Đề án 4756/ĐA-UBND năm 2018 về ủy quyền cho các sở - ngành, thủ trưởng các sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu | 4756/ĐA-UBND |
Ngày ban hành | 20/10/2018 |
Ngày có hiệu lực | 20/10/2018 |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Thành Phong |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4756/ĐA-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2018 |
A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
Từ khi Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 được ban hành, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều Quyết định về phân cấp, ủy quyền cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện, trong đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức (kèm theo Phụ lục các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành về phân cấp, ủy quyền kể từ khi Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực).
Nhìn chung, Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các văn bản phân cấp, ủy quyền theo thẩm quyền trên các lĩnh vực đã tạo điều kiện cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc phân cấp, ủy quyền đã giúp nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện; tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; rút ngắn thời gian giải quyết, giảm khâu trung gian vì không phải trình Ủy ban nhân dân thành phố hoặc có ý kiến của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố. Giảm thiểu chi phí hành chính của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khi có thủ tục hành chính cần được giải quyết do tập trung về một đầu mối của cơ quan được ủy quyền.
Qua công tác phân cấp, ủy quyền trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã xác định rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm giữa cơ quan phân cấp, ủy quyền với cơ quan nhận phân cấp, ủy quyền tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ, tránh sự chồng chéo trách nhiệm. Đặc biệt là nguyên tắc xuyên suốt trong phân cấp, ủy quyền của chính quyền Thành phố là “Tăng cường phân cấp, ủy quyền mạnh cho cơ sở để tạo bước đột phá trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; việc gì mà cơ quan, đơn vị nào có điều kiện thực hiện tốt thì phân cấp, ủy quyền cho đơn vị đó thực hiện”. Nội dung phân cấp, ủy quyền phù hợp với thực tế nên việc tổ chức triển khai thực hiện tương đối tốt. Thông qua việc phân cấp, ủy quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã đảm bảo quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm đối với các nội dung công việc đã được phân cấp, ủy quyền.
Trong quá trình thực hiện phân cấp, ủy quyền, nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương đều chấp hành và tuân thủ đầy đủ các điều kiện, nội dung được Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp, ủy quyền. Chưa có trường hợp đơn vị được ủy quyền thực hiện không đúng phạm vi, chức trách được ủy quyền.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được, việc thực hiện phân cấp, ủy quyền còn có những mặt hạn chế như:
Quy định pháp luật về phân cấp ủy quyền trước thời điểm Luật tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành còn khá ít và quy định trong nhiều văn bản chuyên ngành nên việc chính quyền cấp trên ủy quyền, phân cấp cho chính quyền cấp dưới còn chưa chặt chẽ về nội dung, chưa thống nhất, đồng bộ về hình thức ... tạo ra sự lúng túng nhất định của cơ quan phân cấp, ủy quyền và cơ quan nhận phân cấp, ủy quyền.
Việc phân cấp, ủy quyền tập trung vào một số lĩnh vực như đầu tư; xây dựng; cán bộ, công chức, viên chức...nên chưa phát huy vai trò, chủ động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên các lĩnh vực khác.
Có văn bản xác định nội dung là phân cấp thẩm quyền nhưng được ban hành dưới hình thức văn bản hành chính, không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Một số văn bản phân cấp đã được ban hành nhưng chưa được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kịp thời mặc dù một số cơ sở pháp lý đã thay đổi.
Những hạn chế trên đã tác động đến công tác quản lý nhà nước là chưa có thêm cơ sở thực tiễn trong quá trình thực hiện việc phân cấp, ủy quyền của cấp trên cho cấp dưới giúp cho việc hoàn thiện pháp luật về phân cấp, ủy quyền và hệ thống pháp luật chuyên ngành theo tinh thần phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ. Đồng thời, chưa chủ động nhiều trong việc phân cấp, ủy quyền của cấp trên cho cấp dưới và cấp dưới chưa chủ động đề xuất cấp trên phân cấp, ủy quyền cho mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nên hiệu quả công tác phân cấp, ủy quyền chưa đạt như mong muốn.
- Thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, cơ sở pháp lý cho việc phân cấp, ủy quyền đã được quy định cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện pháp lý vững chắc cho Thành phố trong triển khai thực hiện, cụ thể:
Trước đây, việc phân cấp giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên cho cơ quan nhà nước cấp dưới nói chung được thực hiện trên cơ sở các quy định cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Tuy nhiên, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 được ban hành đã tạo cơ chế pháp lý rõ ràng trong việc xác định thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền địa phương cũng như cơ chế trong việc phân cấp giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới, việc ủy quyền giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên cho Ủy ban nhân dân cấp dưới hoặc cơ quan tổ chức khác.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã cụ thể vấn đề này bằng các điều luật: Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương, Điều 12. Phân quyền cho chính quyền địa phương, Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương, Điều 14. Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đồng thời, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phân cấp, ủy quyền tại Điều 21, Điều 22, cụ thể:
Khoản 8, Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh: “Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh”;
Khoản 7, Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: “Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh”.
