Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Mi-an-ma
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 12/05/2000 |
Ngày có hiệu lực | 12/08/2003 |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ liên hiệp Myanmar |
Người ký | *** |
Lĩnh vực | Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Mi-an-ma,
MONG MUỐN ký kết một Hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập,
Đã thỏa thuận dưới đây:
Hiệp định này sẽ áp dụng cho các đối tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai Nước ký kết.
Điều 2. Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định
1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế đánh vào thu nhập do một Nước ký kết hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương của Nước đó, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.
2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, những phần của thu nhập bao gồm các khoản thuế đối với lợi nhuận từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản, các loại thuế đánh trên tổng số tiền lương hoặc tiền công do các doanh nghiệp chi trả cũng như các loại thuế đánh vào giá trị tài sản tăng thêm đều được coi là thuế đánh vào thu nhập và tài sản.
3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:
(a) tại Việt Nam:
(1) thuế thu nhập cá nhân;
(2) thuế thu nhập doanh nghiệp;
(3) thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
(dưới đây được gọi là “thuế Việt Nam”);
(b) tại Mi-an-ma:
(1) thuế thu nhập quy định tại Luật Thuế Thu nhập 1974 (Luật số 7 năm 1974);
(2) thuế lợi tức quy định tại Luật Thuế Lợi tức năm 1976 (Luật số 4 năm 1976);
(dưới đây được gọi là “thuế Mi-an-ma).
4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho bất kỳ loại thuế nào đánh trên thu nhập có tính chất tương tự hay cả về căn bản giống như các loại thuế trên mà các Nước ký kết áp dụng sau ngày ký Hiệp định này để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành nêu trong Hiệp định này. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ thông báo cho nhau biết những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng Nước.
Theo nội dung của Hiệp định này, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi sự giải thích khác:
(a) từ “Việt Nam” có nghĩa là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(b) từ “Mi-an-ma” có nghĩa là Liên bang Mi-an-ma;
(c) thuật ngữ “Nước ký kết” và “Nước ký kết kia” có nghĩa là Việt Nam hay Mi-an-ma, tùy theo từng ngữ cảnh đòi hỏi;
(d) thuật ngữ “đối tượng mang quốc tịch” có nghĩa:
(i) bất kỳ cá nhân nào mang quốc tịch của một Nước ký kết;
(ii) bất kỳ các pháp nhân, tổ chức hợp danh, các hiệp hội và các thực thể nào khác có tư cách được chấp nhận theo các luật có hiệu lực tại một Nước ký kết;
(e) thuật ngữ “đối tượng” bao gồm cá nhân, công ty, tổ chức nhiều đối tượng hay bất kỳ các tổ chức nào khác được coi như một đối tượng dưới giác độ thuế;
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Mi-an-ma,
MONG MUỐN ký kết một Hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập,
Đã thỏa thuận dưới đây:
Hiệp định này sẽ áp dụng cho các đối tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai Nước ký kết.
Điều 2. Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định
1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế đánh vào thu nhập do một Nước ký kết hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương của Nước đó, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.
2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, những phần của thu nhập bao gồm các khoản thuế đối với lợi nhuận từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản, các loại thuế đánh trên tổng số tiền lương hoặc tiền công do các doanh nghiệp chi trả cũng như các loại thuế đánh vào giá trị tài sản tăng thêm đều được coi là thuế đánh vào thu nhập và tài sản.
3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:
(a) tại Việt Nam:
(1) thuế thu nhập cá nhân;
(2) thuế thu nhập doanh nghiệp;
(3) thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
(dưới đây được gọi là “thuế Việt Nam”);
(b) tại Mi-an-ma:
(1) thuế thu nhập quy định tại Luật Thuế Thu nhập 1974 (Luật số 7 năm 1974);
(2) thuế lợi tức quy định tại Luật Thuế Lợi tức năm 1976 (Luật số 4 năm 1976);
(dưới đây được gọi là “thuế Mi-an-ma).
4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho bất kỳ loại thuế nào đánh trên thu nhập có tính chất tương tự hay cả về căn bản giống như các loại thuế trên mà các Nước ký kết áp dụng sau ngày ký Hiệp định này để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành nêu trong Hiệp định này. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ thông báo cho nhau biết những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng Nước.
Theo nội dung của Hiệp định này, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi sự giải thích khác:
(a) từ “Việt Nam” có nghĩa là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(b) từ “Mi-an-ma” có nghĩa là Liên bang Mi-an-ma;
(c) thuật ngữ “Nước ký kết” và “Nước ký kết kia” có nghĩa là Việt Nam hay Mi-an-ma, tùy theo từng ngữ cảnh đòi hỏi;
(d) thuật ngữ “đối tượng mang quốc tịch” có nghĩa:
(i) bất kỳ cá nhân nào mang quốc tịch của một Nước ký kết;
(ii) bất kỳ các pháp nhân, tổ chức hợp danh, các hiệp hội và các thực thể nào khác có tư cách được chấp nhận theo các luật có hiệu lực tại một Nước ký kết;
(e) thuật ngữ “đối tượng” bao gồm cá nhân, công ty, tổ chức nhiều đối tượng hay bất kỳ các tổ chức nào khác được coi như một đối tượng dưới giác độ thuế;
(f) thuật ngữ “doanh nghiệp của một Nước ký kết” và “doanh nghiệp của Nước ký kết kia” theo thứ tự có nghĩa là một doanh nghiệp được điều hành bởi đối tượng cư trú của một Nước ký kết và một doanh nghiệp được điều hành bởi đối tượng cư trú của Nước ký kết kia;
(g) thuật ngữ “công ty” có nghĩa là bất kỳ tổ chức công ty hoặc bất kỳ một thực thể nào được coi là tổ chức công ty dưới giác độ thuế;
(h) thuật ngữ “thuế” có nghĩa là thuế Việt Nam hay thuế Mi-an-ma tùy theo từng ngữ cảnh đòi hỏi;
(i) thuật ngữ “nhà chức trách có thẩm quyền” có nghĩa:
(1) trong trường hợp đối với Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và
(2) trong trường hợp đối với Mi-an-ma là Bộ trưởng Bộ Tài chính và Ngân khố hoặc người đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Ngân khố;
(j) thuật ngữ “vận tải quốc tế” có nghĩa là bất cứ sự vận chuyển nào bằng tàu thủy hoặc máy bay được thực hiện bởi một doanh nghiệp của một Nước ký kết, trừ trường hợp khi chiếc tàu thủy hoặc máy bay đó chỉ hoạt động giữa các địa điểm trong Nước ký kết kia;
2. Trong khi một Nước ký kết áp dụng Hiệp định này, bất kỳ thuật ngữ nào chưa được định nghĩa trong Hiệp định này sẽ có nghĩa theo như định nghĩa trong luật của Nước đó đối với các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác.
1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một Nước ký kết” có nghĩa là bất cứ đối tượng nào, mà theo các luật của Nước đó, là đối tượng chịu thuế căn cứ vào nhà ở, nơi cư trú, trụ sở điều hành, nơi đăng ký hoặc bất kỳ tiêu thức nào khác có tính chất tương tự.
