Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Hiệp định số 119/2004/LPQT về Hợp tác tài chính năm 2003 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức

Số hiệu 119/2004/LPQT
Ngày ban hành 09/10/2004
Ngày có hiệu lực 09/10/2004
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước

BỘ NGOẠI GIAO

******

 

Số: 119/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2004 

 

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức về Hợp tác tài chính năm 2003 có hiệu lực từ ngày 09 tháng 10 năm 2004./.

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỀ LUẬT PHÁP VÀ ĐIÊU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG



Nguyễn Hoàng Anh

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VỀ HỢP TÁC TÀI CHÍNH NĂM 2003.

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức,

Trên tinh thần những mối quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức, với mong muốn củng cố và tăng cường những mối quan hệ hữu nghị thông qua ch­ương trình hợp tác tài chính giữa hai nước, với nhận thức rằng việc duy trì những mối quan hệ đó là cơ sở cho Hiệp định với mong muốn đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Biên bản ghi nhớ kỳ họp đàm phán Chính phủ ngày 18 và 19 tháng 11 năm 2003, đã thỏa thuận như sau:

Điều 1.

(l) Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Đức sẽ tạo điều kiện để Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận từ Ngân hàng Tái thiết Đức (cơ quan tín dụng phát triển) - KFW, Frankfur/­main, các khoản tiền dưới đây:

1. Các khoản vay trị giá 14.900.000 EUR (m­ười bốn triệu chín trăm nghìn EUR) cho các Dự án:

(a) Ch­ương trình Y tế kế hoạch hóa gia đình giai đoạn IV tối đa 1.500.000 EUR (một triệu năm trăm nghìn EUR),

(b) Xử lý nước thải Trà Vinh (Ch­ương trình phía Nam) tối đa 5.500.000 EUR (năm triệu năm trăm nghìn EUR),

(c) Trồng rừng VII tối da 7.900.000 EUR (bảy triệu chín trăm nghìn EUR).

nếu sau khi thẩm định, dự án được đánh giá là hợp thức để thực thi.

2. Các khoản viện trợ trị giá 10.600.000 EUR (m­ười triệu sáu trăm nghìn EUR) cho các Dự án:

(a) Ch­ương trình Y tế kế hoạch hóa gia đình giai đoạn IV tối đa 8.500.000 EUR (tám triệu năm trăm nghìn EUR),

(b) Trồng rừng VII tối đa 2.100.000 EUR (hai triệu một trăm nghìn EUR)

nếu sau khi thẩm định, dự án được đánh giá là hợp thức để thực thi và được xác nhận là những dự án có tính chất bảo vệ môi trường/cơ sở hạ tầng xã hội, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là ch­ương trình tự cứu chống đối nghèo hoặc chương trình nhằm cải thiện vai trò phụ nữ nếu những dự án này đáp ứng các yêu cầu đặc biệt để thực thi theo hình thức được viện trợ.

(2) Các dự án nêu ở Đoạn (l) ở trên có thể được thay thế bằng các dự án khác nếu Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý. Trong trường hợp dự án nêu ở đoạn (l) 2 ở trên được thay thế bằng một dự án có tính chất bảo vệ môi trường/cơ sở hạ tầng xã hội, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ch­ương trình tự cứu chống đói nghèo hoặc ch­ương trình nhằm cải thiện vai trò phụ nữ nếu những dự án này đáp ứng các yêu cầu đặc biệt để thực thi theo hình thức được viện trợ thì dự án sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn viện trợ. Ng­ược lại, dự án sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn vay.

(3) Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng nếu trong một ngày nào đó trong t­ương lai, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tạo điều kiện để Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận từ Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Frankfurt/Main các khoản vay hoặc đóng góp tài chính cho việc chuẩn bị các dự án nêu ở đoạn (l) trên đây hoặc đóng góp tài chính cho các biện pháp cần thiết để thực hiện và hỗ trợ các dự án nêu ở đoạn (l) này.

Điều 2.

(l) Việc sử dụng khoản tiền nêu tại Điều 1 của Hiệp định này và các điều điều kiện để được sử dụng chúng cũng như quy trình xét duyệt hợp đồng sẽ được điều chỉnh thì các điều khoản của các hiệp định sẽ ký kết giữa người nhận vay và Ngân hàng Tái thiết Đức. Các điều khoản này sẽ phù hợp với luật và quy định áp dụng tại Cộng hoà Liên bang Đức.

(2) Cam kết cho việc giành các khoản tiền nêu ở Điều 1 (l) 1 và 2 sử không có hiệu lực nếu các hiệp định vay vốn/tài trợ t­ương ứng không được ký kết trong vòng 8 năm kể từ năm đ­ưa ra cam kết này. Hạn cuối cùng cho các khoản tiền này là 31/12/2011.

(3) Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không phải là người vay thì sử bảo đảm việc thực hiện đầy đủ bất tất cả các vụ hoàn trả bằng EURO cho người vay có thể phát sinh theo các Hiệp định ký kết theo đoạn (l) ở trên cho Ngân hàng Tái thiết Đức.

Điều 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ miễn trừ cho Ngân hàng Tái thiết Đức tất cả các khoản thuế và phí công cộng khác ở Việt Nam liên quan đến việc ký kết và thực hiện các hiệp định nêu tại Điều 2 của Hiệp định này.

Điều 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cho phép những người sử dụng và nhà cung cấp tự chọn cơ quan vận tải bằng đường biển hoặc đường không đối với con người và hàng hóa hình thành từ việc cho vay viện trợ và đóng góp tài chính, không thực hiện các biện pháp gây khó khăn hoặc loại trừ việc tham gia bình đẳng của các doanh nghiệp vận tải có trụ sở ở Cộng hòa Liên bang Đức và nếu cần ra Quyết định cần thiết để các doanh nghiệp vận tải này được tham gia.

Điều 5.

(l) Các khoản tiền dưới từ những khoản vay dưới đây sẽ được phân bổ lại, chuyển thành các khoản viện trợ và bổ sung vào quỹ Khảo sát Chuyên gia:

1. Khoản tiền 920,49 EUR (chín trăm hai m­ươi EUR, bốn mư­ơi chín xent) từ khoản vay 20.000.000 DM (hai m­ươi triệu Mark Đức; t­ương đ­ương 10.225.837,62 EUR, tức là m­ười triệu hai trăm hai mươi lăm nghìn, tám trăm ba m­ươi bảy EUR, sáu m­ươi hai xent) cam kết tại Hiệp định ngày 28 tháng 6 năm 1996 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức liên quan đến Viện trợ vốn;

[...]