BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
8773/BGDĐT-GDTrH
V/v: Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010
|
Kính
gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện
Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT, ngày 16/8/2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)
về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011; Công
văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 của Bộ GDĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học
2010-2011; nhằm tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi
mới phương pháp dạy học, thực
hiện thống nhất trong tất cả các trường trung học cơ sở (THCS), trường trung
học phổ thông (THPT), các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) về quy trình
và kĩ thuật biên soạn đề thi, đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo ma
trận đề, Bộ GDĐT chỉ đạo thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra
theo các yêu cầu cụ thể sau (văn bản đính kèm).
Bộ
GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo các Phòng GDĐT và các trường THCS, THPT, các
TTGDTX tổ chức thực hiện tốt các công việc sau:
1.
Đối với sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo:
1.1.
Tổ chức cho các phòng, ban chuyên môn nghiên cứu, thảo luận văn bản để
thống nhất quan điểm và cách thực hiện;
1.2.
Cử cán bộ, giáo viên tham dự các lớp tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức vào tháng
01/2011 và tiến hành tập huấn lại cho toàn bộ cán bộ quản lí và giáo viên ngay
đầu học kì II năm học 2010-2011;
1.3. Ban hành văn bản chỉ đạo các Phòng GDĐT, các
trường THCS, THPT, các TTGDTX tổ chức thực hiện theo nội dung văn bản này ngay
từ học kì II, năm học 2010-2011.
2.
Đối với các trường THPT, THCS, TTGDTX
2.1.
Theo sự chỉ đạo của Sở/Phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường,
Giám đốc TTGDTX tổ chức cho tổ chuyên môn và giáo viên nghiên cứu, thảo luận
nội dung văn bản; tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học
sinh để hiểu rõ các nội dung và tổ chức thực hiện việc biên soạn đề thi, đề
kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo ma trận đề;
2.2.
Trước mắt các tổ chuyên môn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề của các
chương, học kì và cuối năm đảm bảo các yêu cầu như văn bản quy định. Sau đó mỗi
giáo viên phải tự xây dựng được ma trận và biên soạn đề kiểm tra đảm bảo các
yêu cầu.
Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin phản ánh về Bộ GDĐT
(qua Vụ Giáo dục Trung học hoặc qua email: vugdtrh@moet.edu.vn
hoặc Vụ GDTX, email: vugdtx@moet.edu.vn).
Nơi
nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ( để b/c);
- Cục KTKĐCLGD, Cục NG&CBQLCSGD;
- Vụ GDTX, Thanh tra Bộ;
- Viện KHGDVN;
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
HƯỚNG DẪN
BIÊN
SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
(Kèm theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GDĐT)
Đánh giá kết quả học tập của
học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu
thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của
học sinh nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh sư phạm của giáo viên, các giải
pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập
đạt kết quả tốt hơn.
Đánh giá kết quả học tập của
học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác
nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá
kết quả học tập của học sinh.
Để biên soạn đề kiểm tra
cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1. Xác
định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ
dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một
chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần
căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ
năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của
đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2.
Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các
hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm
khách quan;
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai
hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách
quan.
Mỗi
hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các
hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng
cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác
hơn.
Nếu
đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho
học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài
kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới
cho học sinh làm phần tự luận.
Bước 3. Thiết lập
ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một
bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần
đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận
biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ
cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến
thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng
số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô
phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm
bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận
thức.
KHUNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng
cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)
Cấp
độ
Tên chủ
đề
(nội
dung,chương…)
|
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận
dụng
|
Cộng
|
Cấp
độ thấp
|
Cấp
độ cao
|
Chủ đề 1
|
Chuẩn
KT, KN cần kiểm tra (Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
...
điểm=...%
|
Chủ đề 2
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
...
điểm=...%
|
.............
|
|
|
|
|
|
...............
|
|
|
|
|
|
Chủ đề n
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
...
