Công văn 7269/BKHĐT-GSTĐĐT năm 2022 về tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu | 7269/BKHĐT-GSTĐĐT |
Ngày ban hành | 12/10/2022 |
Ngày có hiệu lực | 12/10/2022 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Người ký | Nguyễn Chí Dũng |
Lĩnh vực | Đầu tư |
BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
7269/BKHĐT-GSTĐĐT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2022 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư; trên cơ sở báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, Tập đoàn kinh tế, tổng công ty (sau đây viết tắt là cơ quan), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 như sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP, Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư, Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi là Hệ thống thông tin).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 784/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 08/02/2022 gửi các cơ quan đề nghị lập và gửi báo cáo giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021; cập nhật báo cáo trên Hệ thống thông tin theo quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP và Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT.
1. Về tình hình thực hiện Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư
- Đến ngày 31/3/2022, thời điểm Bộ Kế hoạch và Đầu tư chốt danh sách để tổng hợp số liệu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021, tình hình thực hiện báo cáo trên Hệ thống cụ thể như sau:
+ Có 110/125 cơ quan gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư (đạt 88%), gồm: 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đạt 98,4%); 31/41 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương (đạt 75,6%); 17/21 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 (đạt 81%)[1]. Trong đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đã có 05 kỳ liên tiếp không thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin (các năm: 2017, 2018, 2019, 2020, 2021). Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có 04 kỳ liên tiếp không thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin (các năm 2018, 2019, 2020, 2021).
+ 12/125 cơ quan không báo cáo trên Hệ thống thông tin gồm: tỉnh Hải Dương; các Bộ: Quốc phòng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; các cơ quan: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Hội Luật gia Việt Nam.
+ 03/125 cơ quan có bản dự thảo báo cáo trên Hệ thống thông tin nhưng chưa duyệt chính thức (các số liệu dự thảo báo cáo không được tổng hợp) gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
+ 16 cơ quan chỉ nhập số liệu trên các Phụ biểu số liệu, không có thuyết minh báo cáo trên Hệ thống thông tin, gồm: 08 tỉnh/thành phố: Lai Châu, Ninh Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng; 06 bộ và cơ quan Trung ương: Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ; 02 Tập đoàn, tổng công ty: Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam.
+ 17 cơ quan không nhập số liệu hoặc nhập số liệu không đầy đủ, sai số/đơn vị tính trên các phụ biểu báo cáo gồm: 07 tỉnh: Lai Châu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu; 06 bộ và cơ quan Trung ương: Bộ Công Thương, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Đài truyền hình Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; 04 Tập đoàn, tổng công ty: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
(Danh sách chi tiết các cơ quan không gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 hoặc có gửi báo cáo nhưng còn sai sót gửi kèm theo).
- Tình hình báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trực tuyến của các cơ quan theo từng kỳ báo cáo được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai tại Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư tại địa chỉ http://giamsatdautuquocgia.mpi.gov.vn.
2. Về tình hình báo cáo các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước
Theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT, các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước sau khi quyết định đầu tư, các chủ đầu tư đăng ký tài khoản và cập nhật thông tin về các dự án đầu tư vào Hệ thống thông tin.
Đến ngày 31/3/2022, trên Hệ thống thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có thông tin cập nhật của 36.993 dự án sử dụng vốn nhà nước trên tổng số 58.175 dự án thực hiện trong kỳ, đạt tỷ lệ 63,6%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện công khai số lượng dự án của từng cơ quan trên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư quốc gia tại địa chỉ http://giamsatdautuquocgia.mpi.gov.vn/Pages/tongsodachitiet.aspx.
Còn khá nhiều các cơ quan có các dự án thuộc quyền quản lý chưa được cập nhật hoặc cập nhật chưa đầy đủ, thường xuyên trên hệ thống. Các cơ quan có số dự án cập nhật trên hệ thống thấp như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam,...
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
(Tổng hợp theo báo cáo của các cơ quan)
1. Tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư
1.1. Tình hình thực hiện
Theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiên cứu ban hành, đề xuất ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; đánh giá, nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành để tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư bảo đảm phù hợp hơn với điều kiện thực tế, qua đó để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án đầu tư.
Đồng thời, để triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, các quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có các quyết định về giao kế hoạch vốn cụ thể cho các cơ quan, dự án; một số cơ quan xây dựng và ban hành hướng dẫn quy trình quản lý dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý, công tác đấu thầu, công tác giám sát và đánh giá đầu tư,...
Theo báo cáo của các cơ quan, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành; các văn bản hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
(Danh mục một số văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành trong lĩnh vực đầu tư từ đầu năm 2021 đến nay được gửi kèm theo).
1.2. Kết quả đạt được
- Các cơ quan tích cực, chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền giúp tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, chi tiết để thực hiện quản lý hoạt động đầu tư được tốt hơn.
BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
7269/BKHĐT-GSTĐĐT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2022 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư; trên cơ sở báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, Tập đoàn kinh tế, tổng công ty (sau đây viết tắt là cơ quan), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 như sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP, Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư, Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi là Hệ thống thông tin).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 784/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 08/02/2022 gửi các cơ quan đề nghị lập và gửi báo cáo giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021; cập nhật báo cáo trên Hệ thống thông tin theo quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP và Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT.
1. Về tình hình thực hiện Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư
- Đến ngày 31/3/2022, thời điểm Bộ Kế hoạch và Đầu tư chốt danh sách để tổng hợp số liệu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021, tình hình thực hiện báo cáo trên Hệ thống cụ thể như sau:
+ Có 110/125 cơ quan gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư (đạt 88%), gồm: 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đạt 98,4%); 31/41 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương (đạt 75,6%); 17/21 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 (đạt 81%)[1]. Trong đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đã có 05 kỳ liên tiếp không thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin (các năm: 2017, 2018, 2019, 2020, 2021). Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có 04 kỳ liên tiếp không thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin (các năm 2018, 2019, 2020, 2021).
+ 12/125 cơ quan không báo cáo trên Hệ thống thông tin gồm: tỉnh Hải Dương; các Bộ: Quốc phòng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; các cơ quan: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Hội Luật gia Việt Nam.
+ 03/125 cơ quan có bản dự thảo báo cáo trên Hệ thống thông tin nhưng chưa duyệt chính thức (các số liệu dự thảo báo cáo không được tổng hợp) gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
+ 16 cơ quan chỉ nhập số liệu trên các Phụ biểu số liệu, không có thuyết minh báo cáo trên Hệ thống thông tin, gồm: 08 tỉnh/thành phố: Lai Châu, Ninh Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng; 06 bộ và cơ quan Trung ương: Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ; 02 Tập đoàn, tổng công ty: Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam.
+ 17 cơ quan không nhập số liệu hoặc nhập số liệu không đầy đủ, sai số/đơn vị tính trên các phụ biểu báo cáo gồm: 07 tỉnh: Lai Châu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu; 06 bộ và cơ quan Trung ương: Bộ Công Thương, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Đài truyền hình Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; 04 Tập đoàn, tổng công ty: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
(Danh sách chi tiết các cơ quan không gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 hoặc có gửi báo cáo nhưng còn sai sót gửi kèm theo).
- Tình hình báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trực tuyến của các cơ quan theo từng kỳ báo cáo được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai tại Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư tại địa chỉ http://giamsatdautuquocgia.mpi.gov.vn.
2. Về tình hình báo cáo các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước
Theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT, các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước sau khi quyết định đầu tư, các chủ đầu tư đăng ký tài khoản và cập nhật thông tin về các dự án đầu tư vào Hệ thống thông tin.