2. Trường hợp theo những quy định tại khoản 1 Điều này, khi một cá nhân là đối tượng cư trú của cả hai Nước ký kết, thì thân phận cư trú của cá nhân đó sẽ được xác định như sau:
(a) cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của Nước mà tại đó cá nhân đó có nhà ở thường trú;
(b) nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở cả hai Nước, cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của Nước mà cá nhân đó có các quan hệ cá nhân và kinh tế chặt chẽ hơn (trung tâm của các quyền lợi chủ yếu);
(c) nếu như không thể xác định được Nước ký kết nơi cá nhân đó có trung tâm các quyền lợi chủ yếu, hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở cả hai Nước, thì cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của Nước mà cá nhân đó thường sống;
(d) nếu cá nhân đó thường sống ở cả hai Nước hay không sống thường xuyên ở Nước nào, thì cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của Nước mà cá nhân đó mang quốc tịch;
(e) nếu không thể xác định thân phận cư trú của cá nhân đó căn cứ theo các điểm (a) đến (d) nêu trên, các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ giải quyết vấn đề đó bằng thỏa thuận chung.
3. Trường hợp do những quy định tại khoản 1, khi một đối tượng không phải là cá nhân, là đối tượng cư trú của cả hai Nước ký kết, lúc đó đối tượng trên sẽ được coi là đối tượng cư trú của Nước ký kết nơi có trụ sở điều hành thực tế của đối tượng đó. Nếu không thể xác định trụ sở điều hành thực tế của đối tượng đó, các nhà chức trách có thẩm quyền của cả hai Nước ký kết sẽ giải quyết vấn đề đó bằng thỏa thuận song phương.
1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” có nghĩa là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.
2. Thuật ngữ “cơ sở thường trú” chủ yếu bao gồm:
(a) trụ sở điều hành;
(b) chi nhánh;
(c) văn phòng;
(d) nhà máy;
(e) xưởng;
(f) mỏ, giếng dầu hoặc khí, mỏ đá hoặc bất kỳ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên nào khác; kể cả gỗ hay các sản phẩm rừng khác, giàn khoan, tàu thủy hay máy bay được sử dụng trong việc thăm dò hay khai thác tài nguyên thiên nhiên;
(g) trang trại hay nông trang;
(h) kho hàng;
(i) cấu trúc lắp đặt hay thiết bị được sử dụng cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên.
3. Thuật ngữ “cơ sở thường trú” cũng bao gồm:
(a) địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, dự án lắp ráp hoặc lắp đặt hay các hoạt động giám sát liên quan đến các công trình, địa điểm trên, nhưng chỉ khi địa điểm, dự án hay các hoạt động đó kéo dài trong giai đoạn trên sáu tháng;
(b) việc cung cấp các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn của một doanh nghiệp thông qua các nhân viên hay cá nhân khác được doanh nghiệp giao thực hiện các hoạt động trên, nhưng chỉ khi các hoạt động mang tính chất nêu trên kéo dài (trong cùng một dự án hay một dự án liên quan) tại một Nước trong một giai đoạn hay nhiều giai đoạn gộp lại hơn sáu tháng trong bất kỳ khoảng thời gian 12 tháng nào.
4. Mặc dù có những quy định trên của Điều này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” sẽ được coi là không bao gồm:
(a) việc sử dụng các phương tiện riêng chỉ cho mục đích lưu kho, trưng bày hàng hóa hay tài sản của doanh nghiệp;
(b) việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản của doanh nghiệp chỉ với mục đích lưu kho, trưng bày;
(c) việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản của doanh nghiệp chỉ với mục đích để cho doanh nghiệp khác gia công;
(d) việc duy trì một cơ sở kinh doanh cố định chỉ với mục đích mua hàng hóa hoặc tài sản hay để thu thập thông tin cho doanh nghiệp;
(e) việc duy trì một cơ sở kinh doanh cố định chỉ với mục đích tiến hành quảng cáo, cung cấp thông tin, nghiên cứu khoa học hay các hoạt động tương tự có tính chất chuẩn bị hoặc phụ trợ cho doanh nghiệp.
5. Mặc dù có những quy định tại khoản 1 và 2, trường hợp một đối tượng - trừ đại lý có tư cách độc lập được điều chỉnh tại khoản 7 - hoạt động tại một Nước ký kết thay mặt cho một doanh nghiệp của Nước ký kết kia, doanh nghiệp đó sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Nước ký kết thứ nhất đối với các hoạt động mà đối tượng trên thực hiện cho doanh nghiệp, nếu đối tượng đó:
(a) có và thường xuyên thực hiện tại Nước đó thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên doanh nghiệp, trừ khi các hoạt động của đối tượng đó chỉ giới hạn trong phạm vi các hoạt động nêu tại khoản 4 mà những hoạt động đó nếu được thực hiện thông qua một cơ sở kinh doanh cố định thì sẽ không làm cho cơ sở kinh doanh cố định đó trở thành một cơ sở thường trú theo những quy định tại khoản đó; hay
(b) không có thẩm quyền nêu trên, nhưng thường xuyên duy trì tại Nước thứ nhất một kho hàng hóa hay tài sản, qua đó đối tượng này thường xuyên giao hàng hóa hay tài sản thay mặt cho doanh nghiệp.
6. Mặc dù có những quy định tại Điều này, một doanh nghiệp bảo hiểm của một Nước ký kết, trừ trường hợp tái bảo hiểm, sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Nước ký kết kia nếu doanh nghiệp đó thu phí bảo hiểm trong lãnh thổ của Nước ký kết kia hay bảo hiểm những rủi ro tại Nước kia thông qua một đối tượng không phải là đại lý có tư cách độc lập chịu sự điều chỉnh của khoản 7.
7. Một doanh nghiệp của một Nước ký kết sẽ không được coi là có cơ sở thường trú tại Nước ký kết kia nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện kinh doanh tại Nước đó thông qua một đại lý môi giới, một đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác có tư cách độc lập, với điều kiện những đối tượng này chỉ hoạt động trong khuôn khổ kinh doanh thông thường của họ. Tuy nhiên, trường hợp các hoạt động của đại lý đó dành toàn bộ hay một phần lớn thay mặt cho doanh nghiệp đó, đối tượng đó sẽ không được coi là đại lý có tư cách độc lập nếu các giao dịch giữa đại lý và doanh nghiệp được thực hiện theo các điều kiện của giao dịch độc lập.
8. Việc một công ty là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát của một công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia hoặc đang tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước kia (có thể thông qua một cơ sở thường trú hay dưới hình thức khác) sẽ không làm cho bất kỳ công ty nào trở thành cơ sở thường trú của công ty kia.
Điều 6. Thu nhập từ bất động sản
1. Thu nhập mà một đối tượng cư trú tại một Nước ký kết thu được từ bất động sản (kể cả thu nhập từ nông nghiệp hoặc lâm nghiệp) đặt tại Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Thuật ngữ “bất động sản” sẽ có nghĩa theo như luật của Nước ký kết nơi có tài sản. Tuy nhiên, theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ này trong mọi trường hợp sẽ bao gồm tài sản đi liền với bất động sản, đàn gia súc và thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, các quyền áp dụng theo các quy định tại luật chung về điền sản, quyền sử dụng bất động sản và các quyền được hưởng các khoản thanh toán thay đổi hay cố định trả cho việc khai thác hay quyền khai thác các mỏ, các nguồn khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác kể cả gỗ và sản phẩm rừng; các tàu thủy, thuyền và máy bay sẽ không được coi là bất động sản.
