HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI VÀ HỢP TÁC KINH TẾ, KHOA HỌC KỸ THUẬT GIỮA CHÍNH
PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ IRAC
(1977).
BỘ
NGOẠI THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
464/BNgT/KV2
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 5 năm 1977
|
Kính
gửi: Thủ tướng chính phủ
Ngày 18/4/1977 tại Bat-đa, nhân
chuyến đi thăm của Phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh, Đại diện Chính phủ ta và Đại
diện chính phủ nước Cộng hoà Irac đã ký Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế,
khoa học kỹ thuật giữa hai nước.
Trong Điều 14 của Hiệp định này
có quy định: "Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày trao đổi công hàm
xác nhận sự thoả thuận của hai chính phủ theo đúng những thủ tục hiến pháp của
mỗi bên..."
Vì thời gian đi thăm quá ngắn
nên hai Bên chỉ ký bằng tiếng Anh.
Bộ ngoại thương xin gửi kèm theo
đây bản dịch hiệp đinh nói trên để Thủ tướng chính phủ cho làm các thủ tục cần
thiết.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Hoàng Bích Sơn
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ IRAC
THỨ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Mahdi Muhsin Auda
|
HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG
MẠI VÀ HỢP TÁC KINH TẾ, KHOA HỌC KỸ THUẬT GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ IRAC.
Xuất phát từ lòng mong muốn phát
triển buôn bán và hợp tác kinh tế, khoa học ký thuật trên cơ sở hai bên cùng có
lợi và nhằm mục đích củng cố quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hoà Irăc, dưới đây gọi
là hai bên ký kết Hiệp định, đã thoả thuận như sau:
Điều 1:
Hai bên sẽ
cố gắng phát triển hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật giữa hai nước và nhằm mục
đích này hai bên sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu đã
quy định trong Hiệp định này theo đúng pháp luật và thể lệ hiện hành của Hai nước.
Điều 2:
Những sự
trao đổi thương mại giữa hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và nước Cộng
hoà Irắc theo Hiệp định này sẽ thực hiện trên các mặt hàng ghi trong danh mục
“A” và “B”
Danh mục A ghi các mặt hàng của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam xuất sang nước Cộng hoà Irắc.
Danh mục B ghi các mặt hàng của
nước Cộng hoà Irăc xuất sang nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Giữa hai bên cũng có thể trao đổi
các mặt hàng không ghi trong các danh mục A và B nếu có sự thoả thuận giữa các
cơ quan có thẩm quyền của hai nước.
Điều 3:
Hai bên ký
kết sẽ danh cho nhau chế độ tối huệ quốc và thủ tục hải quan vè thuế quan và
các thuế khác đánh vào việc xuất nhập khẩu; chế độ này sẽ không áp dụng đối với
những trường hợp sau đây:
a. Những quyền lợi và ưu đãi mà
một trong hai bên ký kết hiệp định dành cho các nước láng giềng để tạo dễ dàng
cho mậu dịch biên giới.
b. Những quyền lợi và ưu đãi
phát sinh từ một hiệp định về liên hiệp quan thuế hoặc về khu vực mậu dịch tự
do mà một trong hai Bên ký kết hiệp định đã tham gia và sẽ tham gia;
c. Những quyền lợi và ưu đãi mà
chính phủ nước Cộng hoà Irăc đã hoặc sẽ dành cho các nước A rập.
Điều 4:
Mọi khoản
thanh toán thông thường giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Irắc sẽ thực
hiện bằng các ngoại tệ có thể tự do chuyển đổi được do hai bên thoả thuận.
Điều 5:
Hai bên
cam kết rằng hàng hoá nhập khẩu từ nước này sang nước bên kia sẽ không đựơc tái
xuất nếu chưa có sự thoả thuận của nước xuất xứ.
Điều 6:
Căn cứ
theo đúng luật pháp của và thể lệ hiện hành của hai nước, hai bên cam kết sẽ
dành cho nhau mọi sự dễ dàng trong việc tổ chức và tham gia các hội chợ thường
xuyên và lâm thời và thiết lập các trung tâm giao dịch thương mại của bên này ở
nước bên kia.
Điều 7:
Hai bân ký
kết Hiệp định này sẽ cố gắng tới mức tối đã để mở rộng việc buôn bán giữa hai
nước bằng những kế hoạch buôn bán do Uỷ ban hỗn hợp quy định trong Điều 12 của
Hiệp định này đề ra.
Đề làm cho các nhà nhập khẩu của
hai nước làm quen với tình hình thị trường của nhau, các tổ chức có thẩm quyền
của hai nước sẽ giúp đỡ tạo điều kiện dễ dàng cho việc đưa những sản phẩm của
Irắc vào Việt Nam và đưa những sản phẩm của Việt Nam vào Irắc.
Điều 8:
Trong
khuôn khổ luật lệ hiện hành của hai nước, những tàu buôn của mỗi bên ký kết
cùng với hàng hoá trên tàu khi vào ra các hải cảng thương mại của nước bên kia,
được hưởng sự ưu đãi trong mọi việc liên quan đến hàng hoá vẫn ra vào cảng, sử
dụng các phương tiện bốc dỡ hàng của cảng, thu phí và các lệ phí. Về vấn đề
này, luật lệ hiện hành của hai nước phải được tuân thủ. Các sự ưu đãi nêu trên
sẽ không bao gồm những sự ưu đãi dành cho các tàu buôn ven biển và các tàu của
các nước Ả rập.