Đến ngày 31/3/2022, trên Hệ thống thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có thông tin cập nhật của 36.993 dự án sử dụng vốn nhà nước trên tổng số 58.175 dự án thực hiện trong kỳ, đạt tỷ lệ 63,6%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện công khai số lượng dự án của từng cơ quan trên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư quốc gia tại địa chỉ http://giamsatdautuquocgia.mpi.gov.vn/Pages/tongsodachitiet.aspx.
Còn khá nhiều các cơ quan có các dự án thuộc quyền quản lý chưa được cập nhật hoặc cập nhật chưa đầy đủ, thường xuyên trên hệ thống. Các cơ quan có số dự án cập nhật trên hệ thống thấp như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam,...
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
(Tổng hợp theo báo cáo của các cơ quan)
1. Tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư
1.1. Tình hình thực hiện
Theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiên cứu ban hành, đề xuất ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; đánh giá, nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành để tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư bảo đảm phù hợp hơn với điều kiện thực tế, qua đó để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án đầu tư.
Đồng thời, để triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, các quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có các quyết định về giao kế hoạch vốn cụ thể cho các cơ quan, dự án; một số cơ quan xây dựng và ban hành hướng dẫn quy trình quản lý dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý, công tác đấu thầu, công tác giám sát và đánh giá đầu tư,...
Theo báo cáo của các cơ quan, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành; các văn bản hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
(Danh mục một số văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành trong lĩnh vực đầu tư từ đầu năm 2021 đến nay được gửi kèm theo).
1.2. Kết quả đạt được
- Các cơ quan tích cực, chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền giúp tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, chi tiết để thực hiện quản lý hoạt động đầu tư được tốt hơn.
- Các văn bản hướng dẫn giúp cho việc quản lý đầu tư của các cơ quan đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật; đồng thời, giúp các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, các đơn vị liên quan kịp thời nắm bắt, cập nhật các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của nhà nước; góp phần tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả nhà nước trong lĩnh vực đầu tư.
1.3. Tồn tại hạn chế
- Một số trường hợp văn bản hướng dẫn ban hành còn chậm, chưa kịp thời; còn có những nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể; một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tế.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật còn có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn.
(Chi tiết các tồn tại sẽ được tổng hợp tương ứng theo các giai đoạn đầu tư ở các phần tiếp theo của báo cáo này).
1.4. Đề xuất, kiến nghị
Các cơ quan đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ cần tăng cường hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để tạo thuận lợi và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các quy định; đồng thời, thường xuyên theo dõi, đánh giá việc triển khai các văn bản, kịp thời nắm bắt những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét ban hành, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo đảm tính thống nhất, thuận lợi, chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế.
2. Tình hình quản lý quy hoạch
2.1. Về tình hình thực hiện
- Thực hiện nhiệm vụ được giao là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, soạn thảo các văn bản pháp luật về quy hoạch. Nhìn chung, các cơ quan đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc tham mưu ban hành các văn bản để hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Quy hoạch; tới nay, tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 chưa đạt yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ.
- Theo phạm vi, lĩnh vực quản lý, các bộ, ngành, địa phương đang tích cực lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch mới theo thẩm quyền; rà soát lại các quy hoạch đã được phê duyệt, thực hiện các thủ tục điều chỉnh các quy hoạch đã được phê duyệt cho phù hợp với thực tế.
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đang tập trung lập Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch vùng; các bộ, ngành, địa phương đang tích cực lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030 được phân công theo Luật Quy hoạch. Công tác lập Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch vùng quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030 đang được triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bài bản đúng quy định của Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh đến nay đã chậm so với kế hoạch đề ra tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018.
- Các quy hoạch sau khi được phê duyệt đã được các cơ quan liên quan công bố, tuyên truyền, phổ biến trên thông tin đại chúng theo quy định.
- Trong quá trình thực hiện quy hoạch, các cơ quan tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát, phát hiện các sai sót, bất hợp lý, kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2.2. Kết quả đạt được
- Đến nay, các quy hoạch đã được phê duyệt theo Luật Quy hoạch gồm: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, 04 quy hoạch ngành quốc gia[2], 01 quy hoạch vùng[3] và 01 quy hoạch tỉnh được phê duyệt[4].
- Các quy hoạch được phê duyệt, điều chỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển của bộ, ngành, địa phương, góp phần hoàn thiện căn cứ pháp lý để triển khai, quản lý các hoạt động đầu tư.
- Các quy hoạch là căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch hằng năm, các chương trình, đề án của các cơ quan.
- Các quy hoạch sau khi được phê duyệt đều được công bố, tuyên truyền, phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng, đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân địa phương nắm rõ chủ trương, quan điểm, mục tiêu phát triển, tiềm năng, cơ hội khai thác đầu tư.
2.3. Các tồn tại hạn chế
- Công tác lập và trình duyệt các quy hoạch của các cơ quan nhìn chung còn chậm; năng lực các đơn vị tư vấn lập quy hoạch, cán bộ quản lý quy hoạch còn hạn chế.
- Chất lượng các hồ sơ quy hoạch trình thẩm định còn thấp; việc thực hiện lập quy hoạch tỉnh theo phương thức và cách tiếp cận mới nên còn gặp khó khăn trong việc tích hợp các nội dung quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, do đó một số quy hoạch trình thẩm định cũng chưa đảm bảo yêu cầu, phải hoàn thiện nhiều.
- Các quy hoạch cấp quốc gia chưa được phê duyệt, ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung lập quy hoạch.
- Công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch chưa được thực sự quan tâm đúng mức.
- Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành trong xây dựng văn bản hướng dẫn còn chậm, chưa thực chất, chưa kịp thời. Một số Bộ, ngành còn có tư duy cục bộ trong ban hành các văn bản về công tác quy hoạch, trong khi nguyên tắc chủ đạo của hệ thống quy hoạch mới là tích hợp, phối hợp đồng bộ đa ngành. Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng vẫn còn một số bất cập.
- Tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018, Chính phủ đã phân công các bộ nghiên cứu, ban hành các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành để thay thế việc quản lý nhà nước khi các quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể phải bãi bỏ trước ngày 31/12/2018. Tuy nhiên, đến nay các bộ vẫn chưa ban hành các quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành theo ngành, lĩnh vực được phân công gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các quy hoạch đã bãi bỏ được nêu trên.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành còn khó thực hiện, chưa phù hợp như Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 về lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
2.4. Đề xuất, kiến nghị
- Đẩy nhanh tiến độ lập, trình, phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
- Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định quy hoạch; tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng công tác lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện quy hoạch. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch. Tăng cường hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm.
- Công khai quy hoạch, nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng đối với việc thực hiện quy hoạch.
- Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành việc lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030 được phân công theo Luật Quy hoạch.
- Xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đô thị, và nội dung quy hoạch xây dựng tại Luật Xây dựng và các văn bản quy định chi tiết đối với một số nội dung còn bất cập.
- Đối với UBND các tỉnh/thành phố: Quan tâm chỉ đạo triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị,... nhằm nâng cao tỷ lệ phủ quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về quy hoạch. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm chuyên trách về lĩnh vực quản lý quy hoạch và nhận thức cộng đồng về chấp hành pháp luật.
3. Về các chương trình đầu tư công giai đoạn 2021-2025
3.1. Tình hình phê duyệt các chương trình giai đoạn 2021-2025
- Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025
Chương trình đã được Quốc hội khóa XIV phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Chương trình đã được Quốc hội khóa XV phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022.
- Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025:
Chương trình đã được Quốc hội khóa XV phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022.
3.2. Đề xuất, kiến nghị
- Các cơ quan chủ quản của 03 chương trình khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện các chương trình đáp ứng tiến độ theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, hiệu quả chương trình.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lý đầu tư cho các chủ chương trình, chủ đầu tư dự án.