điểm=...%
|
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ %
|
Số
câu
Số
điểm
%
|
Số
câu
Số
điểm
%
|
Số
câu
Số
điểm
%
|
Số
câu
Số
điểm
|
KHUNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng
cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
Cấp
độ
Tên
Chủ đề
(nội
dung, chương…)
|
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận
dụng
|
Cộng
|
Cấp
độ thấp
|
Cấp
độ cao
|
TNKQ
|
TL
|
TNKQ
|
TL
|
TNKQ
|
TL
|
TNKQ
|
TL
|
Chủ đề
1
|
Chuẩn
KT, KN cần kiểm tra (Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
...
điểm=...%
|
Chủ đề
2
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
...
điểm=...%
|
.............
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...............
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chủ đề
n
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
(Ch)
|
|
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
Số
điểm
|
Số
câu
...
điểm=...%
|
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ %
|
Số
câu
Số
điểm
%
|
Số
câu
Số
điểm
%
|
Số
câu
Số
điểm
%
|
Số
câu
Số
điểm
|
Các bước
cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minh
họa tại phụ lục)
B1. Liệt kê tên các chủ đề
(nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần
đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3.
Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm
của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi
chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm
và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và
tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm
phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận
và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Cần lưu
ý:
- Khi
viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+
Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó
là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề (nội
dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.
+ Số lượng chuẩn cần đánh
giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy
định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung,
chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy
cao (vận dụng) nhiều hơn.
- Quyết
định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...):
Căn cứ vào mục đích của đề
kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội
dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương
trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
- Tính
số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
Căn cứ vào mục đích của đề
kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi
chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên
theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh.
+ Căn cứ vào số điểm đã
xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi
dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp
cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng
số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Bước 4. Biên
soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi
theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi,
số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ
kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi
thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây
trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm
khách quan nhiều lựa chọn
1) Câu hỏi phải đánh giá
những nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với
các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu
hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không nên trích
dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của
câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải
hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên
xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8) Đáp án đúng của câu hỏi
này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống
nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một
đáp án đúng, chính xác nhất;
11) Không đưa ra phương án
“Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1) Câu hỏi phải đánh giá nội
dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với
các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi yêu cầu học
sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội
dung và cấp độ tư duy cần đo;
5) Nội dung câu hỏi đặt ra
một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6) Yêu cầu của câu hỏi phù
hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7) Yêu
cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
8) Ngôn ngữ sử dụng trong
câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
9) Câu hỏi nên gợi
ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
10) Nếu câu hỏi yêu cầu học
sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ:
bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh
đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là
nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây
dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm
(đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: khoa học và
chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp
với ma trận đề kiểm tra.
Cần hướng
tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được
bài làm của mình (kĩ thuật Rubric).
Cách tính
điểm
a. Đề
kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Lấy
điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.
Ví dụ:
Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.
Cách 2: Tổng
số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm,
mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.
Sau đó qui điểm của học
sinh về thang điểm 10 theo công thức:
, trong đó
|
+ X
là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax
là tổng số điểm của đề.
|
Ví dụ:
Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh làm
được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm.
b. Đề
kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Điểm
toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm
mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi
câu TNKQ có số điểm bằng nhau.
Ví dụ:
Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho
từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời
đúng sẽ được điểm.
Cách 2: Điểm
toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên
tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành
từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
Khi đó cho điểm của phần TNKQ
trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:
, trong đó
|
+ XTN
là điểm của phần TNKQ;
+ XTL
là điểm của phần TL;
+ TTL
là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.
+ TTN
là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ.
|
Chuyển đổi điểm của học
sinh về thang điểm 10 theo công thức:
, trong đó
|
+ X
là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax
là tổng số điểm của đề.
|
Ví dụ:
Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12
câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu
một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm.
c. Đề
kiểm tra tự luận
Cách tính điểm tuân thủ
chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích
giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận (tham
khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh).
Bước 6. Xem
xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề
kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi
với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác
của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính
khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với
ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp
với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian
dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của
giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).
3) Thử đề kiểm tra để tiếp
tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học
sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này,
giáo viên có thể tham khảo).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn
chấm và thang điểm.