3. Những quy định tại khoản 1 sẽ áp dụng đối với thu nhập phát sinh từ việc trực tiếp sử dụng, cho thuê hay sử dụng các loại bất động sản dưới bất kỳ hình thức nào khác.
4. Những quy định tại khoản 1 và 3 cũng sẽ áp dụng cho thu nhập từ bất động sản của một doanh nghiệp và đối với thu nhập từ bất động sản được sử dụng để thực hiện các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập.
1. Lợi tức của một doanh nghiệp của một Nước ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ trường hợp doanh nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia. Nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của doanh nghiệp có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia, nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ trực tiếp hay gián tiếp cho cơ sở thường trú đó.
2. Thể theo các quy định tại khoản 3 Điều này, khi một doanh nghiệp của một Nước ký kết tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia, thì tại mỗi Nước ký kết sẽ có những khoản lợi tức được phân bổ cho cơ sở thường trú nói trên mà cơ sở đó có thể thu được, nếu đó là một doanh nghiệp riêng và tách biệt cùng tham gia vào các hoạt động như nhau hay tương tự trong cùng những điều kiện như nhau hay tương tự và có quan hệ hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp mà cơ sở đó được coi là cơ sở thường trú.
3. Khi xác định lợi tức của một cơ sở thường trú, cơ sở này sẽ được phép khấu trừ các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cơ sở thường trú đó, bao gồm cả chi phí điều hành và chi phí quản lý chung phát sinh tại Nước nơi cơ sở thường trú đó đóng hoặc ở bất kỳ nơi nào khác. Tuy nhiên, sẽ không cho phép tính vào chi phí được trừ bất kỳ các khoản tiền nào, nếu có, do cơ sở thường trú trả cho (trừ tiền thanh toán các chi phí thực tế) trụ sở chính của doanh nghiệp hay bất kỳ văn phòng nào khác của doanh nghiệp, dưới hình thức tiền bản quyền, các khoản phí hay bất kỳ khoản thanh toán tương tự nào khác để được phép sử dụng bằng phát minh hay các quyền khác, hay dưới hình thức tiền hoa hồng trả cho việc thực hiện các dịch vụ đặc biệt, hay trả cho công việc quản lý, hay dưới hình thức lãi tiền vay tính trên tiền cho cơ sở thường trú vay, trừ trường hợp lãi tiền vay của tổ chức ngân hàng. Cũng tương tự, trong khi xác định lợi tức của cơ sở thường trú, sẽ không tính đến các khoản tiền (trừ tiền thanh toán chi phí thực tế) do cơ sở thường trú thu từ trụ sở chính của doanh nghiệp hay bất kỳ văn phòng khác của doanh nghiệp dưới hình thức tiền bản quyền, các khoản phí hay bất kỳ khoản thanh toán tương tự nào khác để cho phép sử dụng bằng phát minh hay các quyền khác, hay dưới hình thức tiền hoa hồng trả cho việc thực hiện các dịch vụ đặc biệt hay trả cho công việc quản lý hay dưới hình thức lãi tiền vay tính trên tiền cho trụ sở chính của doanh nghiệp hay bất kỳ văn phòng khác của doanh nghiệp vay, trừ trường hợp lãi tiền vay của tổ chức ngân hàng.
4. Nếu thông tin cung cấp cho nhà chức trách có thẩm quyền không đủ để xác định lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú của một doanh nghiệp, thì không nội dung nào trong Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc áp dụng bất cứ luật nào của một Nước ký kết liên quan tới việc các nhà chức trách có thẩm quyền xác định nghĩa vụ thuế của một đối tượng dưới hình thức ấn định hay ước tính, với điều kiện luật trên sẽ được áp dụng, trong phạm vi thông tin cung cấp cho nhà chức trách có thẩm quyền cho phép, phù hợp với những nguyên tắc tại Điều này.
5. Không một khoản lợi tức nào sẽ được phân bổ cho một cơ sở thường trú chỉ vì lý do cơ sở thường trú đó mua hàng hóa hay tài sản cho doanh nghiệp.
6. Trường hợp tại một Nước ký kết vẫn thường xác định các khoản lợi tức được phân bổ cho một cơ sở thường trú trên cơ sở phân chia tổng các khoản lợi tức của doanh nghiệp thành những phần khác nhau, không có nội dung nào tại khoản 2 sẽ ngăn cản Nước ký kết đó xác định lợi tức chịu thuế theo cách phân chia theo thông lệ trên; tuy nhiên, phương pháp phân chia được chấp nhận sẽ có kết quả phù hợp với những nguyên tắc nêu tại Điều này.
7. Theo nội dung các khoản trên, các khoản lợi tức được phân bổ cho cơ sở thường trú sẽ được xác định theo cùng một phương pháp giữa các năm trừ khi có đủ lý do chính đáng để xác định theo phương pháp khác.
8. Khi lợi tức bao gồm các khoản thu nhập được đề cập riêng tại các Điều khác của Hiệp định này, thì các quy định của các Điều đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi những quy định tại Điều này.
Điều 8. Vận tải biển và vận tải hàng không
1. Thu nhập của một doanh nghiệp của một trong hai Nước ký kết phát sinh tại Nước ký kết kia từ hoạt động của tàu thủy trong vận tải quốc tế có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia, nhưng số thuế phải nộp tại Nước ký kết kia đối với thu nhập trên sẽ được giảm tương đương năm mươi phần trăm số thuế phải nộp.
2. Lợi tức mà một doanh nghiệp của một Nước ký kết thu được từ hoạt động của máy bay trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết đó.
3. Những quy định tại khoản 1 và 2 cũng sẽ áp dụng đối với các khoản lợi tức thu được từ việc tham gia vào một tổ hợp, liên doanh hay một hãng hoạt động quốc tế.
4. Theo nội dung của Điều này, các khoản lợi tức thu được từ việc vận hành tàu thủy hay máy bay trong vận tải quốc tế có nghĩa là các khoản lợi tức thu được từ việc vận chuyển hành khách, thư tín, vật nuôi, hay hàng hóa bằng đường biển hoặc hàng hóa không do các chủ sở hữu hay người đi thuê hay người thuê định hạn các tàu thủy hay máy bay thực hiện, kể cả:
(a) các khoản lợi tức thu được từ doanh thu bán vé vận chuyển thay mặt cho các doanh nghiệp khác;
(b) thu nhập từ việc cho thuê các tàu thủy hay máy bay và sử dụng, bảo dưỡng hay cho thuê container (kể cả khoang moóc và những thiết bị liên quan phục vụ cho việc vận chuyển container), trong trường hợp việc cho thuê hay sử dụng, bảo dưỡng hay cho thuê nêu trên, tùy từng trường hợp, có tính chất phụ kèm theo hoạt động của tàu thủy hay máy bay trong vận tải quốc tế.