- Tăng cường công tác xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư, các tổ chức phi chính phủ tích cực tham gia hơn nữa vào việc hỗ trợ cho các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.
4. Về các dự án quan trọng quốc gia
4.1. Về các dự án đang chuẩn bị đầu tư
Năm 2021, thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, Hội đồng thẩm định Nhà nước (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng) đã tổ chức thẩm định 06 dự án quan trọng quốc gia, gồm: (1) Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2021-2025; (2) Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; (3) Dự án Xây dựng công trình đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Metro số 5 giai đoạn 1 (Ngã tư Bảy Hiền - Cầu Sài gòn); (4) BCNCTKT Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội “Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc; (5) Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; (6) Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
4.2. Về các dự án đang thực hiện
- Các dự án quan trọng quốc gia đang thực hiện chưa được các cơ quan cập nhật đầy đủ trên Hệ thống thông tin. Qua rà soát, hiện tại có rất ít dự án quan trọng quốc gia đã có báo cáo trên Hệ thống thông tin như dự án thủy điện Lai Châu, dự án thủy điện Sơn La, dự án Hồ chứa nước Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), song thông tin báo cáo cũng không đầy đủ.
- Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy có 03 dự án quan trọng quốc gia thực hiện điều chỉnh, cụ thể: (1) Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án Thủy điện Sơn La; (2) Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (GCNĐKĐTRNN) Dự án Tìm kiếm, thẩm lượng và khai thác dầu khí lô 433a & 416b tại An-giê-ri (Algeria) của Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí - PVEP; (3) Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
(Báo cáo tóm tắt về việc tổ chức thẩm định các dự án quan trọng quốc gia nêu trên của Hội đồng thẩm định nhà nước được gửi kèm theo).
5. Về các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước
5.1. Về công tác quản lý kế hoạch vốn đầu tư
Theo số liệu tổng hợp trên Hệ thống thông tin, tổng kế hoạch vốn nhà nước đầu tư các dự án năm 2021 là 846.596 tỷ đồng. Giá trị khối lượng thực hiện 604.363 tỷ đồng, đạt 71,39% so với kế hoạch năm. Giá trị giải ngân 598.234 tỷ đồng, đạt 70,7% so với kế hoạch.
Một số cơ quan có tỷ lệ giải ngân thấp so với kế hoạch vốn đã được bố trí như: các tỉnh/thành phố: Thừa Thiên Huế (53%), Đồng Nai (61%), Bình Dương (57%), Đắk Lắk (63%), Bà Rịa - Vũng Tàu (17%), An Giang (62%); các cơ quan: Bộ Y tế (18%), Bộ Khoa học và Công nghệ (51%), Ủy ban dân tộc (32%), Kiểm toán Nhà nước (59%), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (17%), Bảo hiểm xã hội Việt Nam (27%), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (50%), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt nam (42%), Tổng công ty Cà phê Việt Nam (37%), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (31%), Tổng công ty Giấy Việt Nam (0%), Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (35%), Tổng công ty Xi măng Việt Nam (15%), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (32%)...
Các đơn vị có số liệu về kế hoạch vốn đầu tư không đầy đủ, hoặc có sai số gồm: tỉnh Bình Định, Ủy ban dân tộc, Tổng công ty đường sắt Việt Nam (không có số liệu giá trị khối lượng thực hiện); Bộ Nội vụ (không có số liệu giá trị khối lượng thực hiện và giải ngân); các tỉnh: Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bạc Liêu, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có giá trị giải ngân cao hơn giá trị khối lượng thực hiện; Hội nông dân Việt Nam và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có sai số về đơn vị tính (số liệu kế hoạch vốn đầu tư trong kỳ theo hai đơn vị này báo cáo tương ứng là 59.992 tỷ đồng và 197.847 tỷ đồng, số liệu này là không phù hợp).
5.2. Về các dự án đầu tư
Theo số liệu báo cáo của 110 cơ quan trên Hệ thống thông tin, tình hình quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước được tổng hợp như sau:
a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư
- Về chủ trương đầu tư: Trong năm 2021, có 18.471 dự án có kế hoạch lập hồ sơ phê duyệt chủ trương đầu tư trong kỳ; số dự án được thẩm định trong kỳ 16.563 dự án; số dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trong kỳ là 23.899 dự án (41 dự án nhóm A, 1.754 dự án nhóm B và 22.104 dự án nhóm C).
- Về quyết định đầu tư: Trong năm 2021 có 24.331 dự án được các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (27 dự án nhóm A, 972 dự án nhóm B, 23.332 dự án nhóm C); trong số các dự án được quyết định đầu tư có 938 dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, 16 dự án sử dụng vốn ODA, 17.129 dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương, 277 dự án sử dụng vốn đầu tư công khác, 5.773 dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.
Năm 2021 là năm thứ hai thực hiện các quy định của Luật Đầu tư công năm 2019 và 7 năm thực hiện Luật Xây dựng năm 2014, theo báo cáo của các cơ quan, nhìn chung công tác lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước phù hợp với quy định hiện hành.
b) Tình hình thực hiện các dự án năm 2021
- Số dự án thực hiện đầu tư: 55.599 dự án (năm 2020 có 70.679 dự án, năm 2019 có 69.011 dự án, năm 2018 có 56.567 dự án, năm 2017 có 51.947 dự án, năm 2016 có 45.147 dự án), trong đó có 28.569 dự án chuyển tiếp, chiếm 51,38%; 27.030 dự án khởi công mới, chiếm 48,62% (trong số các dự án khởi công mới có 24 dự án nhóm A, 1.022 dự án nhóm B, 25.984 dự án nhóm C); trong năm 2021 có 27.376 dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng (trong đó có 55 dự án nhóm A, 695 dự án nhóm B, 26.626 dự án nhóm C). Trong số các dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng có 57 dự án có vấn đề về kỹ thuật, không có hiệu quả (gồm 10 dự án nhóm B, 47 dự án nhóm C), trong đó tỉnh Gia Lai có 42 dự án, tỉnh Quảng trị có 06 dự án,...
- Số dự án chậm tiến độ: 1.921 dự án, chiếm 3,5% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ (trong đó số dự án nhóm A là 30 dự án, nhóm B là 554 dự án, nhóm C là 1.337 dự án). Các nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là: do công tác giải phóng mặt bằng 1.104 dự án; do thủ tục đầu tư 228 dự án; do bố trí vốn không kịp thời 92 dự án; do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu 124 dự án và do các nguyên nhân khác 918 dự án.
- Số dự án phải điều chỉnh: 3.494 dự án, chiếm 6,3% tổng số dự án thực hiện trong kỳ, trong đó chủ yếu là: điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư 1.209 dự án; điều chỉnh tiến độ đầu tư 1.696 dự án; điều chỉnh vốn đầu tư 1.209 dự án; điều chỉnh do các nguyên nhân khác 1.000 dự án.
- Số dự án thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư trên hệ thống: 45.559 dự án trên tổng số 55.599 dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, đạt tỷ lệ 81,9%.