Đây là một trong những quy định mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
- Ngày 24 tháng 11 năm 2017, tại kỳ họp lần thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có cơ chế ủy quyền đã cho phép: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố”. Điều này đã mở rộng thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong thực hiện cơ chế ủy quyền so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương là “chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh” tạo điều kiện cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện phát huy hơn nữa vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Như vậy, cơ sở pháp lý về ủy quyền ngày càng cụ thể, rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố triển khai công tác ủy quyền.
3. Sự cần thiết xây dựng Đề án ủy quyền:
Từ cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý trên, việc xây dựng Đề án ủy quyền là cần thiết nhằm:
- Đẩy mạnh việc nâng cao chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của Thành phố. Vì, thực hiện việc ủy quyền đã góp phần giảm khâu trung gian, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tăng hiệu quả thực hiện cũng như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai một số nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp, ủy quyền cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện. Do đó, thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền tốt sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả giải quyết công việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan, đơn vị nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính. Đây còn là một trong những giải pháp để thực hiện việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cũng như Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế thông qua giảm khâu trung gian trong giải quyết các thủ tục hành chính.
- Cụ thể hóa Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội góp phần tăng cường tính chủ động, kịp thời, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước và phát huy việc thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4756/ĐA-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2018 |
A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
Từ khi Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 được ban hành, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều Quyết định về phân cấp, ủy quyền cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện, trong đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức (kèm theo Phụ lục các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành về phân cấp, ủy quyền kể từ khi Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực).
Nhìn chung, Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các văn bản phân cấp, ủy quyền theo thẩm quyền trên các lĩnh vực đã tạo điều kiện cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc phân cấp, ủy quyền đã giúp nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện; tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; rút ngắn thời gian giải quyết, giảm khâu trung gian vì không phải trình Ủy ban nhân dân thành phố hoặc có ý kiến của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố. Giảm thiểu chi phí hành chính của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khi có thủ tục hành chính cần được giải quyết do tập trung về một đầu mối của cơ quan được ủy quyền.
Qua công tác phân cấp, ủy quyền trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã xác định rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm giữa cơ quan phân cấp, ủy quyền với cơ quan nhận phân cấp, ủy quyền tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ, tránh sự chồng chéo trách nhiệm. Đặc biệt là nguyên tắc xuyên suốt trong phân cấp, ủy quyền của chính quyền Thành phố là “Tăng cường phân cấp, ủy quyền mạnh cho cơ sở để tạo bước đột phá trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; việc gì mà cơ quan, đơn vị nào có điều kiện thực hiện tốt thì phân cấp, ủy quyền cho đơn vị đó thực hiện”. Nội dung phân cấp, ủy quyền phù hợp với thực tế nên việc tổ chức triển khai thực hiện tương đối tốt. Thông qua việc phân cấp, ủy quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã đảm bảo quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm đối với các nội dung công việc đã được phân cấp, ủy quyền.
Trong quá trình thực hiện phân cấp, ủy quyền, nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương đều chấp hành và tuân thủ đầy đủ các điều kiện, nội dung được Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp, ủy quyền. Chưa có trường hợp đơn vị được ủy quyền thực hiện không đúng phạm vi, chức trách được ủy quyền.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được, việc thực hiện phân cấp, ủy quyền còn có những mặt hạn chế như:
Quy định pháp luật về phân cấp ủy quyền trước thời điểm Luật tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành còn khá ít và quy định trong nhiều văn bản chuyên ngành nên việc chính quyền cấp trên ủy quyền, phân cấp cho chính quyền cấp dưới còn chưa chặt chẽ về nội dung, chưa thống nhất, đồng bộ về hình thức ... tạo ra sự lúng túng nhất định của cơ quan phân cấp, ủy quyền và cơ quan nhận phân cấp, ủy quyền.
Việc phân cấp, ủy quyền tập trung vào một số lĩnh vực như đầu tư; xây dựng; cán bộ, công chức, viên chức...nên chưa phát huy vai trò, chủ động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên các lĩnh vực khác.
Có văn bản xác định nội dung là phân cấp thẩm quyền nhưng được ban hành dưới hình thức văn bản hành chính, không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Một số văn bản phân cấp đã được ban hành nhưng chưa được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kịp thời mặc dù một số cơ sở pháp lý đã thay đổi.