Điều 9. Những doanh nghiệp liên kết
1. Khi:
(a) một doanh nghiệp của một Nước ký kết tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp của Nước ký kết kia, hoặc
(b) các đối tượng cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp của một Nước ký kết và vào một doanh nghiệp của Nước ký kết kia,
và trong cả hai trường hợp, trong mối quan hệ tài chính và thương mại giữa hai doanh nghiệp trên có những điều kiện được đưa ra hoặc áp đặt khác với điều kiện được đưa ra giữa các doanh nghiệp độc lập, lúc đó mọi khoản lợi tức mà một trong những doanh nghiệp có thể thu được nếu không có những điều kiện nhưng nay vì những điều kiện này mà không thu được, sẽ vẫn được tính vào các khoản lợi tức của doanh nghiệp đó và bị đánh thuế tương ứng.
2. Khi một Nước ký kết tính vào lợi tức của một doanh nghiệp tại Nước đó - và đánh thuế tương ứng - các khoản lợi tức mà một doanh nghiệp của Nước ký kết kia đã bị đánh thuế tại Nước kia và những khoản lợi tức bị tính vào như vậy là những khoản lợi tức lẽ ra thuộc về doanh nghiệp của Nước thứ nhất nếu các điều kiện đặt ra giữa hai doanh nghiệp trên cũng là các điều kiện lập ra giữa các doanh nghiệp độc lập, khi đó Nước kia sẽ điều chỉnh các khoản thuế tại Nước mình đối với các khoản lợi tức trên cho phù hợp. Khi xác định điều chỉnh trên, sẽ xem xét tới các quy định khác trong Hiệp định và khi cần thiết các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết có thể tham khảo ý kiến của nhau.
1. Tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú của một Nước ký kết trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế ở Nước kia.
2. Tuy nhiên, những khoản tiền lãi cổ phần đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú và theo các luật của Nước đó, nhưng nếu đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng tiền lãi cổ phần thì thuế được tính khi đó sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần.
Khoản này sẽ không ảnh hưởng tới việc đánh thuế công ty đối với khoản lợi tức dùng để chia lãi cổ phần.
3. Thuật ngữ “tiền lãi cổ phần” được sử dụng trong Điều này có nghĩa là thu nhập từ cổ phần, hay các quyền lợi khác không kể các khoản nợ, được hưởng lợi tức, cũng như thu nhập từ các quyền công ty khác cũng áp dụng hình thức thuế giống như thu nhập từ cổ phần theo nội luật của Nước nơi công ty chia lãi cổ phần là đối tượng cư trú.
4. Những quy định tại khoản 1 và 2 sẽ không áp dụng nếu đối tượng thực hưởng các khoản tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia, nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú, thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước đó, hay tiến hành tại Nước kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định tại Nước kia, và quyền nắm giữ cổ phần nhờ đó được hưởng tiền lãi cổ phần, có sự liên hệ thực tế đến cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định nói trên. Trong trường hợp như vậy các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 15, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
5. Khi một công ty là đối tượng cư trú của một Nước ký kết có lợi tức hay thu nhập phát sinh từ Nước ký kết kia thì Nước kia có thể không đánh thuế đối với những khoản tiền lãi cổ phần do công ty này trả, trừ trường hợp những khoản tiền lãi cổ phần này được trả cho một đối tượng cư trú của Nước kia, hoặc quyền nắm giữ cổ phần nhờ đó được hưởng các khoản tiền lãi cổ phần, có sự liên hệ thực tế với một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định tại Nước kia, đồng thời Nước kia cũng không buộc các khoản lợi tức không chia của công ty trên phải chịu thuế đối với những khoản lợi tức không chia của công ty, cho dù những khoản tiền lãi cổ phần được chia hoặc các khoản lợi tức không chia bao gồm toàn bộ hay một phần các khoản lợi tức hoặc thu nhập phát sinh tại Nước kia.
1. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Tuy nhiên, khoản tiền lãi này cũng có thể bị đánh thuế ở Nước ký kết nơi phát sinh lãi và theo các luật của Nước đó, nhưng nếu người nhận là đối tượng thực hưởng các khoản tiền lãi này thì mức thuế khi đó được tính sẽ không vượt quá 10 phần trăm của tổng số khoản lãi từ tiền cho vay.
3. Mặc dù có những quy định tại khoản 2, lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết và trả cho Chính phủ của Nước ký kết kia sẽ được miễn thuế tại Nước ký kết thứ nhất.
4. Theo nội dung tại khoản 3, thuật ngữ “Chính phủ”:
(a) Trong trường hợp Việt Nam có nghĩa là Chính phủ Việt Nam và sẽ bao gồm:
(i) Các cơ quan chính quyền địa phương;
(ii) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
(iii) Các tổ chức do Chính phủ Việt Nam sở hữu toàn bộ, tùy theo thỏa thuận trong từng thời gian giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết;
(b) Trong trường hợp Mi-an-ma có nghĩa là Chính phủ Mi-an-ma và sẽ bao gồm:
(i) Các cơ quan chính quyền địa phương;
(ii) Ngân hàng Trung ương Mi-an-ma;
(iii) Các tổ chức do Chính phủ Mi-an-ma sở hữu toàn bộ, tùy theo thỏa thuận trong từng thời gian giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết;
5. Thuật ngữ “lãi từ tiền cho vay” dùng ở Điều này có nghĩa là thu nhập từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào, có hay không được đảm bảo bằng thế chấp và có hoặc không có quyền được hưởng lợi tức của người đi vay, và đặc biệt là khoản thu nhập từ chứng khoán của chính phủ và thu nhập từ trái phiếu hoặc trái phiếu công ty, bao gồm cả tiền thưởng và giải thưởng đi liền với các chứng khoán, trái phiếu hoặc trái phiếu công ty đó. Tiền phạt nộp chậm sẽ không được coi là lãi từ tiền cho vay theo nội dung của Điều này.
6. Những quy định tại khoản 1, 2 và 3 sẽ không được áp dụng nếu đối tượng thực hưởng các khoản lãi từ tiền cho vay là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết, tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia nơi phát sinh các khoản lãi từ tiền cho vay thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia hoặc thực hiện tại Nước kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định tại Nước kia và khoản nợ có các khoản tiền lãi được trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó. Trong trường hợp này, các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 15, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
7. Lãi từ tiền cho vay sẽ được coi là phát sinh tại một Nước ký kết khi đối tượng trả chính là Nhà nước đó, cơ quan chính quyền cơ sở, chính quyền địa phương, hoặc đối tượng cư trú của Nước đó. Tuy nhiên, khi đối tượng trả lãi có ở một Nước ký kết một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định liên quan đến các khoản nợ đã phát sinh các khoản lãi này, và khoản tiền lãi trên do cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó chịu thì dù đối tượng có là đối tượng cư trú của một Nước ký kết hay không, khoản tiền lãi này sẽ vẫn được coi là phát sinh tại Nước nơi cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó đóng.
8. Trường hợp do mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả lãi và đối tượng hưởng lãi hoặc giữa cả hai đối tượng trên và một đối tượng khác nào đó, khoản lãi từ tiền cho vay, liên quan đến khoản cho vay có số tiền lãi được trả, vượt quá khoản tiền được thỏa thuận giữa đối tượng đi vay và đối tượng thực hưởng khi không có mối quan hệ này, thì khi đó, các quy định của Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với các khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ đặc biệt trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ bị đánh thuế theo các luật của mỗi Nước ký kết có thể xem xét tới những quy định khác của Hiệp định này.
