Hướng dẫn 1078/HD-UBND năm 2016 xét công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 1078/HD-UBND
Ngày ban hành 06/09/2016
Ngày có hiệu lực 06/09/2016
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Văn Huỳnh
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1078/HD-UBND

Kiên Giang, ngày 06 tháng 9 năm 2016

 

HƯỚNG DẪN

XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến;

Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang hướng dẫn xét và công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Giải thích từ ngữ

1. Cơ sở tại hướng dẫn này được hiểu như sau: Các cơ quan Nhà nước; cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc; các đoàn thể; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế có sáng kiến được tạo ra trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2. Sáng kiến cấp cơ sở: Là các sáng kiến đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó; đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực, được Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở công nhận.

3. Sáng kiến cấp tỉnh: Là các sáng kiến mang lại hiệu quả, có tác động, ảnh hưởng tích cực trong phạm vi toàn tỉnh, được Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh đánh giá, xét chọn.

II. Điều kiện, nội dung xét công nhận sáng kiến, trường hợp được xét đặc cách công nhận đạt sáng kiến.

2.1. Các điều kiện để công nhận sáng kiến

2.1.1. Có tính mới: Nghĩa là sáng kiến lần đầu tiên được tạo ra hoặc cải tiến, được áp dụng trong phạm vi cơ sở (đối với sáng kiến cấp cơ sở) và trong phạm vi toàn tỉnh (đối với sáng kiến cấp tỉnh); đồng thời đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 13/2012/NĐ-CP.

2.1.2. Tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội:

Sáng kiến đã được áp dụng hoặc áp dụng thử nghiệm, sản xuất thử và được chứng minh là mang lại hiệu quả thiết thực, mang lại lợi ích kinh tế hoặc xã hội cao hơn so với giải pháp tương tự đã biết trong phạm vi cơ sở hoặc trong phạm vi toàn tỉnh (có số liệu cụ thể, căn cứ để tính toán xác định, kiểm tra đánh giá); không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội; trật tự, quốc phòng, an ninh và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 13/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

2.1.3. Không thuộc đối tượng loại trừ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 13/2012/NĐ-CP.

2.2. Nội dung sáng kiến

2.2.1. Giải pháp kỹ thuật

Là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm:

a) Sản phẩm, dưới các dạng: Vật thể (ví dụ: Dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện); chất (ví dụ: Vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: Chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi;

b) Quy trình (ví dụ: Quy trình công nghệ; quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật...).

2.2.2. Giải pháp quản lý

Là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:

a) Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: Bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu);

b) Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.

2.2.3. Giải pháp tác nghiệp

[...]