Những hạn chế trên đã tác động đến công tác quản lý nhà nước là chưa có thêm cơ sở thực tiễn trong quá trình thực hiện việc phân cấp, ủy quyền của cấp trên cho cấp dưới giúp cho việc hoàn thiện pháp luật về phân cấp, ủy quyền và hệ thống pháp luật chuyên ngành theo tinh thần phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ. Đồng thời, chưa chủ động nhiều trong việc phân cấp, ủy quyền của cấp trên cho cấp dưới và cấp dưới chưa chủ động đề xuất cấp trên phân cấp, ủy quyền cho mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nên hiệu quả công tác phân cấp, ủy quyền chưa đạt như mong muốn.
- Thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, cơ sở pháp lý cho việc phân cấp, ủy quyền đã được quy định cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện pháp lý vững chắc cho Thành phố trong triển khai thực hiện, cụ thể:
Trước đây, việc phân cấp giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên cho cơ quan nhà nước cấp dưới nói chung được thực hiện trên cơ sở các quy định cụ thể trong từng văn bản pháp luật. Tuy nhiên, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 được ban hành đã tạo cơ chế pháp lý rõ ràng trong việc xác định thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền địa phương cũng như cơ chế trong việc phân cấp giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới, việc ủy quyền giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên cho Ủy ban nhân dân cấp dưới hoặc cơ quan tổ chức khác.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã cụ thể vấn đề này bằng các điều luật: Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương, Điều 12. Phân quyền cho chính quyền địa phương, Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương, Điều 14. Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đồng thời, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phân cấp, ủy quyền tại Điều 21, Điều 22, cụ thể:
Khoản 8, Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh: “Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh”;
Khoản 7, Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: “Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh”.
Đây là một trong những quy định mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
- Ngày 24 tháng 11 năm 2017, tại kỳ họp lần thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có cơ chế ủy quyền đã cho phép: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố”. Điều này đã mở rộng thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong thực hiện cơ chế ủy quyền so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương là “chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh” tạo điều kiện cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện phát huy hơn nữa vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Như vậy, cơ sở pháp lý về ủy quyền ngày càng cụ thể, rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố triển khai công tác ủy quyền.
3. Sự cần thiết xây dựng Đề án ủy quyền:
Từ cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý trên, việc xây dựng Đề án ủy quyền là cần thiết nhằm:
- Đẩy mạnh việc nâng cao chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của Thành phố. Vì, thực hiện việc ủy quyền đã góp phần giảm khâu trung gian, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tăng hiệu quả thực hiện cũng như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai một số nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp, ủy quyền cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện. Do đó, thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền tốt sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả giải quyết công việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan, đơn vị nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính. Đây còn là một trong những giải pháp để thực hiện việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cũng như Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế thông qua giảm khâu trung gian trong giải quyết các thủ tục hành chính.
- Cụ thể hóa Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội góp phần tăng cường tính chủ động, kịp thời, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước và phát huy việc thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
- Hệ thống hóa các nội dung ủy quyền mà Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã ủy quyền để tập hợp, điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành hiện hành, Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng như Nghị quyết số 54/2017/QH14 tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng của các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện.
- Phù hợp với việc thí điểm về cơ chế ủy quyền theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội sẽ sơ kết cuối năm 2020 nên chỉ xây dựng Đề án ủy quyền để ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn Thành phố vì việc phân cấp một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên và phải quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, còn việc ủy quyền một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể thông qua văn bản hành chính. Điều này, tạo điều kiện cho Thành phố xem xét rút kinh nghiệm và có điều chỉnh phù hợp để việc thực hiện ủy quyền được tốt hơn sau khi sơ kết Nghị quyết số 54/2017/QH14 thay vì sẽ phân cấp ổn định, trong thời gian dài.
Tóm lại, việc xây dựng Đề án ủy quyền để ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn Thành phố là hết sức cần thiết, cấp bách trong tình hình hiện nay nhằm góp phần xây dựng Thành phố ngày càng phát triển nhanh, bền vững, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015.
Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001.
Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Luật thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006.
Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007.
Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008.
Luật quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012.
Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013.
Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014.
Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014.
Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014.
Luật nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014.
Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014.
Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015.
Luật báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016.
Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về quản lý và phát triển chợ.
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.
Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2015 về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư công.
Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh.
Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quy định thẩm quyền thành lập Trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017 định hướng năm 2020.
Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA.
Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020.
Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Căn cứ Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.
Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm.
Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Quy chế Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA ban hành kèm theo Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng.
Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Điều lệ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp.
Thông tư số 08/2016/TT-BQP ngày 01 tháng 02 năm 2016 do Bộ Quốc phòng quy định về việc cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thư số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.
Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường Trung cấp;
Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
Thông tư số 04/2018/TT-BNV ngày 27 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
Công văn số 4861/BTNMT-TCMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ủy quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Quyết định số 250-QĐ/TU ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Thành phố.
Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về tiêu chí Trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 3968/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án xây dựng Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hiền, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du thực hiện trường tiên tiến, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 từ năm học 2015-2016;
Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quy định cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2016-2017 đến năm 2020-2021 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Thông báo kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo số 695/TB-VP ngày 30 tháng 8 năm 2017 về ủy quyền cho Sở Xây dựng một số lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
B. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC ỦY QUYỀN:
1. Nhằm giao một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện để vừa tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tính tích cực, chủ động cho cơ sở, vừa tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố và phục vụ nhân dân tốt hơn, phát triển Thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
2. Giảm khâu trung gian trong quá trình tham mưu thực hiện nhiệm vụ của các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện góp phần làm giảm áp lực và mức độ tập trung giải quyết sự vụ của Ủy ban nhân dân thành phố để tăng cường vai trò điều hành.
1. Việc ủy quyền thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn phải kèm theo điều kiện cụ thể và trong khoảng thời gian xác định.
2. Việc ủy quyền phải căn cứ vào yêu cầu, khối lượng công việc cần giải quyết của từng lĩnh vực; tính chất phức tạp, nhạy cảm của từng lĩnh vực; các nguồn lực, điều kiện và năng lực thực hiện của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Khi Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận - huyện và các Sở - ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện phải đảm bảo các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình ủy quyền. Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình đã ủy quyền.
4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ; giám sát của các cơ quan có thẩm quyền (cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Mặt trận và các đoàn thể) trong quá trình thực hiện ủy quyền.
5. Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các Sở - ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố được ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được ủy quyền. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền.
I. ỦY QUYỀN CÁC NỘI DUNG THUỘC THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ:
1. Lĩnh vực đô thị - môi trường:
1.1 Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận - huyện:
a) Quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp thu hồi đất quy định tại Khoản 3, Điều 66 Luật đất đai năm 2013 bao gồm toàn bộ công tác thu hồi đất:
- Xây dựng, phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm điểm.
- Thông báo thu hồi đất.
- Quyết định thu hồi đất; quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư.
b) Chịu trách nhiệm bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.
c) Quản lý và tự cân đối, sử dụng quỹ nhà, đất tái định cư trên địa bàn quận - huyện phù hợp với điều kiện của địa phương.
d) Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận - huyện[1]:
- Tổ chức quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm: quét, thu gom chất thải đường phố; thu gom từ điểm hẹn về trạm trung chuyển; từ trạm trung chuyển vận chuyển về khu xử lý tập trung; từ điểm hẹn, trạm trung chuyển vận chuyển về khu xử lý tập trung;
- Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm tra việc thực hiện công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận - huyện về Khu xử lý; nghiệm thu khối lượng công việc: giám sát chất lượng vệ sinh môi trường tại địa phương đối với các tuyến đường quét dọn, điểm hẹn thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
- Vận hành trạm trung chuyển trên địa bàn quận - huyện.
- Ký hợp đồng đặt hàng hoặc đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện cung ứng dịch vụ.
- Xây dựng và phê duyệt khối lượng quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; lộ trình cự ly bình quân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận - huyện.
1.2 Ủy quyền Sở Tài nguyên và Môi trường:
Thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ các dự án trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đã được UBND Thành phố ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và các dự án cải tạo, sửa chữa chung cư cũ, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận).
1.3 Ủy quyền Sở Giao thông vận tải:
a) Quản lý vận tải bằng xe taxi, xây dựng và quản lý điểm đỗ cho xe taxi trên địa bàn.
b) Xây dựng các điểm đón, trả khách cho xe taxi tại các đầu mối giao thông, khu dân cư, các địa điểm văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng, chữa bệnh và trên các tuyến đường trong khu vực nội thành.
c) Tổ chức điểm đỗ taxi công cộng phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và đặc thù của Thành phố.
d) Phê duyệt vị trí điểm đón, trả khách tuyến cố định trên địa bàn Thành phố; phê duyệt và công bố vị trí các điểm dừng, đỗ đón, trả khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn; phối hợp với các bến xe, nhà ga, bến cảng, sân bay trên địa bàn để bố trí vị trí dừng, đỗ đón, trả khách du lịch theo quy định.
đ) Tổ chức quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự về vệ sinh môi trường tại khu vực điểm đón, trả khách tuyến cố định trên địa bàn thành phố.
e) Quy định tổ chức giao thông cho xe ô tô vận tải khách du lịch được phép hoạt động không hạn chế về thời gian trên tuyến đường dẫn đến các cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch theo hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành.
g) Phê duyệt điểm đón, trả khách phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 9 và Điểm a, Khoản 3, Điều 63 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ vận tải đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh[2].
1.4 Ủy quyền cho Sở Xây dựng:
a) Quyết định phê duyệt đối tượng thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước;
b) Quyết định duyệt giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (thông qua Hội đồng xác định giá bán nhà ở cũ thuộc diện được bán trên địa bàn thành phố);
c) Quyết định phê duyệt người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước (thông qua Hội đồng xét duyệt cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội);
d) Quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
đ) Quyết định phê duyệt kế hoạch bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở[3].