1. Tiền bản quyền phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Tuy nhiên, những khoản tiền bản quyền đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi phát sinh tiền bản quyền, và theo các luật của Nước đó, nhưng nếu đối tượng thực hưởng tiền bản quyền là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia thì mức thuế được tính khi đó sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số tiền bản quyền.
3. Thuật ngữ “tiền bản quyền” được sử dụng trong Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán ở bất kỳ dạng nào được trả cho việc sử dụng, hoặc quyền sử dụng, bản quyền tác giả của một tác phẩm văn học, nghệ thuật hay khoa học, kể cả phim điện ảnh và các loại phim hay các loại băng dùng trong phát thanh và truyền hình, bằng phát minh, nhãn hiệu thương mại, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hay trả cho việc sử dụng, hay quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hoặc khoa học, hay trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương nghiệp hoặc khoa học.
4. Những quy định tại khoản 1 và 2 sẽ không áp dụng nếu đối tượng thực hưởng các khoản tiền bản quyền, là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, tiến hành hoạt động kinh doanh ở Nước ký kết kia nơi có khoản tiền bản quyền phát sinh, thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước kia hoặc tiến hành tại Nước kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định tại Nước kia, và quyền hay tài sản có các khoản tiền bản quyền được trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó. Trong trường hợp này các quy định của Điều 7 hoặc Điều 15, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
5. Tiền bản quyền sẽ được coi là phát sinh tại một Nước ký kết khi đối tượng trả tiền bản quyền chính là Nhà nước đó, cơ quan chính quyền cơ sở, chính quyền địa phương hoặc là đối tượng cư trú của Nước đó. Tuy nhiên, khi một đối tượng trả tiền bản quyền, là hay không là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, có ở một Nước ký kết một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định liên quan đến trách nhiệm trả tiền bản quyền đã phát sinh và tiền bản quyền đó do cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó chịu thì khoản tiền bản quyền này sẽ vẫn được coi là phát sinh ở Nước nơi cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó đóng.
6. Trường hợp vì mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng hoặc giữa cả hai đối tượng trên với một đối tượng khác nào đó, khoản tiền bản quyền, liên quan đến việc sử dụng, quyền hay thông tin có số tiền bản quyền được trả, vượt quá khoản tiền được thỏa thuận giữa đối tượng trả tiền và đối tượng thực hưởng khi không có mối quan hệ đặc biệt này, thì các quy định của Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ bị đánh thuế theo luật của mỗi Nước ký kết có xem xét tới các quy định khác của Hiệp định này.
1. Phí kỹ thuật phát sinh tại một Nước ký kết do một đối tượng cư trú của Nước ký kết kia thu được và là đối tượng thực hưởng và thuộc diện chịu thuế tại Nước kia đối với khoản phí đó sẽ có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết thứ nhất với tỷ lệ không vượt quá 10 phần trăm tổng số phí kỹ thuật.
2. Thuật ngữ “phí kỹ thuật” được sử dụng tại Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho các đối tượng, không phải là người làm công của đối tượng thanh toán, có xem xét tới các dịch vụ mang tính chất kỹ thuật, quản lý hay tư vấn.
3. Những quy định tại khoản 1 Điều này sẽ không áp dụng nếu đối tượng thực hưởng phí kỹ thuật là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, thực hiện hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia nơi phát sinh phí kỹ thuật thông qua một cơ sở thường trú đặt tại Nước đó, hay thực hiện tại Nước kia các dịch vụ cá nhân độc lập và các khoản phí kỹ thuật có liên hệ thực tế với cơ sở thường trú nêu trên hay các dịch vụ nêu trên. Trong trường hợp này, những quy định tại Điều 7 hay Điều 15, tùy từng trường hợp, sẽ áp dụng.
4. Phí kỹ thuật sẽ được coi là phát sinh tại một Nước ký kết khi đối tượng trả chính là Nhà nước đó, cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương hay đối tượng cư trú của Nước đó. Tuy nhiên, khi đối tượng trả phí kỹ thuật có tại một Nước ký kết một cơ sở thường trú liên quan tới nghĩa vụ trả phí kỹ thuật phát sinh và các khoản phí kỹ thuật này do cơ sở thường trú đó chịu, khi đó cho dù đối tượng đó là hay không là đối tượng cư trú của Nước ký kết đó, phí kỹ thuật sẽ được coi là phát sinh tại Nước ký kết kia nơi cơ sở thường trú đó đóng.
5. Trường hợp vì mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng hay giữa cả hai đối tượng nêu trên với những đối tượng khác, số tiền phí kỹ thuật được trả vượt quá, vì bất cứ lý do gì, số tiền lẽ ra được chấp nhận giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng khi không có mối quan hệ nêu trên, thì những quy định của Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với số tiền trong trường hợp khi không có mối quan hệ này. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt trội sẽ vẫn chịu thuế theo các luật của từng Nước ký kết, có xem xét tới các quy định khác của Hiệp định này.
Điều 14. Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản
1. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng bất động sản được nêu tại Điều 6 có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi tài sản đó đóng.
2. Lợi tức từ việc chuyển nhượng động sản là một phần của tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một doanh nghiệp của một Nước ký kết có tại Nước ký kết kia hoặc động sản thuộc một cơ sở cố định của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết có ở Nước ký kết kia để tiến hành hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập kể cả lợi tức từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú đó (riêng cơ sở thường trú đó hoặc cùng với toàn bộ doanh nghiệp) hoặc cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
3. Lợi tức một doanh nghiệp của một Nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng các tàu thủy hoặc máy bay trong vận tải quốc tế hay từ chuyển nhượng động sản gắn liền với hoạt động của các tàu thủy hoặc máy bay đó sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết đó.
4. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phần trong vốn cổ phần của công ty mà tài sản của công ty bao gồm toàn bộ hay chủ yếu là bất động sản có tại một Nước ký kết có thể bị đánh thuế tại Nước đó.
5. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phần trừ những trường hợp được nêu tại khoản 4 tại công ty là đối tượng cư trú của một Nước ký kết có thể bị đánh thuế tại Nước đó.
6. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào khác với tài sản nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi đối tượng chuyển nhượng là đối tượng cư trú.
Điều 15. Hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập
1. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ các hoạt động dịch vụ ngành nghề hay các hoạt động khác có tính chất độc lập sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó trừ những trường hợp sau, khi những thu nhập này cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia:
(a) Nếu đối tượng đó thường xuyên có tại Nước ký kết kia một cơ sở cố định nhằm mục đích thực hiện các hoạt động của mình; trong trường hợp đó, chỉ phần thu nhập được phân bổ cho cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia; hay
(b) Nếu thời gian đối tượng đó ở tại Nước ký kết kia trong một giai đoạn hay nhiều giai đoạn gộp lại đến hay vượt quá 183 ngày trong năm tài chính liên quan; trong trường hợp đó, chỉ phần thu nhập thu được từ các hoạt động được thực hiện tại Nước kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia; hay
(c) Nếu khoản tiền thù lao cho các hoạt động của đối tượng đó tại Nước ký kết kia là do đối tượng cư trú của Nước ký kết đó trả hay do cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đặt tại Nước ký kết đó gánh chịu và vượt quá 12.000 đô la Mỹ trong năm tài chính.
