Kính
gửi:
|
- Các sở,
ban, ngành, hội, đoàn thể thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.
|
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của
Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số
128/NQ-CP;
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống
dịch COVID-19 và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại
thành phố trong tình hình mới, trên nguyên tắc tuân thủ các hướng dẫn phòng chống
dịch và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh
(CSSXKD) của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống COVID-19, Bộ Y tế phù hợp với
tình hình dịch tại địa phương; Xét đề nghị của Sở Y tế tại Công văn số
5121/SYT-NVY ngày 24/10/2021, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng thống nhất hướng
dẫn tạm thời về công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 và các biện pháp phòng, chống dịch
COVID-19 tại CSSXKD như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Thực hiện nguyên tắc “An toàn để sản xuất, sản xuất
phải an toàn”; vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa tổ chức phục hồi,
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh; hạn chế tác động của dịch bệnh.
b) Giám sát chủ động bằng xét nghiệm đi đôi với tiếp tục
áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để kịp thời phát hiện các trường
hợp mắc COVID-19, cách ly, điều trị và cắt đứt chuỗi lây nhiễm tại CSSXKD,
khu/cụm công nghiệp (KCN) không để dịch bệnh lan rộng và bùng phát.
2. Yêu cầu
a) Xác định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ
trọng tâm, cấp bách và thường xuyên; hoạt động sản xuất, kinh doanh được tổ chức
trong điều kiện an toàn phòng chống dịch và gắn với trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức.
b) Công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 tại CSSXKD được tổ
chức khoa học, hiệu quả, thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình chuyên môn
theo quy định.
c) Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan có trách
nhiệm phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 tại
CSSXKD hiệu quả, kịp thời, đúng quy định.
II. NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn này được áp dụng đến hết năm 2021. Căn cứ
vào tình hình, diễn biến dịch COVID-19, UBND thành phố có thể điều chỉnh, bổ sung để
phù hợp với các biện pháp kiểm soát bệnh trên địa bàn.
2. Căn cứ các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia
phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Sở Y tế và các cơ quan đơn vị liên quan,
CSSXKD phải xây dựng phương án phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở. Phương án
phòng, chống dịch gồm các nội dung cơ bản để xử lý kịp thời các tình huống liên
quan đến dịch bệnh COVID-19 tại CSSXKD; trách nhiệm, nhiệm vụ, hoạt động ứng
phó của các bộ phận, cơ quan, đơn vị liên quan và phải dựa trên tình hình thực
tế tại CSSXKD (tham khảo tại Phụ lục 1 đính kèm).
3. CSSXKD xây dựng kế hoạch xét nghiệm, báo cáo kết quả
xét nghiệm định kỳ về cơ quan, đơn vị, địa phương trong phạm vi quản lý để theo
dõi, giám sát, đôn đốc, quản lý công tác xét nghiệm giám sát chủ động. Việc xây
dựng và triển khai kế hoạch xét nghiệm, tần suất và tỷ lệ xét nghiệm cần đảm bảo
phù hợp với mức độ nguy cơ được đánh giá, tỷ lệ người lao động lưu trú trên
địa bàn nguy cơ, cấp độ dịch của địa bàn CSSXKD đang đặt cơ sở hoạt động.
4. CSSXKD thực hiện xét nghiệm đối với người lao động
(NLĐ) của CSSXKD và người cung cấp dịch vụ (CCDV) cho CSSXKD (cung cấp suất ăn,
thực phẩm, nguyên vật liệu, bảo vệ, vệ sinh, ...) theo tần suất và tỷ lệ xét
nghiệm quy định tại Phụ lục 2 đính kèm Công văn này. Tùy vào tình hình dịch bệnh,
mức độ nguy cơ của CSSXKD và cấp độ dịch của xã, phường (nơi CSSXKD đặt trụ sở
hoạt động) mà CSSXKD điều chỉnh tần suất, tỷ lệ xét nghiệm phù hợp, căn cứ các
biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền địa phương hoặc của thành phố.
5. Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cơ sở sản xuất,
kinh doanh
a) Phương pháp xét nghiệm: Xét nghiệm nhanh kháng
nguyên vi rút SARS-CoV-2 hoặc RT-PCR; có thể gộp mẫu theo hướng dẫn của cơ quan
y tế.
b) CSSXKD hợp đồng với đơn vị đủ điều kiện lấy mẫu,
xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định; trường hợp đơn vị thực hiện tự xét nghiệm
bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 thì nhân viên y tế của
CSSXKD phải được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc Trung tâm Y tế quận, huyện tập
huấn; sử dụng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 thuộc danh mục đã được cấp
số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y tế và tự chịu trách nhiệm
về chất lượng test xét nghiệm kháng nguyên, quy trình và kết quả
xét nghiệm.
c) Thông báo kết quả xét nghiệm cho Trung tâm Y tế các
quận, huyện, Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp hoặc UBND các
quận, huyện trong khoảng 2 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm; báo cáo ngay với
cơ quan, đơn vị quản lý, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế quận, huyện
(nơi địa bàn đóng chân của đơn vị) khi có trường hợp có kết quả dương tính với
SARS-CoV-2 (bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2 hoặc RT-PCR)
và áp dụng ngay các biện pháp phòng chống dịch, xử lý ca bệnh.
d) Kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm do CSSXKD chi
trả. Sau khi thống nhất chủ trương, chính sách về hỗ trợ kinh phí xét nghiệm tại
CSSXKD, UBND thành phố ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ sở sản xuất kinh doanh
a) Căn cứ nội dung hướng dẫn, xây dựng và triển khai
thực hiện kế hoạch/ phương án đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19, kế hoạch xét
nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động, người cung cấp dịch vụ của CSSXKD đảm bảo
mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, tần suất và tỷ lệ theo quy định.
b) Thực hiện quản lý, theo dõi, giám sát, kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và xét nghiệm
SARS-CoV-2 tại CSSXKD.
c) Thực hiện báo cáo kết quả xét nghiệm cho Trung tâm
Y tế các quận, huyện, Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp hoặc
UBND các quận, huyện đúng theo quy định.
2. Sở Y tế
a) Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế
các quận, huyện phối hợp với Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp,
UBND các quận, huyện, các CSSXKD và các đơn vị liên quan hướng dẫn, xem xét
phương án phòng, chống dịch COVID-19 của CSSXKD; phối hợp kiểm tra, hướng dẫn
CSSXKD xử lý, khắc phục ngay các hạn chế, tồn tại có thể ảnh hưởng đến công tác
phòng, chống dịch tại CSSXKD và thành phố; phối hợp đánh giá nguy cơ, xử lý các
tình huống liên quan đến F0, F1, các trường hợp liên quan và công tác phòng, chống
dịch COVID-19 tại CSSXKD; cung cấp số điện thoại đường dây nóng, đầu mối liên hệ
để các CSSXKD và người lao động được biết, hỗ trợ khi cần thiết.
b) Phối hợp với Ban Quản lý khu công nghệ cao và các
khu công nghiệp; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện, tổ chức
tập huấn đối với quản lý, y tế doanh nghiệp, người lao động có nhu cầu về công
tác phòng, chống dịch COVID-19 và xét nghiệm SARS-CoV-2.
3. Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp,
Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và UBND các quận, huyện
và các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các CSSXKD trong
phạm vi quản lý thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại
CSSXKD; báo cáo, đề xuất xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm công tác
phòng, chống dịch COVID-19.
b) Yêu cầu CSSXKD trong phạm vi quản lý xây dựng và chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch/phương án đảm bảo phòng, chống dịch
COVID-19; đặc biệt phương án quản lý người lao động và phối hợp với chính quyền,
y tế địa phương kịp thời xử lý các tình huống liên quan đến F0, F1,
các trường hợp liên quan tại CSSXKD.
c) Lập danh sách quản lý, y tế doanh nghiệp, người lao
động có nhu cầu tập huấn công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc
và nơi lưu trú; nhu cầu tập huấn và cấp giấy xác nhận tập huấn về lấy mẫu xét
nghiệm tại CSSXKD. Chủ trì, phối hợp, gửi nhu cầu, đề xuất (số lượng, thời
gian, địa điểm,...) về Sở Y tế để thống nhất tổ chức tập huấn.
4. Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có
trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế và UBND các quận, huyện và các đơn vị liên
quan kiểm tra, giám sát, đôn đốc, xử lý các vấn đề liên quan đến xét nghiệm
SARS-CoV-2 và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại CSSXKD.
5. UBND các quận, huyện:
a) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các
CSSXKD trong phạm vi quản lý (ngoài khu công nghiệp) thực hiện nghiêm các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại CSSXKD; báo cáo, đề xuất xử lý nghiêm các tổ
chức, cá nhân vi phạm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
b) Phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý khu công nghệ cao
và các khu công nghiệp; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn
vị liên quan xử lý các vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 tại CSSXKD
đóng trên địa bàn; hỗ trợ đánh giá nguy cơ và áp dụng các biện pháp phòng chống
dịch phù hợp; hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh tại
CSSXKD.
Công văn này điều chỉnh nội dung về xét nghiệm tại CSSXKD
quy định tại Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 21/9/2021 của UBND thành
phố và các công văn khác về xét nghiệm cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đề nghị các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện; kịp thời báo
cáo, đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đảm bảo
hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- TTTU, TTHĐND (b/c);
- CT, các PCT UBNDTP;
- CVP và PCVP UBND TP;
- Lưu: VT, KGVX, SYT.
|
CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh
|
PHỤ LỤC 1
XÂY DỰNG
VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH, PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT,
KINH DOANH
1. Căn cứ; tham khảo các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc
gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Sở Y tế1 và các cơ quan đơn vị liên quan, CSSXKD xây dựng
kế hoạch, phương án phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở. Lưu ý các nội dung
sau:
a) Kế hoạch thường xuyên
đánh giá nguy cơ theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG tại CSSXKD, nêu rõ tần suất
đánh giá (tuần/lần), bộ phận chịu trách nhiệm và báo cáo đánh giá nguy cơ.
b) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị trong quá trình lao động, sản xuất, kinh
doanh, ăn uống, sinh hoạt tập thể... đối với người lao động, đối tác, đơn vị cung ứng
dịch vụ,... (theo nguyên tắc phân luồng, chia ca, hạn chế tiếp xúc, tập trung).
c) Phương án xử lý của đơn vị khi phát hiện trường hợp
F0, F1, trường hợp có liên quan tại đơn vị (bao gồm phương án
cách ly tạm thời; phối hợp với Trung tâm Y tế địa phương và chính quyền địa
phương để khoanh vùng, đánh giá chính xác các trường hợp nguy cơ để cách ly y tế).
d) Không sử dụng người lao động là các trường hợp thuộc
diện cách ly tập trung, cách ly tại nhà và người lao động đang lưu trú tại các
khu vực đang phong tỏa hoặc đang lưu trú tại địa phương có cấp độ dịch cấp 4.
Trường hợp cần thiết phải sử dụng thì phải có phương án vừa cách ly, vừa lao động,
sản xuất và được cơ quan y tế phê duyệt; thực hiện xét nghiệm COVID-19 như trường
hợp cách ly y tế.
đ) Phương án quản lý danh sách người lao động theo từng
phân xưởng, bộ phận làm việc, ca trực; đề nghị người lao động cam kết thực hiện
nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại nơi làm việc và nơi
lưu trú, thực hiện khai báo y tế bắt buộc bằng QRcode hằng ngày để quản lý các
yếu tố dịch tễ và các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
e) Hoạt động và trách nhiệm của Tổ COVID-19 CSSXKD.
g) Thiết lập đường dây nóng trong nội bộ CSSXKD và
Trung tâm Y tế quận, huyện, chính quyền địa phương.
h) Quy định các chế tài xử
lý vi phạm, khen thưởng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị.
