Công văn 8173/BNN-VPĐP năm 2023 về báo cáo tiến độ, kết quả triển khai Chương trình chuyên đề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 8173/BNN-VPĐP
Ngày ban hành 13/11/2023
Ngày có hiệu lực 13/11/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Thanh Nam
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8173/BNN-VPĐP
V/v báo cáo tiến độ, kết quả triển khai các Chương trình chuyên đề thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2023

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức triển khai 04 Chương trình chuyên đề thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, bao gồm: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là các chương trình chuyên đề); căn cứ các Kế hoạch tổ chức triển khai các chương trình chuyên đề của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về tiến độ, kết quả triển khai các chương trình chuyên đề, cụ thể như sau:

1. Mục đích: Đánh giá tiến độ, kết quả triển khai thực hiện các chương trình chuyên đề đến hết ngày 30/11/2023 và dự kiến đến ngày 31/12/2023; các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của các tỉnh, thành phố trong tổ chức thực hiện.

2. Nội dung: Báo cáo cụ thể tiến độ, kết quả của từng Chương trình chuyên đề theo mẫu Đề cương báo cáo tại Phụ lục gửi kèm.

Báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương: Địa chỉ số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Bản mềm xin gửi qua thư điện tử: ocopvietnam@gmail.com) trước ngày 05/12/2023 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

(Thông tin chi tiết, xin liên hệ: Đ/c Đào Đức Huấn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, điện thoại: 0913.006.526)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan (để b/c);
- Sở NN&PTNT, VPĐP NTM các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, VPĐP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Thanh Nam

 

PHỤ LỤC 1

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN TỪNG CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Công văn số 8173/BNN-VPĐP ngày 13/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công tác xây dựng Đề án/Kế hoạch triển khai Chương trình chuyên đề của địa phương, một số mục tiêu, nội dung chính.

2. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách triển khai Chương trình:

- Kết quả ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách và quy định của Trung ương.

- Kết quả ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương. Trong đó, làm rõ những cơ chế, chính sách có tính chất đột phá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Chương trình chuyên đề.

- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cần phải khắc phục trong quá trình triển khai thực hiện.

3. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình chuyên đề

- Phân công nhiệm vụ, đầu mối quản lý Chương trình chuyên đề ở cấp tỉnh (đề nghị ghi rõ đầu mối liên hệ (điện thoại, email) ở cấp tỉnh).

- Đánh giá về thuận lợi, khó khăn về bộ máy tổ chức triển khai Chương trình chuyên đề, những kiến nghị và đề xuất (nếu có).

4. Công tác đào tạo, tập huấn và nâng cao năng lực trong triển khai Chương trình chuyên đề:

- Kết quả về tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, người dân trong thực hiện Chương trình chuyên đề ở các cấp (số lượng lớp, số lượng đối tượng tham gia);

- Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và kiến nghị giải pháp thực hiện trong giai đoạn tới.

5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình chuyên đề

- Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về Chương trình chuyên đề (số lượng tin bài,...).

- Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đối với việc triển khai thực hiện Chương trình chuyên đề, trong đó nêu rõ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo đã góp phần nâng cao chất lượng truyền thông về Chương trình chuyên đề của địa phương;

- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân cần khắc phục.

6. Kết quả phân bổ nguồn lực thực hiện Chương trình chuyên đề trong năm 2023, dự kiến năm 2024, trong đó xác định rõ: i) Ngân sách trung ương; ii) Ngân sách địa phương; và (iii) các nguồn ngân sách khác.

[...]