- Số dự án thực hiện kiểm tra, đánh giá: Trong năm 2021, các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành kiểm tra 12.151 dự án (chiếm 21,9% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ), tổ chức đánh giá 26.084 dự án (chiếm 46,91% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ). Trong đó, đã phát hiện 17 dự án có vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 02 dự án vi phạm về quản lý chất lượng; 185 dự án có thất thoát, lãng phí được phát hiện sau khi thanh tra, kiểm tra, quyết toán, kiểm toán, thuộc các tỉnh: Quảng Ninh 06 dự án, Thanh Hóa 90 dự án, Lạng Sơn 48 dự án, Sơn La 34 dự án và Quảng Nam 07 dự án.
c) Tình hình nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Theo số liệu tổng hợp của các cơ quan trên Hệ thống thông tin, trong năm 2021, các cơ quan đã ưu tiên bố trí trả nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư công. Tổng số vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong năm là 6.817 tỷ đồng. Số nợ đọng xây dựng cơ bản còn lại là 4.465 tỷ đồng. Một số đơn vị còn nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn gồm: Ninh Bình (2.273 tỷ đồng), Lạng Sơn (263 tỷ đồng), Phú Thọ (558 tỷ đồng), Quảng Ninh (152 tỷ đồng), Bộ Giao thông vận tải (773 tỷ đồng)... (số liệu chi tiết tại Bảng tổng hợp vốn đầu tư trong kỳ các dự án sử dụng vốn nhà nước năm 2021 gửi kèm theo).
Đề nghị các đơn vị còn nợ đọng xây dựng cơ bản hoặc có bố trí vốn trả nợ đọng xây dựng cơ bản trong kỳ rà soát, làm rõ số nợ đọng xây dựng cơ bản của đơn vị mình có đúng quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật Đầu tư công năm 2014 hoặc khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công năm 2019 hay không. Trường hợp số nợ đọng phát sinh từ ngày 01/01/2015 trở đi là không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, đề nghị làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trái quy định.
5.3. Kết quả đạt được
- Trong thời gian qua, công tác quản lý đầu tư từ ngân sách trung ương được chấn chỉnh và có nhiều chuyển biến tích cực, nguồn vốn ngân sách trung ương được bố trí tập trung hơn, hiệu quả đầu tư ngày càng được nâng cao. Việc đầu tư từ các nguồn vốn nhà nước khác, đặc biệt từ nguồn vốn ngân sách địa phương và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước cũng từng bước có chuyển biến tích cực.
- Đầu tư công đã phát huy vai trò tích cực trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt dưới tác động của dịch Covid-19; đã thực sự là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, có tác động lan tỏa lớn, nhất là đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng,...
5.4. Tồn tại, hạn chế
- Việc giao kế hoạch đầu tư công hằng năm chậm so với quy định, giao nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án.
- Công tác giải phóng mặt bằng các dự án còn chậm, chưa được giải quyết kịp thời; còn nhiều dự án chậm tiến độ và nhiều dự án phải điều chỉnh.
- Tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Nhiều dự án chịu ảnh hưởng giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua, ảnh hưởng của dịch covid-19.
- Nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn còn, tập trung tại một số địa phương như Ninh Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bộ Giao thông vận tải...
5.5. Đề xuất, kiến nghị
- Các chính quyền địa phương cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các dự án thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Các công trình sau khi được đầu tư, đơn vị quản lý, vận hành cần có biện pháp quản lý, tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng, quản lý công trình phù hợp; thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình theo đúng quy định để bảo đảm hiệu quả đầu tư.
6. Tình hình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)
6.1. Về công tác chuẩn bị đầu tư
- Theo số liệu tổng hợp trên Hệ thống thông tin của 25 cơ quan, trong năm 2021 có 34 dự án thực hiện thủ tục đề xuất đầu tư (8 dự án nhóm A, 25 dự án nhóm B, và 1 dự án nhóm C); có 06 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, 06 dự án có quyết định đầu tư, 07 dự án hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư và 17 dự án hoàn tất thủ tục về Hợp đồng dự án.
- Từ khi Luật PPP có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2021), Hội đồng thẩm định nhà nước/Hội đồng thẩm định liên ngành (trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng) đã tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
Đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư trình cấp có thẩm quyền: 06 dự án (Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng); Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội; Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sapa; Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quảng Trị; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (Đồng Nai); Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng)). Trong đó, 04 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư (Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội; Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sapa; Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quảng Trị; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (Đồng Nai)).
6.2. Tình hình thực hiện đầu tư
- Theo báo cáo trên Hệ thống thông tin, có 25 cơ quan có số liệu về dự án PPP (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Đài tiếng nói Việt Nam và 22 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương). Tuy nhiên, còn nhiều cơ quan chưa báo cáo hoặc có báo cáo nhưng số liệu không đầy đủ, thiếu thông tin về số dự án, số liệu về vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết một số hợp đồng dự án theo hình thức BOT nhiệt điện, giao thông nhưng Bộ Công Thương không có số liệu báo cáo và Bộ Giao thông vận tải báo cáo không đầy đủ.
- Theo số liệu báo cáo trên Hệ thống thông tin: Năm 2021 có 152 dự án thực hiện đầu tư, trong đó có 135 dự án chuyển tiếp, 17 dự án khởi công mới; có 130 dự án thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, đạt tỷ lệ 85,5%; trong năm 2021 có 34 dự án được kiểm tra, 42 dự án được đánh giá. Tổng kế hoạch vốn đầu tư của các dự án PPP trong năm 2021 là 50.764 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công tham gia là 280 tỷ đồng, chiếm 0,55%, vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư là 24.959 tỷ đồng, chiếm 49,17%, vốn vay thương mại là 25.525 tỷ đồng, chiếm 50,3%; tổng giá trị thực hiện là 29.737 tỷ đồng, đạt 59% so với kế hoạch; tuy nhiên, báo cáo của Bộ Giao thông vận tải và một số cơ quan chưa có số liệu về các nội dung này nên số liệu tổng hợp nêu trên chưa được đầy đủ.
6.3. Kết quả đạt được
- Ngày 29/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, hoàn thiện hơn để triển khai các hoạt động đầu tư theo phương thức PPP có hiệu quả.
- Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn rất hạn chế so với nhu cầu đầu tư, việc thực hiện các dự án đầu tư theo phương thức PPP đã góp phần quan trọng để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của cả nước.
6.4. Khó khăn vướng mắc
- Một số quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp hoặc chưa đầy đủ như quy định về vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án; cơ chế lựa chọn nhà đầu tư; khai thác quỹ đất hai bên đường cao tốc để mở rộng và phát triển không gian kinh tế, phát triển đô thị,...; quyết toán dự án hoàn thành.
- Các dự án BOT giao thông hiện nay chủ yếu do các nhà đầu tư trong nước thực hiện, chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án BOT. Vị trí trạm thu phí, mức thu phí còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch. Theo Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, việc chưa tăng phí theo đúng lộ trình của Hợp đồng BOT đã gây khó khăn cho doanh nghiệp BOT, doanh thu tại nhiều dự án BOT bị sụt giảm lớn so với phương án tài chính.
- Trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước về tính hiệu quả của dự án (như: mức lợi nhuận của nhà đầu tư, thời hạn nhà đầu tư được Nhà nước nhượng quyền thu phí, mức độ tham gia của Nhà nước) chưa rõ ràng. Năng lực giám sát về cơ chế thu phí còn yếu, thiếu minh bạch trong quá trình quản lý hợp đồng.
- Kinh nghiệm đầu tư, quản lý đầu tư, quản lý vận hành và năng lực tài chính, kỹ thuật còn rất hạn chế.
- Việc huy động vốn vay của các dự án gặp nhiều khó khăn. Một số dự án BOT huy động nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư và các ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp nhà nước (hoặc doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) chủ yếu là vốn tín dụng ngắn hạn nhưng lại được sử dụng cho đầu tư dài hạn nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro an toàn hệ thống ngân hàng.
- Các dự án BOT nhiệt điện thời gian chuẩn bị, đàm phán Hợp đồng dài, cơ chế ngoại tệ, ưu đãi đầu tư chưa thống nhất.