Điều 9:
Hai bên sẽ
cố gắng, thông qua các cơ quan và tổ chức các thẩm quyền của mình, phát triển sự
hợp tác kinh tế, khoa học ký thuật giữa hai nước bằng mọi cách có thể áp dụng
trong khuôn khổ luật pháp của mình.
Điều 10:
1. Việc hợp
tác khoa học kỹ thuật bao gồm những hoạt động dưới đây, đồng thời luôn luôn chú
ý đến khả năng có thể mở rộng những hình thức khác xét thấy có lợi cho cả hai
bên.
a) Trao đổi kỹ xảo ký thuật,
chuyên gia giữa hai nước trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp,
công nghiệp và vận tải.
b) Đào tạo kỹ thuật cho các công
dân của hai nước trong các lĩnh vực nêu trong điểm (a) trên.
c) Trao đổi tin tức, công trình
nghiên cứu khoa học, tài liệu kỹ thuật, sách, phim ảnh, luật lệ, thống kê kinh
tế và khoa học.
d) Hợp tác của các tổ chưc khoa
học, kỹ thuật, kinh tế và công nghiệp để tìm ra những giải pháp kỹ thuật phù hợp
nhất và để tăng năng suất.
2. Tất cả những tin tức, công
trình nghiên cứu khoa học, tài liệu kỹ thuật và những hình thức khác đã được
cung cấp trong khuôn khổ của Hiệp định này sẽ không được tái xuất sang một nước
thứ ba nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của nhà đương cục có thẩm quyền
của nước cung cấp.
Điều 11:
Sự hợp
tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa hai nước sẽ được thực hiện bằng các thoả
thuận riêng ký kêt giữa các cơ quan hoặc tổ chức được uỷ quyền của hai nước, được
hai bên ký kết hiệp định này thông qua, và phù hợp với nghĩa vụ pháp lý quốc tế
của mỗi bên về mặt này.
Điều 12:
Với lòng
mong muốn thực hiện tốt đẹp bản hiệp định này và bảo đảm thực hiện và mở rộng
nguyên tắc hai bên cùng có lợi, hai bên đã thoả thuận thành lập một Uỷ ban hỗn
hợp, Uỷ ban này sẽ họp tại Bat-đa hoặc Hà Nội khi cần thiết theo yêu cầu của một
trong hai bên với muc đích làm dễ dàng cho việc thực hiện hiệp định và xem xét
sự tiến bộ của việc trao đổi buôn bán và hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuất giữa
hai nước nêu lên những kiến nghị và đề nghị cần thiết nhằm phát triển và mở rộng
sự trao dổi và hợp tác này và đề xuất các giải pháp cho những vấn đề có thể nảy
sinh từ đó.
Điều 13:
Bản hiệp
định thương mại ký kết giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và chính phủ nước Cộng hoà Irắc tại Bat-đa ngày 8 tháng 7 năm 1959 được bãi bỏ.
Điều 14:
Hiệp định
này sẽ có hiệu lực kể từ ngày trao đổi công hàm xác nhận hai chính phủ đã thông
qua theo đúng những thủ tục hiến pháp của mỗi bên. Hiệp định này có giá trị
trong thời gian là 3 năm, sau đó sẽ được mặc nhiên gia hạn cho từng thời hạn
tương tự, trừ khi một bên thông báo bằng văn bản ý định kết thúc hiệp định này
ba tháng trươc khi hiệp định hết hạn.
Làm tại Baghdad ngày 18 tháng 4
năm 1977 thành hai bản chính bằng tiếng Anh, cả hai bản đều có giá trị chính thức
như nhau.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Hoàng Bích Sơn
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ IRAC
THỨ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Mahdi Muhsin Auda
|
DANH MỤC A
HÀNG XUẤT CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ VIỆT NAM SANG NƯỚC
CỘNG HOÀ IRAC
1. Gạo
2. Gỗ
3. Sắn và bột sắn
4. Khoai và bột khoai
5. Hoa quả hộp (dứa, nhãn,
vải,...)
6. Thịt hộp (gà, vịt,
bò....)
7. Hải sản (cá hộp, tôm cá
đông)
8. Cà phê
9. Chè xanh và chè đen
10. Dầu lạc
11. Cao su
12. Tinh dầu (dầu bạc hà, dầu
sả...)
13. Đay
14. Đồ mỹ nghệ và thủ công
(gốm sơn mài, đồ tre, đồ đay, đồ thêu..)
15. Các hàng khác.
DANH MỤC B
HÀNG XUẤT CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ IRAC SANG NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Chà là
2. Dầu thực vật
3. Chăn
4. Hợp chất PVC
5. Hàng thủ công
6. Xiroo chà là
7. Re liquorice (thuốc nam)
8. Diêm sinh
9. Da sơ chế
10. Đồ da
11. Phân bón
"Urê"
12. Pin, ắc quy.