2. Thuật ngữ “dịch vụ ngành nghề” bao gồm chủ yếu những hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục hay giảng dạy mang tính chất độc lập cũng như các hoạt động độc lập của các thầy thuốc, bác sĩ, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ và kế toán viên.
Điều 16. Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc
1. Thể theo các quy định tại Điều 17, 19, 20, 21 và 22, các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được thực hiện tại Nước ký kết kia. Nếu công việc làm công được thực hiện như vậy, thì khi đó số tiền thù lao này có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền thù lao do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất, nếu:
(a) người nhận tiền thù lao có mặt tại Nước kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong năm tài chính liên quan, và
(b) chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền thù lao lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia, và
(c) số tiền thù lao không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia.
3. Mặc dù có những quy định trên của Điều này, tiền thù lao thu được từ lao động làm trên tàu thủy hoặc máy bay do một doanh nghiệp của một Nước ký kết điều hành trong vận tải quốc tế sẽ bị đánh thuế tại Nước đó.
Các khoản thù lao cho giám đốc và các khoản thanh toán tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận được với tư cách là thành viên của Ban Giám đốc của một công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế ở Nước ký kết kia.
Điều 18. Nghệ sĩ và vận động viên
1. Mặc dù có những quy định tại Điều 15 và 16, thu nhập của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được với tư cách là người biểu diễn như diễn viên sân khấu, điện ảnh, phát thanh hay truyền hình, hoặc nhạc công, hoặc với tư cách là vận động viên từ những hoạt động cá nhân của mình thực hiện tại Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế ở Nước kia.
2. Trường hợp thu nhập liên quan đến các hoạt động trình diễn cá nhân của người biểu diễn hoặc vận động viên nhưng không được trả cho bản thân người biểu diễn hoặc vận động viên, mà trả cho một đối tượng khác thì thu nhập này có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi diễn ra những hoạt động trình diễn của người biểu diễn hoặc vận động viên, mặc dù đã có những quy định tại Điều 7, 15 và 16.
3. Mặc dù có những quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, thu nhập thu được từ các hoạt động được nêu tại khoản 1 Điều này trong khuôn khổ chương trình trao đổi văn hóa hay thể thao được thỏa thuận giữa hai Nước ký kết sẽ được miễn thuế tại Nước ký kết nơi thực hiện các hoạt động này.
Điều 19. Tiền lương hưu và tiền bảo hiểm hưu hàng năm
1. Thể theo các quy định tại khoản 2 Điều 20, tiền lương hưu và các khoản tiền thù lao tương tự khác cho các công việc đã làm trước đây hay các khoản tiền bảo hiểm hưu hàng năm phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế ở Nước kia.
2. Thuật ngữ “tiền bảo hiểm hưu hàng năm” có nghĩa là khoản tiền nhất định thanh toán định kỳ vào những thời điểm nhất định trong thời gian sống hay trong khoảng thời gian được quy định hay cam kết thể theo nghĩa vụ đóng góp để nhận lại được số tiền hay giá trị bằng tiền toàn bộ hay tương ứng.
1. (a) Tiền thù lao, trừ lương hưu, do một Nước ký kết hoặc một cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương của Nước đó trả cho một cá nhân đối với việc phục vụ cho Nhà nước đó hoặc chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương của Nước đó sẽ chỉ bị đánh thuế ở Nước đó.
(b) Tuy nhiên, khoản tiền thù lao trên sẽ chỉ bị đánh thuế ở Nước ký kết kia nếu việc phục vụ này được thực hiện tại Nước kia và nếu người nhận là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia, đồng thời:
(i) là đối tượng mang quốc tịch của Nước kia; hoặc
(ii) không trở thành đối tượng cư trú của Nước kia chỉ đơn thuần vì thực hiện những công việc trên.
2. (a) Bất kỳ khoản tiền lương hưu nào do một Nước ký kết, một cơ quan chính quyền cơ sở hoặc một cơ quan chính quyền địa phương của Nước đó hoặc do các quỹ của những cơ quan này lập ra trả cho một cá nhân đối với các công việc phục vụ cho Nhà nước hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương tại Nước đó sẽ chỉ bị đánh thuế ở Nước đó.
(b) Tuy nhiên, những khoản tiền lương hưu này sẽ chỉ bị đánh thuế ở Nước ký kết kia nếu cá nhân này là đối tượng cư trú và là đối tượng mang quốc tịch của Nước kia.
3. Các quy định của Điều 16, 17, 18 và 19 sẽ áp dụng đối với tiền thù lao và các khoản tiền lương hưu được trả đối với việc phục vụ liên quan đến một hoạt động kinh doanh được tiến hành bởi một Nước ký kết hoặc cơ quan chính quyền cơ sở hoặc chính quyền địa phương của Nước đó.
Điều 21. Sinh viên và thực tập sinh
Một cá nhân là đối tượng cư trú của một Nước ký kết ngay trước khi đến Nước ký kết kia và hiện có mặt tại Nước kia chỉ với tư cách:
(a) là sinh viên có mặt tại một trường đại học, cao đẳng, trường học được công nhận hay tổ chức giáo dục được công nhận tại Nước kia; hay
(b) là thực tập sinh về kinh doanh hay kỹ thuật; hoặc
(c) là đối tượng nhận trợ cấp, phụ cấp hay phần thưởng với mục đích chính là học tập, nghiên cứu hay đào tạo từ Chính phủ của một trong hai Nước hay tổ chức khoa học, đào tạo, tôn giáo hay từ thiện hay theo chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ một trong hai Nước.
sẽ được miễn thuế tại Nước kia đối với:
(i) toàn bộ các khoản tiền chuyển từ nước ngoài với mục đích đảm bảo sinh hoạt, giáo dục, học tập, nghiên cứu hay đào tạo của đối tượng đó;
(ii) số tiền trợ cấp, phụ cấp hay tiền thưởng; và
(iii) các khoản tiền thù lao không vượt quá 2.500 đô la Mỹ mỗi năm đối với các dịch vụ được thực hiện tại Nước kia với điều kiện các dịch vụ được thực hiện liên quan đến việc học tập, nghiên cứu hay đào tạo của đối tượng đó hay cần thiết cho mục đích đảm bảo sinh hoạt cho đối tượng đó.
Điều 22. Giáo viên, giáo sư và nhà nghiên cứu
1. Một cá nhân là đối tượng cư trú của một Nước ký kết ngay trước khi đến Nước ký kết kia, và trên cơ sở lời mời của bất kỳ trường đại học, cao đẳng, tổ chức công lập với mục đích cơ bản là nghiên cứu hoặc của các tổ chức công lập tương tự khác, đến Nước kia trong giai đoạn không quá 2 năm chỉ với mục đích giảng dạy, nghiên cứu hay cả hai mục đích đó tại các tổ chức công lập sẽ được miễn thuế tại Nước kia đối với khoản tiền thù lao trả cho việc giảng dạy hay nghiên cứu thuộc diện chịu thuế tại Nước ký kết thứ nhất.