- Năm 2021, nhiều dự án bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
6.5. Đề xuất, kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP tạo khung pháp lý đầy đủ, phù hợp để thu hút có hiệu quả nguồn lực đầu tư theo hình thức PPP.
- Theo quy định của Luật đầu tư theo hình thức PPP, không còn phương thức đầu tư theo hợp đồng BT, do đó đối với dự án đã hoàn thành song còn một số vướng mắc liên quan đến thanh, quyết toán dự án, đề nghị sớm có hướng dẫn cụ thể về quy trình và nguồn vốn để thanh toán dự án BT trong trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn giá trị công trình BT.
- Các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động truyền thông và xúc tiến đầu tư các dự án PPP tới các nhà đầu tư, tổ chức tài chính trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường sự chia sẻ thông tin tới người dân.
- Tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, của người dân thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện các dự án BOT để bảo đảm đúng trách nhiệm của từng bên, tạo sự công khai, minh bạch trong thực thi các chính sách thực hiện các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
7. Tình hình quản lý các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác
7.1. Tình hình thực hiện
Theo số liệu tổng hợp trên Hệ thống thông tin, năm 2021 có 63 đơn vị, gồm 03 Tập đoàn: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam và 59 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có số liệu tổng hợp báo cáo về các dự án sử dụng nguồn vốn khác; 04 địa phương không có số liệu báo cáo gồm các tỉnh: Lai Châu, Ninh Bình, Thái Bình và Hà Tĩnh.
Tổng hợp số liệu từ các đơn vị, có 5.771 dự án nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư (trong đó có 160 dự án đầu tư nước ngoài, 5.611 dự án đầu tư trong nước); 2.109 dự án được phê duyệt chủ trương, đạt 36,54% so với số dự án nộp hồ sơ; 2.227 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, 4.899 dự án được điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ là 5.549 dự án (trong đó 3.002 dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; 2.547 dự án thuộc diện không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư), tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm là 45.388 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm là 151.855 tỷ đồng. Trong năm 2021 có 3.396 dự án được kiểm tra, đánh giá, đạt tỷ lệ 61,2%.
Qua kiểm tra, đánh giá phát hiện có 471 dự án có vi phạm quy định liên quan đến quản lý đầu tư; 71 dự án có vi phạm về bảo vệ môi trường, 81 dự án vi phạm quy định về sử dụng đất đai, 02 dự án có vi phạm về quản lý tài nguyên; đã thu hồi 478 Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong năm có 673 dự án kết thúc đầu tư (386 dự án đầu tư nước ngoài, 287 dự án đầu tư trong nước); 1.949 dự án đi vào khai thác, vận hành; 3.814 dự án có lợi nhuận, tổng số tiền từ các dự án sử dụng nguồn vốn khác nộp ngân sách là khoảng 336.027 tỷ đồng (trong đó các dự án đầu tư nước ngoài nộp 320.679 tỷ đồng).
7.2. Kết quả đạt được
- Luật đầu tư số 61/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư được ban hành đã góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư được tốt hơn.
- Theo báo cáo của các địa phương, nhìn chung các dự án đầu tư đã tích cực triển khai để đưa vào khai thác, sử dụng, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm tại các địa phương.
- Công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác đã được tăng cường thông qua việc quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án của các cơ quan quản lý đầu tư các cấp qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như đóng góp của các dự án vào phát triển kinh tế - xã hội.
7.3. Tồn tại, hạn chế
- Một số các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư chưa nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ các quy định pháp luật về công tác giám sát, đánh giá đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư nên chưa thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
- Số lượng các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư có báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư định kỳ còn thấp so với số lượng dự án đang hoạt động; các báo cáo định kỳ của các tổ chức kinh tế có chất lượng chưa cao, nhiều báo cáo chưa cung cấp đủ thông tin theo yêu cầu quản lý, nội dung báo cáo còn sơ sài, mang tính đối phó, chưa thể hiện cụ thể tình hình triển khai, thực hiện dự án, chưa cập nhật tình hình thực hiện dự án theo biểu mẫu báo cáo. Một số nội dung báo cáo của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư còn nhầm lẫn, không chính xác, dẫn đến các cơ quan quản lý nhà nước không nắm được đầy đủ thông tin về hoạt động đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác, chất lượng các báo cáo tổng hợp của các cơ quan vì thế chưa đáp ứng yêu cầu.
- Các loại báo cáo của các tổ chức kinh tế phải thực hiện còn nhiều, chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước, mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.
- Một số dự án gặp vướng mắc trong thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án. Một số nhà đầu tư không thực hiện đúng các quy định về đất đai, môi trường,...
7.4. Đề xuất, kiến nghị
- Các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác giám sát, đánh giá, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, tổ chức kinh tế trong quá trình chuẩn bị, thực hiện các dự án; đồng thời cũng kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, tạo môi trường đầu tư lành mạnh.
- Song song với việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng nhằm thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật tới các nhà đầu tư.
8. Tình hình giám sát đầu tư của cộng đồng
8.1. Tình hình thực hiện
Theo số liệu trên Hệ thống thông tin, năm 2021 có 43/63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có số liệu tổng hợp báo cáo về công tác giám sát đầu tư của cộng đồng; còn 20 tỉnh không có số liệu triển khai công tác giám sát đầu tư của cộng đồng gồm: Tuyên Quang, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu.
Tổng hợp số liệu báo cáo của 43 địa phương, có 20.459 dự án được giám sát đầu tư của cộng đồng, gồm: 10.203 dự án sử dụng vốn và công sức cộng đồng, vốn ngân sách cấp xã, vốn tài trợ trực tiếp cho xã; 8.893 dự án đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công và dự án đầu tư theo hình thức PPP; 1.363 dự án sử dụng vốn khác.
Thông qua giám sát đầu tư của cộng đồng phát hiện 577 dự án có vi phạm; 452 dự án đã có thông báo kết quả xử lý vi phạm; 328 dự án chủ đầu tư đã thực hiện khắc phục vi phạm theo thông báo.
8.2. Kết quả đạt được
Công tác giám sát đầu tư của cộng đồng đã kịp thời phản ánh đến các cơ quan chức năng những vụ việc cần phải chấn chỉnh, xử lý, kiến nghị những vụ việc làm ảnh hưởng chất lượng công trình, an toàn, vệ sinh môi trường, đời sống của nhân dân, góp phần hạn chế việc tiêu cực lãng phí ngân sách, tiền của nhân dân.
8.3. Tồn tại, hạn chế
- Một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quan tâm, phát huy vai trò của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng: Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại một số xã, phường, thị trấn hoạt động còn lúng túng, thậm chí có nơi thực hiện các nội dung giám sát sai chức năng nhiệm vụ của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Một số thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng còn e dè, ngại đụng chạm, chưa phản ánh kịp thời những bất cập trong quá trình giám sát. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giám sát còn nhiều hạn chế.
- Nhiều địa phương chưa kịp thời giải quyết, xử lý những trường hợp vi phạm theo như kiến nghị, phản ánh của người dân, làm hạn chế hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng không có trình độ chuyên môn, không có phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác giám sát theo yêu cầu, thiếu chủ động trong việc tập hợp tài liệu để phục vụ cho hoạt động giám sát nên chủ yếu chỉ mang tính trực quan, do vậy đã gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện.
- Chi phí hỗ trợ cho công tác giám sát đầu tư của cộng đồng còn thấp.
8.4. Đề xuất, kiến nghị
- Cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo và tạo điều kiện phát huy vai trò hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, đồng thời cần quan tâm tổ chức quán triệt cho cán bộ, công chức, đảng viên trong hệ thống chính trị hiểu rõ về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là tổ chức giám sát của nhân dân.
- Thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đủ mạnh, góp phần giúp cho tổ chức này hoạt động có hiệu quả.
- Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức tập huấn, tọa đàm trao đổi rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Chính quyền các cấp tạo điều kiện để Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được tiếp cận, nghiên cứu thông tin các dự án, công trình sẽ thi công trên địa bàn, bố trí kinh phí cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác giám sát, nhất là người dân có am hiểu về đầu tư, xây dựng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả các tiêu cực trong quá trình thi công.
III. ĐÁNH GIÁ CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
1. Đánh giá chung về công tác thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
Nhiều cơ quan đã cố gắng trong việc triển khai và thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, cập nhật các quy định mới, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc, các chủ đầu tư cập nhật số liệu tổng hợp, tình hình thực hiện các dự án đầu tư vào Hệ thống thông tin. Việc cập nhật số liệu vào Hệ thống thông tin, góp phần từng bước nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư, giảm bớt khối lượng báo cáo giấy, hướng đến mục tiêu các thông tin của các chương trình, dự án sử dụng vốn nhà nước sẽ được đăng tải trên mạng internet theo quy định để các tổ chức, cá nhân và xã hội tra cứu và cùng giám sát, đánh giá.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ quan, cán bộ, công chức còn hạn chế về công nghệ thông tin, nghiệp vụ; chưa nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật, các mẫu biểu hướng dẫn; các thông tin báo cáo chưa đầy đủ, còn nhiều sai sót. Đặc biệt khi số liệu của các cơ quan không chính xác (như sai đơn vị tính), các số liệu thiếu tính hợp lý, không phù hợp với số dự án, số vốn được giao, đã ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác, tin cậy của các thông tin, số liệu và đến tiến độ tổng hợp báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do phải rà soát nhiều lần, chuẩn xác lại số liệu.
Các hệ thống thông tin về tình hình đầu tư, doanh nghiệp, giải ngân vốn đầu tư, đất đai, môi trường, lao động chưa được liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến việc các cơ quan, tổ chức kinh tế, người dân khi thực hiện các hoạt động đầu tư còn phải truy cập, báo cáo nhiều cơ quan, nhiều nội dung còn trùng lắp, tốn nhiều thời gian thực hiện.
2. Về tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư
Trong năm 2021, các bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền đã tích cực nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư. Các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn giúp các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức kinh tế và người dân thuận lợi hơn trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư.
Tuy nhiên, theo báo cáo của các cơ quan và đánh giá của người dân, một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chưa kịp thời, một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung còn chồng chéo, có những nội dung chưa phù hợp với thực tế.
3. Về tình hình quản lý quy hoạch
Trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư, công tác quy hoạch phải đi trước một bước, là định hướng, căn cứ để triển khai các chương trình, dự án đầu tư. Các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ đã tích cực xây dựng các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực làm căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hằng năm; là cơ sở kêu gọi và thu hút đầu tư từ các tổ chức kinh tế và người dân.
Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch cho giai đoạn 2021-2030 của các cơ quan còn chậm; một số quy hoạch còn hiệu lực có chất lượng chưa cao, chưa mang tính định hướng dài hạn; năng lực thực hiện của cán bộ còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư; một số ngành, lĩnh vực đặc thù, tư vấn trong nước không đủ năng lực nhưng chưa có cơ chế, nguồn lực thuê tư vấn nước ngoài; nguồn lực thực hiện quy hoạch còn hạn chế dẫn đến hiệu quả thực hiện quy hoạch không cao.
4. Về các dự án quan trọng quốc gia
- Đối với các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: công tác chuẩn bị hồ sơ các dự án của các cơ quan còn chậm, chất lượng chưa cao, còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thẩm định phải hoàn thiện bổ sung nhiều, ảnh hưởng đến tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án.
- Hầu hết các dự án quan trọng quốc gia chưa được cập nhật trên Hệ thống thông tin theo quy định tại Thông tư 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, các cơ quan chưa báo cáo đầy đủ về danh mục các dự án quan trọng quốc gia theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 784/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 08/02/2022.
5. Về tình hình thực hiện các chương trình đầu tư công, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước
Năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp với làn sóng dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, an toàn của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, các cơ quan đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo của các cơ quan, tình hình thực hiện vốn đầu tư trong năm 2021 chưa đạt kế hoạch, nhiều dự án vẫn còn chậm tiến độ, tỷ lệ các dự án phải điều chỉnh vẫn còn cao (giá trị thực hiện và giải ngân đạt khoảng 71% kế hoạch).
Trong khi nguồn vốn còn hạn chế, việc giải ngân không đạt kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; các dự án chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế; các dự án đầu tư phải điều chỉnh, đặc biệt là tăng tổng mức đầu tư, một mặt gây rất nhiều khó khăn cho công tác cân đối nguồn vốn thực hiện, mặt khác cũng ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư.
Công tác xây dựng kế hoạch, chuẩn bị dự án đầu tư công chưa được các bộ, địa phương quan tâm đúng mức, chất lượng thấp, phê duyệt mang tính hình thức. Công tác chuẩn bị thủ tục để giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN cho dự án tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn thiếu chủ động. Công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn lúng túng, bị động, hiệu quả chưa cao. Mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt song quá trình triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, nhiều dự án, công trình quan trọng, việc điều chuyển vốn từ các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp sang bộ, cơ quan trung ương có khả năng giải ngân cao, có nhu cầu tăng vốn chưa thực hiện quyết liệt, tình trạng “vốn chờ dự án” đang tiếp tục diễn ra.
Số lượng các dự án thực hiện báo cáo giám sát trên Hệ thống thông tin, được kiểm tra, đánh giá có tăng so với các năm trước nhưng còn thấp so với tổng số các dự án thực hiện trong kỳ (số dự án sử dụng vốn nhà nước thực hiện báo cáo giám sát trên Hệ thống thông tin đạt 82%, các dự án có sử dụng vốn nhà nước được kiểm tra mới đạt 21%, số dự án có sử dụng vốn nhà nước được đánh giá đạt 47%), chất lượng các báo cáo giám sát, đánh giá, đặc biệt là số liệu, thông tin của các dự án cập nhật trên Hệ thống thông tin còn rất sơ sài. Số liệu trên cho thấy, các chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án theo quy định; các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc theo dõi, kiểm tra đối với các chương trình, dự án đầu tư.
Trong thời gian tới, điều kiện nguồn vốn đầu tư vẫn còn rất nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, đề nghị các cơ quan xem xét kỹ lưỡng quá trình lựa chọn các chương trình, dự án thực hiện đầu tư, khởi công mới, ưu tiên các dự án phục vụ an sinh xã hội, phù hợp khả năng cân đối của nguồn ngân sách, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Các cơ quan cần tích cực theo dõi, kiểm tra, trên cơ sở đó chấn chỉnh, giải quyết kịp thời các phát sinh trong quá trình đầu tư, bảo đảm các dự án đã có trong kế hoạch được thực hiện đúng trình tự thủ tục đầu tư, tiến độ đầu tư, chất lượng công trình, thời hạn đưa công trình vào khai thác sử dụng.
6. Về tình hình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức PPP
Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn rất hạn chế so với nhu cầu đầu tư, việc thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP trong các năm qua là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước nhằm khuyến khích và mở rộng thu hút nguồn lực đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Luật PPP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) và các Nghị định hướng dẫn được ban hành đã tạo môi trường pháp lý có hiệu lực cao hơn, ổn định hơn cho doanh nghiệp, tránh được các rủi ro trong trường hợp thay đổi chính sách, tăng tính hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tư cũng như bảo đảm việc thực hiện dự án thành công. Tuy nhiên, một số quy định hiện nay trong Luật PPP và các Nghị định hướng dẫn còn có những bất cập đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong thời gian tới.
