Công văn số 791/BTP-PBGDPL về việc hướng dẫn triển khai Đề án 2 được ban hành kèm theo Quyết định số 270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu | 791/BTP-PBGDPL |
Ngày ban hành | 17/03/2009 |
Ngày có hiệu lực | 17/03/2009 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp |
Người ký | Nguyễn Thuý Hiền |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
791/BTP-PBGDPL |
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2009 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ; |
Thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” được ban hành kèm theo Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Đề án), Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương) triển khai một số nội dung sau đây:
1.1. Ở Trung ương
- Theo quy định tại điểm a mục 2 phần VI của Đề án thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án của Trung ương, do đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng ban, đồng chí Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp làm Phó Trưởng ban và thành viên là lãnh đạo của các đơn vị thuộc Bộ, ngành được giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện Đề án.
- Đối với các Bộ, ngành, đoàn thể: Đề nghị giao tổ chức pháp chế là đơn vị thường trực, tham mưu giúp các Bộ, ngành, đoàn thể triển khai Đề án.
1.2. Ở địa phương
Đề nghị các Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập Ban Chỉ đạo Đề án do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố - Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, thành phố làm Trưởng ban, đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp làm Phó Trưởng ban và thành viên là lãnh đạo của các Sở, ban, ngành có liên quan.
Riêng đối với các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo (hoặc tiểu ban chỉ đạo) thực hiện Đề án 4 – Chương trình 212, thì căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, có thể bổ sung thêm thành viên Ban chỉ đạo (hoặc tiểu ban chỉ đạo) để có thể triển khai thêm nhiệm vụ và các nội dung của Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước”.
II. VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Trên cơ sở nội dung Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương chủ động xây dựng Kế hoạch tổng thể để triển khai Đề án cho giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, đồng thời xây dựng Kế hoạch chi tiết cho từng năm để triển khai Đề án.
Kế hoạch bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Mục đích, yêu cầu;
- Các hoạt động cụ thể, sản phẩm của từng hoạt động trong Đề án;
- Cơ quan thực hiện;
- Thời gian, tiến độ, kinh phí và tổ chức thực hiện.
2. Trong năm 2009, trong phạm vi quản lý của mình, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tập trung thực hiện một số hoạt động sau đây:
- Tiến hành rà soát nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng Báo cáo về thực trạng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó cần thể hiện rõ các nội dung như: kết quả củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua; thực trạng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay (về số lượng, chất lượng); tồn tại, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất với cơ quan chức năng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ này;
- Xây dựng, hoạch định các chính sách, biện pháp kiện toàn, củng cố về tổ chức và nhân lực tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bổ sung biên chế, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật để theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật đối với nhóm đối tượng quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ đạo điểm đối với một số đối tượng trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Cung cấp tài liệu và các phương tiện hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo quy định tại Mục 4 Phần VI của Đề án, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương lập dự toán kinh phí, trên cơ sở ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, sau đó trình cơ quan tài chính có thẩm quyền phê duyệt.
Việc lập dự toán kinh phí chi tiết căn cứ theo Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương cần huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đồng thời kết hợp với các Chương trình, Đề án khác (nếu có).