2. Những quy định tại khoản 1 Điều này sẽ không áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động nghiên cứu nếu việc nghiên cứu đó được thực hiện không nhằm phục vụ lợi ích công cộng mà chủ yếu được thực hiện vì lợi ích của một đối tượng hay nhiều đối tượng nhất định.
1. Những khoản thu nhập của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết, cho dù phát sinh ở đâu, chưa được đề cập đến tại những Điều trên của Hiệp định này sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó.
2. Những quy định tại khoản 1 sẽ không áp dụng đối với thu nhập, trừ thu nhập từ bất động sản được định nghĩa tại khoản 2 Điều 6, nếu đối tượng nhận thu nhập là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước kia hay thực hiện tại Nước kia những hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định tại Nước kia, và quyền hay tài sản liên quan đến số thu nhập được chi trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hay cơ sở cố định như trên. Trong trường hợp như vậy những quy định tại Điều 7 hoặc Điều 15, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
3. Mặc dù có những quy định tại khoản 1 và 2, những khoản thu nhập của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết chưa được đề cập đến tại những Điều trên của Hiệp định này và phát sinh tại Nước ký kết kia cũng có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
Điều 24. Xóa bỏ việc đánh thuế hai lần
1. Các luật có hiệu lực tại mỗi Nước ký kết sẽ tiếp tục điều chỉnh việc đánh thuế đối với thu nhập tại từng Nước ký kết tương ứng trừ trường hợp có những quy định khác nêu tại Hiệp định này. Khi thu nhập phải chịu thuế tại cả hai Nước ký kết, việc xóa bỏ đánh thuế hai lần sẽ được thực hiện phù hợp với những điều khoản dưới đây của Điều này.
2. Trong trường hợp Việt Nam, thuế Mi-an-ma phải nộp đối với thu nhập thu được từ Mi-an-ma sẽ được phép khấu trừ trong số thuế Việt Nam phải nộp đối với thu nhập đó. Tuy nhiên, việc khấu trừ sẽ không vượt quá phần thuế Việt Nam như đã tính trước khi được phép thực hiện khoản khấu trừ phân bổ cho thu nhập đó.
3. Trong trường hợp Mi-an-ma, thuế Việt Nam phải nộp đối với thu nhập thu được từ Việt Nam sẽ được phép khấu trừ trong số thuế Mi-an-ma phải nộp đối với thu nhập đó. Tuy nhiên, việc khấu trừ sẽ không vượt quá phần thuế Mi-an-ma như đã tính trước khi được phép thực hiện khoản khấu trừ phân bổ cho thu nhập đó.
4. Theo nội dung của khoản 3, thuật ngữ “thuế Việt Nam phải nộp” sẽ được coi là bao gồm số thuế Việt Nam lẽ ra phải nộp nếu thuế Việt Nam không được miễn hay giảm phù hợp với các luật ưu đãi đặc biệt được xây dựng để thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày ký Hiệp định này, hay có thể được ban hành sau này nhằm sửa đổi, hay bổ sung những luật đã được thỏa thuận giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết với tính chất cơ bản tương tự.
5. Theo nội dung của khoản 2 Điều này, thuật ngữ “thuế Mi-an-ma phải nộp” sẽ được coi là bao gồm số thuế Mi-an-ma lẽ ra phải nộp nếu thuế Mi-an-ma không được miễn giảm hay giảm phù hợp với các luật ưu đãi đặc biệt được xây dựng để thúc đẩy phát triển kinh tế tại Mi-an-ma, có hiệu lực từ ngày ký Hiệp định này, hay có thể được ban hành sau này nhằm sửa đổi, hay bổ sung những luật đã được thỏa thuận giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết với tính chất cơ bản tương tự.
Điều 25. Không phân biệt đối xử
1. Những đối tượng mang quốc tịch của một Nước ký kết sẽ không phải chịu tại Nước ký kết kia bất kỳ hình thức thuế nào hay bất kỳ yêu cầu nào có liên quan đến hình thức thuế đó, khác với hay nặng hơn so với hình thức thuế và các yêu cầu có liên quan hiện đang và có thể áp dụng cho các đối tượng mang quốc tịch của Nước kia trong cùng những hoàn cảnh như nhau.
2. Hình thức thuế áp dụng đối với một cơ sở thường trú mà một doanh nghiệp của một Nước ký kết đặt tại Nước ký kết kia sẽ không kém thuận lợi hơn thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp của Nước kia khi thực hiện các hoạt động như nhau. Quy định này sẽ không được giải thích là buộc một Nước ký kết cho phép các đối tượng cư trú của Nước ký kết kia được hưởng bất kỳ khoản miễn thu cá nhân, khoản miễn thuế và giảm thuế mà Nước đó dành riêng cho các đối tượng cư trú của Nước mình trên cơ sở tư cách dân sự và các nghĩa vụ gia đình.
3. Các doanh nghiệp của một Nước ký kết có toàn bộ hay một phần vốn do một hay nhiều đối tượng cư trú của Nước ký kết kia kiểm soát hay sở hữu trực tiếp hay gián tiếp, sẽ không phải chịu tại Nước ký kết thứ nhất bất kỳ hình thức thuế hay yêu cầu có liên quan đến hình thức thuế đó khác với hay nặng hơn so với hình thức thuế và các yêu cầu có liên quan hiện đang hoặc có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp tương tự khác của Nước thứ nhất.
4. Không nội dung nào tại Điều này sẽ được giải thích là buộc từng Nước ký kết cho phép các cá nhân không phải là đối tượng cư trú tại Nước đó được hưởng bất kỳ khoản miễn thu cá nhân, khoản miễn thuế và giảm thuế mà đang được áp dụng cho các cá nhân là đối tượng cư trú của Nước đó.
5. Khi một Nước ký kết áp dụng các hình thức ưu đãi thuế đối với các đối tượng mang quốc tịch của nước đó nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế phù hợp với chính sách và tiêu chí quốc gia, quy định này sẽ không được giải thích là phân biệt đối xử theo nội dung của Điều này.
6. Những quy định tại khoản 2 và 3 Điều này sẽ không áp dụng đối với thuế chuyển lợi nhuận Việt Nam và thuế Việt Nam đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
7. Mặc dù có những quy định tại Điều này, cho tới khi Việt Nam tiếp tục cấp cho các nhà đầu tư giấy phép căn cứ theo Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam, trong đó nêu cụ thể hình thức thuế mà nhà đầu tư sẽ áp dụng, khi đó, việc áp dụng hình thức thuế trên sẽ không được coi là vi phạm những quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
8. Quy định tại Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với các loại thuế chịu sự điều chỉnh của Hiệp định này.
Điều 26. Thủ tục thỏa thuận song phương
1. Trường hợp một đối tượng là đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận thấy rằng việc giải quyết của nhà chức trách có thẩm quyền của một hay cả hai Nước ký kết làm cho hay sẽ làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng theo những quy định của Hiệp định này, thì mặc dù trong nội luật của hai Nước quy định những chế độ xử lý khiếu nại, lúc đó đối tượng này có thể giải trình trường hợp của mình với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết nơi đối tượng đó là đối tượng cư trú. Trường hợp đó phải giải trình trong thời hạn 3 năm từ lần thông báo giải quyết đầu tiên dẫn đến hình thức thuế không đúng theo những quy định của Hiệp định.
