Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 26/02/2009
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Brunei Darussalam,Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,Chính phủ Cộng hoà In-đô-nê-xi-a,Chính phủ Cộng hoà Philippin,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Cộng hoà Xingapo,Chính phủ Hoàng gia Cam pu chia,Chính phủ liên hiệp M
Người ký CHAM PRASIDH,LIM HNG KIANG,Lim Jock Seng,MARI ELKA PANGESTU,Mingkwan Songsuwan,Muhyiddin Bin Mohammad Yassin,Nam Viyaketh,PEter B.Favila,U Soe Tha,Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí

Bản dịch không chính thức

 

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN

LỜI MỞ ĐẦU

Chính phủ các nước Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (“Lào PDR”), Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hòa Philíppin, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các Quốc gia Thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi chung là “ASEAN” hoặc “các Quốc gia Thành viên” hoặc gọi riêng là “Quốc gia Thành viên”);

NHẮC LẠI quyết định của các Nhà Lãnh đạo về việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, bao gồm ba trụ cột, gồm Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC) trong Tuyên bố về Hiệp ước ASEAN II ký ngày 7/10/2003 tại Bali, Indonesia, và trong Hiến chương ASEAN, ký ngày 20/11/2007 tại Singapore;

QUYẾT TÂM thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất với luồng lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lao động lành nghề, và luồng lưu chuyển vốn tự do hơn như được đề ra trong Hiến chương ASEAN và Tuyên bố về Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN do các Nhà Lãnh đạo ký ngày 20/11/2007 tại Singapore;

THỪA NHẬN những thành tựu đáng kể và đóng góp của những hiệp định và văn kiện ASEAN hiện hành trong các lĩnh vực khác nhau trong tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển tự do của hàng hoá trong khu vực như Hiệp định về các Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi ASEAN (1977), Hiệp định Chương trình Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (1992), Hiệp định Hải quan ASEAN (1997), Hiệp định Khung ASEAN về các Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau (1998), Hiệp định Khung e-ASEAN (2000), Nghị định thư điều chỉnh việc thực hiện Biểu Thuế quan hài hòa ASEAN (2003), Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên (2004), Nghị định thư Thành lập và Thực hiện Cơ chế Hải quan một cửa ASEAN (2005);

MONG MUỐN đẩy nhanh hội nhập thông qua xây dựng một Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN toàn diện, trên cơ sở những cam kết thuộc các hiệp định ASEAN hiện hành để tạo một cơ sở pháp lý cho lưu chuyển tự do hàng hóa trong khu vực;

TIN TƯỞNG rằng một Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN toàn diện sẽ giảm thiểu các hàng rào và tăng cường liên kết kinh tế giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN, giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả thương mại, đầu tư và kinh tế, tạo nên một thị trường lớn hơn với nhiều cơ hội hơn và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp của các Quốc gia Thành viên và tạo ra và duy trì một khu vực đầu tư cạnh tranh;

THỪA NHẬN các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau giữa các Quốc gia Thành viên và sự cần thiết phải khắc phục khoảng cách phát triển và tạo thuận lợi cho sự tham gia của các Quốc gia Thành viên, đặc biệt là Campuchia, Lào PDR, Maanmar và Việt Nam, trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhờ quy định về linh hoạt và hợp tác kỹ thuật và phát triển;

THỪA NHẬN THÊM các quy định trong các tuyên bố cấp Bộ trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới về các biện pháp hỗ trợ các nước kém phát triển;

CÔNG NHẬN vai trò quan trọng của khu vực doanh nghiệp trong tăng cường thương mại và đầu tư giữa các Quốc gia Thành viên và sự cần thiết phải thúc đẩy và tạo thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia của khu vực doanh nghiệp thông qua các hiệp hội kinh doanh ASEAN khác nhau trong thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN; và

CÔNG NHẬN vai trò của các thỏa thuận thương mại khu vực là động lực thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu và khu vực và thuận lợi hóa thương mại và là bộ phận cấu thành trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương;

ĐÃ NHẤT TRÍ NHƯ SAU:

Chương 1

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu

Mục tiêu của Hiệp định này là đạt được sự lưu chuyển tự do của hàng hoá trong ASEAN như một trong những công cụ chính để xây dựng thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung hướng tới hội nhập kinh tế sâu sắc hơn trong khu vực hướng tới thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.

Điều 2. Định nghĩa chung

1. Vì mục đích của Hiệp định này, trừ khi trong Hiệp định có định nghĩa khác:

(a) ASEAN có nghĩa là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á bao gồm Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (“Lào PDR”), Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hòa Phillipines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

(b) Các cơ quan hải quan nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm theo luật pháp của một Quốc gia Thành viên về giám sát thực hiện luật hải quan;

(c) Thuế hải quan nghĩa là bất kỳ thuế nhập khẩu hoặc thuế hải quan nào và bất kỳ loại phí nào áp dụng đối với việc nhập khẩu của một hàng hóa, những không gồm bất kỳ:

(i) phí tương đương với một khoản thuế nội địa áp dụng nhất quán với quy định của đoạn 2 của Điều 3 của Hiệp định GATT 1994, liên quan tới hàng hóa trong nước tương tự hoặc hàng hoá mà từ đó, hàng hóa nhập khẩu đã được sản xuất hoặc chế tạo toàn bộ hoặc một phần;

(ii) thuế đối kháng hoặc thuế chống bán phá giá áp dụng nhất quán với quy định của Điều VI của Hiệp định GATT 1994, Hiệp định về Thực thi Điều VI của Hiệp định GATT 1994, và Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp Đối kháng trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO; hoặc

(iii) lệ phí hoặc bất kỳ phí nào phù hợp với chi phí của dịch vụ cung cấp.

(d) Luật hải quan nghĩa là luật và quy định quản lý và thực thi bởi các cơ quan hải quan của từng Quốc gia Thành viên liên quan tới nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, chuyển tải, và lưu trữ hàng hóa do chúng liên quan tới thuế hải quan, phí, và các loại thuế khác, hoặc liên quan tới lệnh cấm, hạn chế, và các hoạt động kiểm soát tương tự khác đối với sự di chuyển của các mặt hàng được kiểm soát qua ranh giới của lãnh thổ hải quan của các Quốc gia Thành viên;

(e) Giá trị hải quan của hàng hoá nghĩa là giá trị hàng hoá vì mục đích áp dụng thuế tính theo giá trị đối với hàng hoá nhập khẩu;

(f) Ngày nghĩa là ngày theo lịch, gồm cả ngày cuối tuần và ngày nghỉ;

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