2. Các trường hợp cá nhân, tổ chức vào CSSXKD đều phải
được quản lý, giám sát, theo dõi sức khỏe qua khai báo y tế, thực hiện nghiêm
quy định 5K, ghi lại nhật ký tiếp xúc.
3. Đối với việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, nguyên
vật liệu sản xuất giữa trong và ngoài thành phố, thực hiện theo hướng dẫn vận tải
đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch COVID-19 tại các văn bản hiện hành của Bộ
Giao thông vận tải và Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng.
4, Trung thực và phát huy hiệu quả trong công tác đánh
giá nguy cơ; xử lý, khắc phục ngay các hạn chế, tồn tại có thể ảnh hưởng đến
công tác phòng, chống dịch tại CSSXKD và thành phố.
___________________
1 -
Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống
COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm
dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”;
- Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế
ban hành hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19
tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp;
- Công văn số 5522/BYT-MT
ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế về mẫu
kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 cho cơ sở sản Xuất kinh doanh và mẫu cam kết
phòng, chống dịch tại khu nhà trọ cho người lao động.
- Công văn số 4226/SYT-NVY
ngày 09/9/2021 của Sở Y tế Đà Nẵng
về hoạt động Tổ an toàn COVID-19 và khu cách ly tại doanh nghiệp.
PHỤ LỤC 2
ĐỐI TƯỢNG, TẦN
XUẤT VÀ TỶ LỆ XÉT NGHIỆM SARS-COV-2 TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
(Đính kèm Công văn số 7375/UBND-SYT ngày 02/11/2021
của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Mức độ xét nghiệm của CSSXKD dựa trên
đánh giá nguy cơ của doanh nghiệp và cấp độ dịch của xã, phường mà người lao động
lưu trú
Cấp độ dịch nơi lưu trú
của người lao động
Đánh giá nguy cơ
của CSSXKD theo
QĐ 2194 của Bộ Y tế
|
CSSXKD có từ dưới 10% người lao
động đang lưu trú/cư trú trên địa bàn (xã, phường) có cấp độ dịch ở cấp độ 3
trở lên
|
CSSXKD có từ 10% - 20% người lao
động đang lưu trú/cư trú trên địa bàn (xã, phường) có cấp độ dịch2 ở cấp độ 3 trở lên
|
CSSXKD có từ 20% - 40% người lao
động đang lưu trú/cư trú trên địa bàn (xã, phường) có cấp độ dịch ở cấp độ 3
trở lên
|
CSSXKD có từ 40% trở lên người lao
động đang lưu trú/cư trú trên địa bàn (xã, phường) có cấp độ dịch ở cấp độ 3
trở lên
|
CSSXKD rất ít nguy cơ hoặc nguy cơ thấp
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
CSSXKD nguy cơ trung bình
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
CSSXKD nguy cơ cao
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
CSSXKD nguy cơ rất cao
|
Mức độ 3
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
2. Đối tượng, tần
suất và tỷ lệ xét nghiệm SARS-COV-2 theo các mức độ xét nghiệm của CSSXKD
Mức độ thực hiện xét nghiệm
|
Người lao động (NLĐ) của CSSXKD
|
Người cung cấp dịch vụ (CCDV)
cho CSSXKD (cung cấp suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu, bảo vệ, vệ
sinh,...)
|
Tỷ lệ
|
Tần suất
|
Tỷ lệ
|
Tần suất
|
Mức độ 1
|
- Ít nhất 10% NLĐ chưa tiêm đủ liều vắc xin.
- Ít nhất 5% NLĐ tiêm đủ liều vắc xin*
|
- Tháng đầu tiên: 2 tuần/lần
- Bắt đầu từ tháng thứ 2:
1 tháng/lần
|
- 100% CCDV chưa tiêm đủ liều vắc xin.