1.5 Ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố:
Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư thực hiện tại các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp trên địa bàn Thành phố gồm[4]:
Khu Chế xuất Tân Thuận;
Khu Chế xuất Linh Trung 1;
Khu Chế xuất Linh Trung 2;
Khu Công nghiệp An Hạ;
Khu Công nghiệp Bình Chiểu;
Khu Công nghiệp Cát Lái II;
Khu Công nghiệp Đông Nam;
Khu Công nghiệp Hiệp Phước;
Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân;
Khu Công nghiệp Tân Bình;
Khu Công nghiệp Tân Tạo;
Khu Công nghiệp Tân Tạo mở rộng;
Khu Công nghiệp Tân Thới Hiệp;
Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi;
Khu Công nghiệp Tân Phú Trung;
Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc.
1.6 Ủy quyền cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố:
Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư thực hiện tại các Khu Công nghệ cao Thành phố.
2. Lĩnh vực kinh tế - ngân sách - dự án:
2.1 Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận - huyện:
a) Trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chợ loại I theo hướng dẫn của Sở Công Thương.
b) Ban hành quyết định thành lập chợ loại 2, loại 3.
c) Trực tiếp thực hiện trong tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ theo chủ trương kêu gọi xã hội hóa hiện nay.
d) Thực hiện một số nhiệm vụ đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Dịch vụ công ích quận - huyện như sau[5]:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển; Giao kế hoạch hàng năm và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng quỹ, phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc và Kiểm soát viên công ty; Quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc, Kiểm soát viên công ty; đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên và Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành công ty.
- Phê duyệt quỹ tiền lương và tiền thưởng đối với viên chức quản lý và người lao động.
- Giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn và về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2 Ủy quyền Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Phê duyệt kế hoạch và thực hiện quỹ lương hàng năm của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; tiếp nhận, kiểm tra và có ý kiến về quy chế trả lương, thù lao, quy chế thưởng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước và hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
2.3 Ủy quyền Sở Tài chính:
Phê duyệt kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của Kiểm soát viên và Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố.
2.4 Ủy quyền Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Thực hiện công khai thông tin doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Thực hiện công khai thông tin tài chính định kỳ (6 tháng, năm) của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố trên Trang thông tin điện tử của đơn vị thuộc Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Quyết định phân khai chi tiết vốn đầu tư công và vốn sự nghiệp phát triển trên cơ sở tổng vốn được giao trung hạn và hàng năm của các dự án thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông, bưu chính, viễn thông.
2.5 Ủy quyền Sở Giao thông vận tải:
Quyết định phân khai chi tiết vốn đầu tư công trên cơ sở tổng vốn được giao trung hạn và hàng năm thực hiện 08 chương trình đầu tư công gồm: Chương trình sửa chữa lớn hệ thống các công trình giao thông; Chương trình sửa chữa vừa hệ thống các công trình giao thông; Chương trình thực hiện cấp bách các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật; Chương trình đảm bảo giao thông các công trình; Chương trình phòng chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch; Chương trình phát triển mảng xanh; Chương trình cải tạo, nâng cấp, lắp đặt mới hệ thống chiếu sáng công cộng và đèn tín hiệu giao thông; Chương trình ngầm hóa hệ thống chiếu sáng công cộng.
2.6 Ủy quyền Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Ký xác nhận chuyên gia thực hiện các dự án ODA.
2.7 Ủy quyền Sở Công Thương:
Cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực[6].
2.8 Ủy quyền cho các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành:
a) Thỏa thuận việc giao cho nhà đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP thuộc lĩnh vực Sở quản lý.
b) Ký kết hợp đồng dự án PPP.
c) Giám sát việc thực hiện hợp đồng dự án PPP.
3. Lĩnh vực văn hóa - xã hội - khoa học:
3.1 Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận - huyện:
Phê duyệt mức thu của Trường Tiên tiến theo xu thế hội nhập và quốc tế theo Khoản 2, Điều 2 Quyết định số 3968/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố đối với các đơn vị trường học thuộc địa bàn theo phân cấp quản lý[7].
3.2 Ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phê duyệt mức thu của Trường Tiên tiến theo xu thế hội nhập và quốc tế theo Khoản 2, Điều 2 Quyết định số 3968/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố đối với các đơn vị trường học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý[8].
3.3 Ủy quyền Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Kiểm tra các điều kiện hoạt động của văn phòng đại diện của cơ quan báo chí; trường hợp không đủ điều kiện, có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện và xử lý theo quy định pháp luật.
b) Xem xét, cho phép tổ chức họp báo; đình chỉ cuộc họp báo.
