Hiệp định khung số 77/2004/LPQT về hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa Hung-ga-ri

Số hiệu 77/2004/LPQT
Ngày ban hành 19/05/2004
Ngày có hiệu lực 19/05/2004
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Bùi Bá Bổng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NGOẠI GIAO

*******

Số : 77/2004/LPQT

 

 

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2004

 

Hiệp định khung về hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa Hung-ga-ri có hiệu lực từ ngày 19 tháng 5 năm 2004./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG


Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH KHUNG

VỀ HỢP TÁC TRÊN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP GIỮA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NƯỚC CỘNG HÒA HUNG-GA-RI

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa Hung-ga-ri (dưới đây gọi tắt là hai Bên).

- Với nhận thức rằng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi nước.

- Xét tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa các tổ chức và cơ quan liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp, thương mại và phát triển nông thôn của hai nước.

- Thừa nhận rằng hai Bên đều mong muốn phát triển sự hợp tác kinh tế khoa học công nghệ trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và phát triển nông thôn trên tất cả các lĩnh vực khác hai Bên cùng quan tâm, và

- Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ giữa hai nước trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Các lĩnh vực thuộc Hiệp định

1. Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp

Hai Bên sẽ nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan của hai nước làm công tác giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua trao đổi thông tin và các ấn phẩm nghiên cứu, cũng như thông qua các chương trình trao đổi khoa học của các nhà nghiên cứu.

2. Trồng trọt

Trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực sau đây:

- Làm vườn, đặc biệt là cây dược liệu và các loại cây cảnh.

- Trồng cây lương thực.

- Xử lý sản phẩm sau thu hoạch.

- Hệ thống quản lý ngành, sản xuất hạt giống và nhân giống cây trồng.

- Áp dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt.

- Nâng cao trình độ sản xuất của các trang trại vừa và nhỏ.

3. Chăn nuôi gia súc và sản xuất thức ăn gia súc.

- Trao đổi kinh nghiệm trên lĩnh vực chăn nuôi bò, lợn, gia cầm và thỏ cũng như nuôi ong, bảo đảm chất lượng sản xuất thịt bò và thịt lợn, trao đổi các số liệu kinh tế, kỹ thuật.

- Trao đổi kinh nghiệm trên lĩnh vực sữa: sản xuất, thu gom và bảo đảm chất lượng.

- Trao đổi kinh nghiệm trên lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc.

[...]