Việc thu hút nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư nước ngoài tham gia; các nhà đầu tư trong nước chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Kinh nghiệm đầu tư, quản lý đầu tư, quản lý vận hành và năng lực tài chính, kỹ thuật của nhà đầu tư còn rất hạn chế; công tác giải phóng mặt bằng một số dự án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đồng bộ, làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến tiến độ thực dự án.
Hiện tại, nhiều cơ quan chưa có số liệu báo cáo về dự án PPP trên Hệ thống thông tin, hoặc có báo cáo nhưng số liệu không đầy đủ, thiểu thông tin về số dự án, số liệu về vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, tình hình triển khai thực hiện.
Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP, để khắc phục những bất cập và khó khăn, vướng mắc hiện nay đối với các dự án đầu tư theo hình thức này qua đó để thu hút tốt hơn nguồn lực đầu tư.
7. Về tình hình quản lý đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác
Trong năm 2021, Chính phủ đã tiếp tục có nhiều chỉ đạo quyết liệt tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút được nhiều dự án lớn, tạo công ăn, việc làm, thu nhập cho người dân, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Theo tổng hợp số liệu từ các cơ quan, còn nhiều dự án gặp vướng mắc trong thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng khi thực hiện; không ít các tổ chức kinh tế, nhà đầu tư chưa thực hiện đúng các quy định pháp luật, hạn chế về năng lực tài chính,...; đồng thời, có dự án còn vi phạm quy định về quy hoạch, sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên, môi trường, chế độ đãi ngộ với người lao động, v.v..
Song song với việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật tới các nhà đầu tư; có kế hoạch giám sát, đánh giá phù hợp, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc; đồng thời cũng kịp thời phát hiện chấn chỉnh các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, chống các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật.
8. Về công tác giám sát đầu tư của cộng đồng
Nhiều địa phương chưa có số liệu tổng hợp báo cáo về công tác giám sát đầu tư của cộng đồng (20/63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương không có số liệu báo cáo). Việc thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư của cộng đồng nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc triển khai các hoạt động đầu tư.
Đề nghị Lãnh đạo các địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tạo điều kiện thuận lợi, tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia công tác giám sát đầu tư của cộng đồng đúng pháp luật. Đồng thời, đề nghị các địa phương chưa có số liệu báo cáo về công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, cần nghiêm túc chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo theo đúng quy định.
Qua tổng hợp tình hình và kết quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị:
(1) Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty:
(i) Nghiêm túc chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật. Cập nhật đầy đủ, chính xác các báo cáo, thông tin, số liệu trên Hệ thống thông tin theo các mẫu quy định. Nghiên cứu, rà soát các tồn tại được nêu tại các mục I, II và III của văn bản này để xem xét trách nhiệm, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ nhiệm vụ liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư; nghiêm túc khắc phục, không để tình trạng các tồn tại trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại cơ quan, đơn vị tiếp tục tái diễn và kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác này.
(ii) Kiện toàn bộ máy và quy trình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi quản lý của mình; tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về công tác giám sát, đánh giá đầu tư cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các đối tượng liên quan. Bố trí nguồn lực phù hợp cho hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định.
(iii) Tăng cường thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư một cách thực chất, hiệu quả để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này; đồng thời, qua đó để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, phát hiện và chấn chỉnh những hoạt động vi phạm trong lĩnh vực đầu tư.
(iv) Đối với các đơn vị còn nợ đọng xây dựng cơ bản hoặc có bố trí vốn trả nợ đọng xây dựng cơ bản trong kỳ rà soát, làm rõ số nợ đọng xây dựng cơ bản của đơn vị mình có đúng quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật Đầu tư công năm 2014 hoặc khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công năm 2019 hay không. Trường hợp số nợ đọng phát sinh từ ngày 01/01/2015 trở đi là không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, đề nghị làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trái quy định.
(2) Các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin trên Hệ thống thông tin (theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về các dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt là các dự án nhóm A, dự án quan trọng quốc gia. Chủ động phát hiện các dự án phát sinh các vấn đề thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 104 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.
Trên đây là báo cáo tổng hợp công tác giám sát và đánh giá đầu tư năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở các báo cáo của các cơ quan trên Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và có ý kiến chỉ đạo./.
|
BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo văn bản số 7269/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 12/10/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1. Danh sách các cơ quan không gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2021 hoặc có gửi báo cáo nhưng còn sai sót.
2. Danh mục một số văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành trong lĩnh vực đầu tư từ đầu năm 2021 đến nay.
3. Báo cáo tóm tắt về việc tổ chức thẩm định các dự án quan trọng quốc gia của Hội đồng thẩm định nhà nước.
4. Phụ biểu 1: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư trong kỳ.
5. Phụ biểu 2: Tổng hợp số liệu về chương trình đầu tư công.
6. Phụ biểu 3: Tình hình thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước.
7. Biểu tổng hợp Số dự án sử dụng vốn nhà nước thực hiện đầu tư trong kỳ.
8. Biểu tổng hợp về tình hình thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.
9. Biểu tổng hợp vốn đầu tư trong kỳ các dự án sử dụng vốn nhà nước năm 2021.
10. Phụ biểu 4: Tình hình thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức PPP.
11. Biểu tổng hợp về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo hình thức PPP.
12. Phụ biểu 5: Tình hình thực hiện giám sát đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác.
13. Biểu tổng hợp về tình hình thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác.
14. Phụ biểu 6: Tổng hợp kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng.
15. Biểu tổng hợp về tình hình thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
I. Các cơ quan không báo cáo trên Hệ thống thông tin hoặc có bản dự thảo báo cáo trên Hệ thống thông tin nhưng chưa duyệt chính thức (các số liệu dự thảo báo cáo không được tổng hợp): 15 cơ quan:
1. Các cơ quan không báo cáo trên Hệ thống thông tin: 12 cơ quan:
(1) Tỉnh Hải Dương;
(2) Bộ Quốc phòng;
(3) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
(4) Bộ Tư pháp;
(5) Văn phòng Quốc hội;
(6) Văn phòng Chính phủ;
(7) Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
(8) Thông tấn xã Việt Nam;
(9) Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
(10) Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam;
(11) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
(12) Hội Luật gia Việt Nam.
2. Các cơ quan có bản dự thảo báo cáo trên Hệ thống thông tin nhưng chưa duyệt chính thức: 03 cơ quan:
(1) Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
(2) Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
(3) Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
II. Các cơ quan chỉ nhập số liệu trên các phụ biểu, không có báo cáo thuyết minh trên Hệ thống thông tin: 16 cơ quan:
1. 08 tỉnh/thành phố: Lai Châu, Ninh Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng.
2. 06 bộ và cơ quan Trung ương: Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ.
3. 02 Tập đoàn, tổng công ty: Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam.
III. Các cơ quan không nhập số liệu hoặc nhập số liệu không đầy đủ, sai số/đơn vị tính: 17 cơ quan:
1. 07 tỉnh: Lai Châu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu;
2. 06 bộ và cơ quan Trung ương: Bộ Công Thương, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Đài truyền hình Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
3. 04 Tập đoàn, tổng công ty: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
1. Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
2. Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
3. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
4. Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.
5. Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 29/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
6. Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
7. Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
8. Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
9. Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
10. Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
11. Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
12. Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
13. Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
14. Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành suất vốn đầu tư và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020.
15. Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
16. Thông tư 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành Định mức xây dựng.
17. Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình.