3.4 Ủy quyền Sở Văn hóa và Thể thao:
a) Giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao như: Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với các cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Luật thể dục thể thao và Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ[9].
b) Thực hiện thủ tục cấp, thu hồi giấy phép cho đối tượng thuộc thành phố mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương[10].
c) Thực hiện thủ tục cấp, thu hồi giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trên địa bàn Thành phố ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang[11].
d) Thủ tục cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật[12].
đ) Thủ tục cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc không có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài[13].
e) Thủ tục cấp, cấp lại, đổi, tạm đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình[14].
g) Thủ tục tiếp nhận văn bản thông báo đối với vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam không phải do các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và tổ chức nước ngoài tổ chức[15].
h) Thủ tục cấp giấy phép đối với triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam[16].
i) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp[17].
k) Thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Thành phố.
3.5 Ủy quyền Sở Khoa học và Công nghệ:
Quyết định danh mục nhiệm vụ có mức kinh phí dưới ba (03) tỷ đồng đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ và danh mục nhiệm vụ có mức kinh phí dưới một (01) tỷ đồng đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
3.6 Ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp[18]:
a) Nhận thông báo về việc cho thôi việc nhiều người lao động của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
b) Nhận báo cáo về việc cho thuê lại lao động (số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động) của doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
c) Nhận báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hàng năm của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
d) Tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
đ) Đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận - huyện được kiểm tra tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Tư pháp.
II. ỦY QUYỀN CÁC NỘI DUNG THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ:
1. Lĩnh vực đô thị - môi trường:
Ủy quyền cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải:
a) Tổ chức giao thông trên các hệ thống đường tại địa bàn thành phố.
b) Phê duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên và dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, tuyến Bến Thành - Tham Lương[19].
2. Lĩnh vực kinh tế - ngân sách - dự án:
2.1 Ủy quyền cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Quyết định việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin dùng vốn ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định tại Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử[20].
b) Thực hiện trách nhiệm của người quản lý thuê bao được quy định tại Điều 28 Thông tư số 08/2016/TT-BQP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Quốc phòng quy định về cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội[21].
2.2 Ủy quyền Giám đốc Sở Tài chính:
Thực hiện một số nội dung quy định tại Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Công an về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm như sau[22]:
a) Tiếp nhận toàn bộ số tiền Việt Nam, ngoại tệ, tài sản, tang vật, phương tiện do cơ quan Thi hành án các cấp hoặc cơ quan đang quản lý tiền Việt Nam, ngoại tệ, tài sản, phương tiện, tang vật chuyển giao, tổ chức bán đấu giá tài sản, tang vật, phương tiện (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 2 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Công an.
b) Trích số tiền Việt Nam, ngoại tệ và tiền thu được từ bán đấu giá tài sản, tang vật, phương tiện cho Quỹ phòng, chống tội phạm Trung ương, Quỹ phòng, chống tội phạm Thành phố và các Cơ quan điều tra trực tiếp khám phá, thụ lý chính vụ án về hình sự theo tỷ lệ quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 2 và tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Công an.
3. Lĩnh vực văn hóa - xã hội - khoa học:
3.1 Ủy quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
Ban hành Quyết định thành lập Trung tâm ngoại ngữ, tin học đối với các trung tâm ngoại ngoại ngữ, tin học trực thuộc; các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường trung cấp; các trung tâm ngoại ngữ, tin học do các tổ chức, cá nhân đề nghị.
3.2 Ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tiếp nhận, xem xét chấp thuận cho từng người sử dụng lao động việc sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc; xem xét, quyết định việc nhà thầu được tuyển dụng lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển dụng được người lao động Việt Nam (theo quy định tại Điều 4 và Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ)[23].
3.3 ủy quyền cho Trưởng ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố và Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố:
Tiếp nhận, xem xét chấp thuận cho từng người sử dụng lao động việc sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc; xem xét, quyết định việc nhà thâu được tuyển lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam trong phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao (theo quy định tại Điều 4 và Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ)[24].
3.4 Ủy quyền cho Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa và thể thao:
a) Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập.
b) Thủ tục cấp giấy phép khai quật khẩn cấp.
c) Thủ tục đăng cai tổ chức Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[25].
3.5 Ủy quyền cho Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố:
Quyết định tiếp các đoàn khách nước ngoài đến thăm, làm việc, giao lưu, giảng dạy, thực tập, học tập và thỏa thuận Ghi nhớ hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trừ các đoàn khách nước ngoài đến làm việc có nội dung liên quan các vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền hay các vấn đề chính trị nhạy cảm khác, các sở - ngành có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và phối hợp với Sở Ngoại vụ để xem xét việc tiếp các đoàn khách này.
