tới các doanh nghiệp, đơn vị thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn.

- Hàng tháng cấp trả phần kinh phí cho Liên đoàn Lao động cấp quận, huyện và cấp trên trực tiếp cơ sở theo phân phối nguồn thu tại đơn vị. Khi nhận được phần kinh phí công đoàn của doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn thực hiện chi cho người lao động tại doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn.

- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động cấp quận, huyện; cấp trên trực tiếp cơ sở; công đoàn cơ sở đôn đốc doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn và Thông báo tới các doanh nghiệp, đơn vị thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn do cấp mình quản lý.

III. Liên đoàn Lao động cấp quận, huyện; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

- Chủ động lựa chọn chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản của đơn vị mình. Phi hp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương để mở tài khoản cho các công đoàn cơ sở thuộc cấp mình quản lý tài chính cho phù hợp (VietinBank cấp số tài khoản cho các đơn vị, các đơn vị hoàn thiện hồ sơ mở tài khoản khi thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền đi).

- Phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại địa phương tiến hành nhập danh sách các doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn và doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn) cùng như các đơn vị được cấp trả kinh phí công đoàn phải đảm bảo đầy đủ dữ liệu: Mã số thuế của Doanh nghiệp nộp, Số Tài khoản của Công đoàn cơ sở, số tiền phải đóng kinh phí công đoàn trong năm.

- Khi nhận được phần kinh phí công đoàn của doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện chi cho người lao động tại doanh nghiệp, đơn vị nộp kinh phí công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn.

- Chỉ đạo Công đoàn cơ sở đôn đốc doanh nghiệp, đơn vị đóng kinh phí công đoàn và Thông báo tới các doanh nghiệp, đơn vị thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn do cấp mình quản lý.

[...]