- Ít nhất 50% CCDV tiêm đủ liều vắc xin
|
- Tháng đầu tiên: 2 tuần/lần
- Bắt đầu từ tháng thứ 2: 1 tháng/ lần
- Tháng đầu tiên: 1 tuần/lần
- Bắt đầu từ tháng thứ 2: 2 tuần/ lần
|
Mức độ 2
|
- Ít nhất 15% NLĐ chưa tiêm đủ liều vắc xin.
- Ít nhất 10% NLĐ tiêm đủ liều vắc xin*
|
- Tháng đầu tiên: 1 tuần/ lần
- Bắt đầu từ tháng thứ 2: 2 tuần/lần
|
Mức độ 3
|
- Ít nhất 20% NLĐ chưa tiêm đủ liều vắc xin.
- Ít nhất 15% NLĐ tiêm đủ liều vắc xin*
|
1 tuần/lần
|
- Tháng đầu tiên: 1 tuần/lần
- Bắt đầu từ tháng thứ 2: 2 tuần/ lần
|
Mức độ 4
|
- Ít nhất 30% NLĐ chưa tiêm đủ liều vắc xin.
- Ít nhất 20% NLĐ tiêm đủ liều vắc xin*
|
1 tuần/ lần
|
1 tuần/ lần
|
5. CSSXKD có F0
|
Xử lý như ổ dịch và thực hiện khoanh vùng (theo quy
mô phân xưởng, bộ phận, tổ, đội, ...), xét nghiệm theo quy định.
|
6. CSSXKD 100% NLĐ và CCDV có triệu chứng nghi mắc
COVID-19 (ho, sốt, khó thở ...) hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan (tiếp xúc với
các trường hợp xác định mắc hoặc nghi mắc COVID-19)
|
7. Xét nghiệm cho tất cả (100%) NLĐ và bộ phận CCDV
khi CSSXKD quay trở lại hoạt động,
|
Lưu ý:
(1) “*” Khuyến khích (Không bắt buộc) xét nghiệm đối với
NLĐ hoặc CCDV đã tiêm đủ liều vắc xin và liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít
nhất 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6
tháng.
(2) Tháng đầu tiên là
tháng CSSXKD bắt đầu thực hiện xét nghiệm theo Công văn này hoặc bắt đầu hoạt động
trở lại sau khi đánh giá nguy cơ; nếu CSSXKD đang thực hiện việc xét nghiệm định
kỳ thì có thể thực hiện xét nghiệm theo Công văn này phù hợp với mức độ đánh
giá nguy cơ của CSSXKD và thời gian đã thực hiện xét nghiệm định kỳ trước đó.
(3) Thực hiện đánh giá mức độ nguy cơ của CSSXKD hằng
tuần và điều chỉnh tần suất và tỷ lệ xét nghiệm SARS-COV-2 tương ứng với mức độ
nguy cơ theo tuần.
(4) Khi địa phương mà CSSXKD đóng chân có dịch ở cấp độ
3 thì CSSXKD thực hiện xét nghiệm ở mức độ 2.
(5) Khi địa phương mà CSSXKD đóng chân có dịch ở cấp độ
4 thì CSSXKD thực hiện xét nghiệm ở mức độ 3.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng xét nghiệm SARS-CoV-2
- Đảm bảo 100% các bộ phận, phân xưởng, dây chuyền sản
xuất, cung ứng ... trong CSSXKD đều được lấy mẫu xét nghiệm định kỳ theo tần suất
quy định.
- Lựa chọn đối tượng xét nghiệm phải mang tính đại diện
của mỗi tổ lao động, bộ phận, phân xưởng, dây chuyền sản xuất, cung ứng ... hoặc
nguy cơ tiếp xúc giữa các bộ phận, phân xưởng, dây chuyền .... trong CSSXKD.
- Tùy theo quy mô, đặc điểm, yếu tố nguy cơ lây nhiễm
mỗi bộ phận, phân xưởng, dây chuyền sản xuất, cung ứng ... để quyết định tỷ lệ
chọn xét nghiệm nhưng phải đảm bảo tỷ lệ tối thiểu.
____________________
2 theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021
của Bộ Y tế