4.1 Ủy quyền cho Thủ trưởng các Sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện:
a) Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi xem xét tiếp nhận công chức không qua thi tuyển;
b) Thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên (để làm việc tại các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện và Sở - ngành);
c) Quyết định công nhận kết quả xét tuyển đặc cách viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự theo Điểm b, Khoản 2, Điều 9 Luật viên chức;
d) Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền phê chuẩn, bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Nội vụ do Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện:
- Bổ nhiệm ngạch, chuyên ngạch công chức đối với các trường hợp giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;
- Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức từ hạng II và tương đương trở xuống, kể cả các chức danh nghề nghiệp có hạng cao hơn nhưng hệ số lương tương đương ngạch chuyên viên chính.
đ) Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền phê chuẩn, bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố do Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, nâng bậc lương trước hạn để nghỉ hưu và mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với:
- Cán bộ, công chức đang hưởng lương ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;
- Viên chức đang hưởng lương chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương trở xuống, kể cả các chức danh nghề nghiệp có hạng cao hơn nhưng có hệ số lương tương đương ngạch chuyên viên chính.
e) Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền phê chuẩn, bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố do Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện định mức phụ cấp thâm niên nghề đối với:
- Cán bộ, công chức đang hưởng lương ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;
- Viên chức đang hưởng lương chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương trở xuống, kể cả các chức danh nghề nghiệp có hạng cao hơn nhưng có hệ số lương tương đương ngạch chuyên viên chính.
g) Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền phê chuẩn, bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố do Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện giải quyết thôi việc, nghỉ hưu đối với:
- Cán bộ, công chức đang hưởng lương ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;
- Viên chức đang hưởng lương chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương trở xuống, kể cả các chức danh nghề nghiệp có hạng cao hơn nhưng có hệ số lương tương đương ngạch chuyên viên chính.
h) Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền phê chuẩn, bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố do Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện:
- Quyết định xử lý kỷ luật đối với công chức thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, quản lý và sử dụng;
- Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 14 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
4.2 Ủy quyền cho Giám đốc Sở Nội vụ:
a) Ban hành văn bản gửi Bộ Nội vụ thống nhất ý kiến về tiếp nhận công chức không qua thi tuyển;
b) Ban hành quyết định tiếp nhận công chức không qua thi tuyển và xét chuyên cán bộ, công chức;
c) Ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng đơn vị dự toán cấp I thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015 và Thông tư số 04/2018/TT-BNV ngày 27 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
4.3 Ủy quyền cho Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tiếp nhận, xem xét, quyết định công nhận Hiệu trưởng trường Trung cấp tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường trung cấp.
4.4 Ủy quyền cho Thủ trưởng Sở - ngành là cơ quan chủ quản của trường Trung cấp công lập trực thuộc:
Tiếp nhận, xem xét, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp công lập trực thuộc theo Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường Trung cấp.
4.5 Ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện:
Tiếp nhận, xem xét, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc và xem xét, quyết định công nhận, không công nhận Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp.
Thời gian ủy quyền đến hết ngày 30 tháng 11 năm 2022 kể từ ngày Quyết định ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có hiệu lực thi hành.
1. Bên ủy quyền: Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
- Không được ủy quyền các nội dung nhiệm vụ, quyền hạn đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương ủy quyền. Đồng thời, chịu trách nhiệm với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương về các nội dung đã ủy quyền.
- Đảm bảo các nguồn lực và điều kiện cho các cơ quan, cá nhân nhận ủy quyền thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố tham mưu hướng dẫn quy trình, chuyển giao công nghệ và kế hoạch kiểm tra, thanh tra các nội dung đã ủy quyền.
2. Bên nhận ủy quyền:
- Việc thực hiện các công việc được ủy quyền phải tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực được ủy quyền và phù hợp với quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành; không được ủy quyền lại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền tại Quyết định ủy quyền.
- Cơ quan, đơn vị, cá nhân được ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung đã được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được ủy quyền. Đồng thời, được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền.
- Chuẩn bị, sắp xếp và tổ chức các nguồn lực để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền.
- Chấp hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra về các nội dung được ủy quyền.
1. Sở Nội vụ cùng Tổ Biên soạn nội dung phân cấp, ủy quyền xây dựng Đề án phân cấp, ủy quyền trình Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 10 tháng 2 năm 2018.
2. Sau khi có ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ cùng Tổ Biên soạn hoàn chỉnh Đề án và dự thảo văn bản của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố trình Ban Thường vụ Thành ủy trước ngày 02 tháng 3 năm 2018. Đồng thời, báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp lần thứ 7 trong tháng 3 năm 2018.
3. Trên cơ sở ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy và góp ý của Hội đồng nhân dân Thành phố, Sở Nội vụ cùng Tổ Biên soạn hoàn chỉnh Đề án cùng dự thảo Quyết định ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố gửi xin ý kiến các Bộ ngành trong cuối tháng 4 năm 2018.
