Công văn 886/TCGDNN-ĐTCQ năm 2020 về đẩy mạnh việc gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành

Số hiệu 886/TCGDNN-ĐTCQ
Ngày ban hành 24/04/2020
Ngày có hiệu lực 24/04/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Người ký Vũ Xuân Hùng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Giáo dục

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC GIÁO DỤC

NGHỀ NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 886/TCGDNN-ĐTCQ
V/v đẩy mạnh việc gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2020

 

Kính gửi: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong thời gian qua, công tác gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là các bên đã chủ động hơn trong việc gắn đào tạo với sử dụng lao động và việc làm bền vững. Để công tác này được thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt nội dung Công văn số 589/TCGDNN-ĐTCQ ngày 29/3/2018 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, trong đó cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Về công tác tổ chức, kết nối với doanh nghiệp:

+ Cần có các chiến lược, kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn và hàng năm về hợp tác đào tạo và tuyển dụng với doanh nghiệp để điều chỉnh hoàn thiện chương trình đào tạo và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng phù hợp, đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp;

+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bộ phận làm nhiệm vụ đầu mối hợp tác đào tạo với doanh nghiệp; nâng cao năng lực ngoại ngữ tin học, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng mềm khác cho người làm công tác hợp tác đào tạo với doanh nghiệp của nhà trường;

+ Chủ động và thường xuyên phối hợp với bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp để đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, trên cơ sở đó để triển khai các hoạt động đào tạo phù hợp.

- Về thực hiện các chương trình hợp tác với doanh nghiệp:

+ Thực hiện đa dạng các hình thức hợp tác với doanh nghiệp thông qua các biên bản ghi nhớ hợp tác như liên kết, đặt hàng đào tạo; mời doanh nghiệp tham gia hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị, xây dựng chương trình, giáo trình, giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp... (Tham khảo Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác tại Phụ lục 1 kèm theo);

+ Việc tổ chức liên kết đào tạo với doanh nghiệp; quyền và trách nhiệm của các bên trong liên kết đào tạo được thực hiện theo các thông tư được hướng dẫn tại Công văn số 589/TCGDNN-ĐTCQ và Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

+ Cần ký kết hợp đồng hợp tác cụ thể với các doanh nghiệp (hợp đồng liên kết đào tạo, đặt hàng đào tạo....) khi hai bên thực hiện các hoạt động hợp tác. Các nội dung của hợp đồng cần quy định cụ thể các công việc hợp tác, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan theo quy định pháp luật (Tham khảo Mẫu hợp đồng liên kết đào tạo tại Phụ lục 2 kèm theo).

2. Căn cứ điều kiện và tình hình thực tiễn, có thể xem xét thành lập hội đồng kỹ năng hoặc ban tư vấn đào tạo ngành, nghề cấp trường có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. Tổ chức này có chức năng tư vấn cho nhà trường về đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục (để b/c);
- Sở LĐTBXH;
- Lưu: VT, ĐTCQ (2).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY




Vũ Xuân Hùng

 

Phụ lục 1.

MẪU BIÊN BẢN GHI NHỚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Công văn số 886 /TCGDNN-ĐTCQ ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

BIÊN BẢN GHI NHỚ THỎA THUẬN HỢP TÁC

Giữa (ghi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và (ghi tên doanh nghiệp)

Chúng tôi gồm:

Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp: …………………………………………

Người đại diện: …………………………………………………………. …

Chức vụ: ………………………………………………………………….…

Địa chỉ cơ quan: ……………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (số, ngày, tháng năm): .....................................................................................................................

Số điện thoại: ……………… Fax:....................................Email:.................

[...]