2. Nhà chức trách có thẩm quyền sẽ cố gắng, nếu như việc khiếu nại là hợp lý và nếu bản thân nhà chức trách đó không thể đi đến một giải pháp thỏa đáng, phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết kia để tránh những trường hợp xử lý thuế không phù hợp với Hiệp định này. Bất kỳ thỏa thuận nào đạt được sẽ được thực hiện không kể giới hạn thời gian trong nội luật của hai Nước ký kết.
3. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ cố gắng giải quyết bằng thỏa thuận song phương mọi khó khăn hay vướng mắc nảy sinh trong quá trình giải thích hay áp dụng Hiệp định. Họ cũng sẽ tham khảo ý kiến của nhau đối với việc tránh đánh thuế trùng trong những trường hợp không được đề cập tại Hiệp định này.
4. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết có thể trao đổi trực tiếp với nhau nhằm đạt được thỏa thuận theo nội dung của những khoản nêu trên. Các nhà chức trách có thẩm quyền, thông qua trao đổi, sẽ cùng xây dựng các thủ tục song phương, điều kiện, phương pháp và kỹ thuật phù hợp để thực hiện thủ tục thỏa thuận song phương quy định tại Điều này.
1. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ trao đổi với nhau những thông tin cần thiết cho việc triển khai thực hiện những quy định của Hiệp định này hay của nội luật của hai Nước ký kết liên quan đến các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng sao cho việc đánh thuế theo nội luật sẽ không trái với Hiệp định này, đặc biệt đối với việc ngăn ngừa gian lận hay trốn lậu các loại thuế nêu trên. Mọi thông tin do một Nước ký kết nhận được sẽ được giữ bí mật giống như thông tin thu nhận theo nội luật của Nước này và thông tin đó sẽ chỉ được cung cấp cho các đối tượng hay các cơ quan chức trách (bao gồm cả tòa án và các cơ quan hành chính) có liên quan đến việc tính toán hay thu, cưỡng chế hay truy tố hoặc xác định các khiếu nại về các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng. Các đối tượng hoặc các cơ quan chức trách này sẽ chỉ sử dụng các thông tin đó vào các mục đích nêu trên. Các đối tượng và các cơ quan đó có thể cung cấp các thông tin này trong quá trình tố tụng công khai của tòa án hay trong các quyết định của tòa án. Các nhà chức trách có thẩm quyền sẽ cùng xây dựng các điều kiện, phương pháp và kỹ thuật phù hợp liên quan tới những vấn đề mà việc trao đổi thông tin nêu trên sẽ được thực hiện, kể cả khi cần thiết, có thể là những trao đổi thông tin liên quan tới việc tránh thuế.
2. Không có trường hợp nào những quy định tại khoản 1 được giải thích là buộc một Nước ký kết có nghĩa vụ:
(a) thực hiện các biện pháp hành chính khác với luật pháp hay thông lệ về quản lý hành chính của Nước ký kết đó hay của Nước ký kết kia;
(b) cung cấp những thông tin không thể tiết lộ được theo các luật hay theo như quá trình quản lý hành chính thông thường của Nước ký kết đó hay của Nước ký kết kia;
(c) cung cấp những thông tin có thể làm tiết lộ bí mật về mậu dịch, thương mại, công nghiệp, thương nghiệp hay bí mật nghề nghiệp hoặc các phương thức kinh doanh, hoặc cung cấp những thông tin mà việc tiết lộ chúng có thể trái với chính sách nhà nước.
Điều 28. Đoàn ngoại giao và cơ quan lãnh sự
Không nội dung nào trong Hiệp định này ảnh hưởng đến những ưu đãi về thuế của các Đoàn ngoại giao và cơ quan lãnh sự theo những nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế hay những quy định trong các hiệp định đặc biệt.
1. Mỗi Nước ký kết sẽ thông báo cho Nước ký kết kia về việc hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của luật Nước đó để đưa Hiệp định này vào hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày thông báo sau cùng và do vậy sẽ có hiệu lực:
(a) tại Việt Nam:
(1) đối với các khoản thuế khấu trừ tại nguồn liên quan đến khoản chịu thuế được chi trả vào ngày hoặc sau ngày 1 tháng 1 của năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp định có hiệu lực, và trong các năm dương lịch tiếp theo;
(2) đối với các loại thuế Việt Nam khác liên quan đến thu nhập, lợi tức hay lợi nhuận phát sinh trong năm dương lịch tiếp theo sau năm Hiệp định có hiệu lực, và trong các năm dương lịch tiếp theo;
(b) tại Mi-an-ma:
(1) đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn liên quan đến thu nhập phát sinh vào ngày hay sau ngày 1 tháng 4 năm tài chính tiếp theo năm tài chính Hiệp định này có hiệu lực;
(2) đối với các loại thuế khác đánh trên thu nhập liên quan đến các loại thuế phải nộp trong bất kỳ năm tính thuế nào bắt đầu vào ngày hay sau ngày 1 tháng 4 năm tài chính thứ 2 tiếp theo năm tài chính Hiệp định này có hiệu lực và những năm tính thuế tiếp theo;
Hiệp định này sẽ vẫn còn hiệu lực cho tới khi một Nước ký kết tuyên bố chấm dứt hiệu lực. Mỗi Nước ký kết thông qua đường ngoại giao có thể chấm dứt hiệu lực Hiệp định bằng cách gửi cho Nước ký kết kia văn bản chấm dứt hiệu lực Hiệp định ít nhất sáu tháng trước khi kết thúc năm dương lịch bắt đầu từ sau thời hạn năm năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Trong trường hợp này, Hiệp định sẽ hết hiệu lực thi hành:
(a) tại Việt Nam:
(1) đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, liên quan đến các khoản chịu thuế được trả vào ngày hay sau ngày 1 tháng 1 của năm dương lịch tiếp theo năm gửi thông báo chấm dứt hiệu lực;
(2) đối với các loại thuế Việt Nam khác, liên quan đến thu nhập, các khoản lợi tức hay lợi nhuận phát sinh trong năm dương lịch tiếp sau năm dương lịch gửi thông báo chấm dứt hiệu lực;
(b) tại Mi-an-ma:
(1) đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn thu trên thu nhập phát sinh vào ngày hay sau ngày 1 tháng 4 năm tài chính tiếp theo năm gửi thông báo chấm dứt hiệu lực;
(2) đối với các loại thuế khác thu trên thu nhập liên quan đến các loại thuế phải nộp trong bất kỳ năm tính thuế nào bắt đầu vào ngày hay sau ngày 1 tháng 4 năm tài chính thứ hai tiếp theo năm gửi thông báo chấm dứt hiệu lực.
ĐỂ LÀM BẰNG những người được ủy quyền của từng Chính phủ dưới đây đã ký vào Hiệp định này.
ĐƯỢC LÀM thành hai bản tại Yangon ngày 12 tháng năm năm hai nghìn bằng tiếng Anh.
TM.
CHÍNH PHỦ |
TM.
CHÍNH PHỦ |
Ghi chú: Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 12/8/2003.