4. Sau khi có ý kiến góp ý của các Bộ ngành, Sở Nội vụ cùng Tổ Biên soạn hoàn chỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy có ý kiến chỉ đạo để làm cơ sở ban hành 02 Quyết định trong tháng 10 năm 2018:
- Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện (Cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan tổ chức khác) theo hình thức văn bản hành chính.
- Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện theo hình thức văn bản hành chính.
5. Phân công thực hiện sau khi Quyết định ủy quyền được ban hành:
a) Thủ trưởng các các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:
- Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Quyết định ủy quyền được ký ban hành, trên cơ sở phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chuyển giao công nghệ, phần mềm (nếu có) và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được ủy quyền; báo cáo Sở Nội vụ kết quả thực hiện. Nội dung hướng dẫn cần nêu rõ quy trình, thủ tục, các nghiệp vụ cần thiết thực hiện tốt các nhiệm vụ ủy quyền theo quy định pháp luật; phương thức xử lý đối với các vấn đề mới phát sinh, các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, những vấn đề phải xin ý kiến cấp trên hoặc báo cáo cấp ủy xem xét, quyết định.
Đối với nội dung ủy quyền dẫn đến thay đổi quy định về thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm tổ chức, thực hiện rà soát quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan có thể bị ảnh hưởng bởi nội dung ủy quyền và phối hợp với Sở Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố phổ biến, công khai cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố biết về quy trình và thủ tục hành chính có sự thay đổi này.
- Xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra kết quả thực hiện các nội dung đã được Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Sở Nội vụ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện các nội dung thuộc phạm vi nhiệm vụ ủy quyền theo quy định pháp luật và tổ chức thông tin rộng rãi các nội dung được ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân được biết.
- Tổ chức sắp xếp, bố trí các nguồn lực thực hiện các nội dung đã được ủy quyền.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện các nội dung được ủy quyền gửi Sở Tài chính tổng hợp và thực hiện thanh, quyết toán theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
- Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung đã được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền gửi Sở Nội vụ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
- Quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc kịp thời có văn bản báo Sở Nội vụ để tổng hợp và phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, giải quyết hoặc báo cáo Ủy ban nhân Thành phố xin ý kiến chỉ đạo.
c) Giám đốc Sở Nội vụ:
- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố bố trí biên chế; kiểm tra, theo dõi việc triển khai thực hiện các nội dung ủy quyền tại Quyết định này.
- Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất của các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
d) Giám đốc Sở Tài chính:
Có trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí của các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ và hướng dẫn việc thanh, quyết toán.
- Các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện sắp xếp, bố trí nhân sự thực hiện các nội dung được Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền trong tổng biên chế được giao.
- Các Sở - ngành rà soát các biên chế thực hiện các nội dung công việc đã được ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận - huyện hoặc không qua khâu trung gian (trình qua Ủy ban nhân dân thành phố) để báo cáo Sở Nội vụ số biên chế dôi dư.
- Sở Nội vụ có trách nhiệm thu hồi các biên chế dôi dư về biên chế dự phòng của Ủy ban nhân dân thành phố và xem xét bổ sung cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
[1] Quyết định số 1545/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phân cấp cho Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện quản lý và thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận, huyện; Quyết định số 6396/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành các nguyên tắc để triển khai đấu thầu hoặc làm cơ sở đưa vào hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu trong công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố.
[2] Quyết định số 5401/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ủy quyền phê duyệt điểm đón, trả khách phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Quyết định số 5146/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền cho Sở Xây dựng một số lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
[4] Quyết định số 6254/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
[5] Quyết định số 6186/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ủy quyền thực hiện một số quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ công ích quận - huyện.
[6] Quyết định số 6263/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực.
[7] Quyết định số 6216/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền phê duyệt mức thu của trường tiên tiến, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tiêu chí Trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
[8] Quyết định số 6216/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền phê duyệt mức thu của trường tiên tiến, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tiêu chí Trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
[9] Quyết định số 4196/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao.
[10] Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.
[11] Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.
[12] Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.
[13] Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.
[14] Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.
[15] Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.
[16] Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.
[17] Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.
[18] Ủy ban nhân dân Thành phố đã có văn bản ngày 21 tháng 11 năm 2016 ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
[19] Quyết định số 4054/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền phê duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên và dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, tuyến Bến Thành - Tham Lương.
[20] Quyết định số 5373/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền quyết định đối với việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
[21] Quyết định số 1753/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện trách nhiệm của người quản lý thuê bao chữ ký số chuyên dùng của Thành phố Hồ Chí Minh
[22] Quyết định số 4447/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính thực hiện một số nội dung quy định tại Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Công an.
[23] Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền xem xét chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
[24] Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền xem xét chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
[25] Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.