1. Về các dự án đang chuẩn bị đầu tư
1.1. Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2021-2025
Ngày 04/8/2021, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1381/QĐ-TTg thành lập Hội đồng TĐNN thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án; Hội đồng TĐNN có Báo cáo số 6111/BC-HĐTĐNN ngày 11/9/2021 báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án và Báo cáo thẩm định bổ sung số 7864/BC-HĐTĐNN ngày 12/11/2021; Chính phủ có các Tờ trình số 334/TTr-CP ngày 22/9/2021, số 536/TTr-CP ngày 02/12/2021 và số 568/TTr-CP ngày 21/12/2021 trình Quốc hội về Báo cáo NCTKT Dự án; ngày 11/01/2022, tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án.
1.2. Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Ngày 11/7/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 859/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng TĐNN để tổ chức thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; ngày 19/3/2020, Chủ tịch Hội đồng TĐNN ban hành Quyết định số 421/QĐ-HĐTĐNN phê duyệt Kế hoạch thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án; ngày 12/6/2020, Chủ tịch Hội đồng TĐNN ban hành Quyết định số 903/QĐ-Hội đồng TĐNN thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành (Tổ CGTĐLN) phục vụ Hội đồng TĐNN thẩm định Dự án; ngày 10/11/2020, HĐTĐNN đã phê duyệt KHLC nhà thầu gói thầu tư vấn thẩm tra BCNCTKT Dự án; Ngày 29/4/2021, HĐTĐNN đã phê duyệt HSMT gói thầu tư vấn thẩm tra BCNCTKT Dự án; ngày 13/5/2021, HĐTĐNN đã phê duyệt điều chỉnh KHLC nhà thầu gói thầu tư vấn thẩm tra BCNCTKT Dự án; ngày 21/5/2021, Vụ Giám sát và TĐĐT - Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành đã phát hành HSMT gói thầu tư vấn thẩm tra BCNCTKT Dự án; HĐTĐNN đã tổ chức đấu thầu quốc tế và lựa chọn được Tư vấn thẩm tra theo Hợp đồng dịch vụ tư vấn số 541/2021/HĐ-DVTV ngày 23/11/2021. Thực hiện công tác thẩm định, HĐTĐNN đã có các văn bản số 299/CV-HĐTĐNN ngày 14/01/2022 gửi báo cáo thẩm tra sơ bộ, văn bản số 1735/CV-HĐTĐNN ngày 18/3/2022 gửi Báo cáo giữa kỳ, văn bản số 3553/CV-HĐTĐNN ngày 31/5/2022 gửi Báo cáo cuối cùng xin ý kiến các Thành viên HĐTĐNN; Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành đã tổ chức 03 cuộc họp góp ý về các Báo cáo thẩm tra của Liên danh Tư vấn thẩm tra và hồ sơ Dự án.
1.3. Dự án Xây dựng công trình đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Metro số 5 giai đoạn 1 (Ngã tư Bảy Hiền - Cầu Sài gòn)
Ngày 07/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Metro số 5 giai đoạn 1 (Ngã tư Bảy Hiền - Cầu Sài gòn); trên cơ sở yêu cầu giải trình bổ sung của Hội đồng thẩm định nhà nước, ngày 25/9/2020, UBND thành phố Hồ Chí Minh có văn bản số 3656/UBND-DA tiếp thu giải trình hoàn chỉnh hồ sơ trình chủ trương đầu tư Dự án; Do thời gian chuẩn bị hồ sơ giải trình bổ sung của UBND thành phố Hồ Chí Minh kéo dài, Hội đồng thẩm định Nhà nước và Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phải rà soát, kiện toàn lại thành phần tham gia (văn bản số 7470/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 11/11/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư); ngày 11/11/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 7472/BKHĐT-GSTĐĐT xin ý kiến thẩm định hồ sơ giải trình bổ sung Báo cáo NCTKT Dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt đô thị thành phố HCM, tuyến metro số 5 giai đoạn 1; ngày 16/4/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 2167/BKHĐT-GSTĐĐT đề nghị UBND thành phố Hồ Chí Minh rà soát chi phí thuê tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án; ngày 25/5/2022 Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục có văn bản số 3406/BKHĐT-GSTĐĐT góp ý dự thảo đề cương nhiệm vụ tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án, đến nay UBND Thành phố HCM vẫn chưa phê duyệt chi phí tư vấn này.
1.4. BCNCTKT Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội “Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc
Ngày 30/10/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1699/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để tổ chức thẩm định Dự án. Ngày 05/11/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực của Hội đồng) có văn bản số 7390/BKHĐT-GSTĐĐT xin ý kiến thành viên Hội đồng về hồ sơ Dự án. Ngày 15/4/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 2131/BKHĐT-GSTĐĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thuê tư vấn thẩm tra Dự án. Ngày 01/6/2021, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 734/TTg-CN đồng ý chủ trương thuê tư vấn thẩm tra để thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án. Ngày 14/7/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 4601/BKHĐT-GSTĐĐT gửi dự thảo Kế hoạch thẩm định của Hội đồng về Báo cáo NCTKT Dự án xin ý kiến thành viên Hội đồng. Ngày 15/7/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 4642/BKHĐT-GSTĐĐT gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt chi phí thuê tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư. Sau khi UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chi phí thuê tư vấn thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án, Hội đồng thẩm định nhà nước sẽ tiến hành các thủ tục tiếp theo để lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra BCNCTKT Dự án. Hiện nay, Hội đồng thẩm định nhà nước đang tổ chức thẩm định Dự án theo quy định.
1.5. Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Ngày 03/9/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1456/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng TĐNN thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án; ngày 14/02/2022, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo Hội đồng TĐNN được thành lập tại Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 03/9/2021 tiếp tục thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án (Dự án thực hiện theo hình thức đầu tư công); ngày 18/3/2022, Hội đồng thẩm định nhà nước có Báo cáo số 1722/BC-HĐTĐNN báo cáo Chính phủ kết quả thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án; ngày 30/4/2022, Chính phủ có Tờ trình số 156/TTr-CP trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án; ngày 16/6/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 60/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án.
1.6. Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
Ngày 07/9/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1462/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án. Ngày 01/9/2021 Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 5866/BKHĐT-GSTĐĐT xin ý kiến thành viên Hội đồng về hồ sơ Dự án. Hội đồng thẩm định nhà nước có Báo cáo số 1437/BC-HĐTĐNN ngày 09/3/2022 và Báo cáo bổ sung số 1951/BC-HĐTĐNN ngày 28/3/2022 báo cáo Chính phủ kết quả thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án. Chính phủ có Tờ trình số 208/TTr-CP ngày 23/5/2022 và các Báo cáo số: 207/BC-CP ngày 23/5/2022, 218/BC-CP ngày 02/6/2022 trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án; ngày 16/6/2022 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 56/2022/QH15 quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
2. Về các dự án đang thực hiện
2.1. Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án Thủy điện Sơn La
Ngày 21/3/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 307/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng TĐNN; ngày 27/5/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 753/QĐ-BKHĐT thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phục vụ Hội đồng TĐNN thẩm định Tổng mức đầu tư Dự án thủy điện Sơn La; ngày 13/02/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được Tờ trình số 213/TTr-UBQLV ngày 12/02/2020 của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 979/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 18/02/2020 gửi các Thành viên Hội đồng TĐNN để lấy ý kiến thẩm định. Sau khi nghiên cứu văn bản, tài liệu kèm theo và ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Nhà nước) đã có văn bản số 8911/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 16/12/2021 đề nghị Quý Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN (cơ quan đầu mối lập và trình hồ sơ điều chỉnh TMĐT Dự án) rà soát, bổ sung tài liệu làm rõ một số nội dung của Hồ sơ Dự án. Ngày 06/6/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản số 3017/EVN-ĐT của EVN giải trình các nội dung của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo yêu cầu tại văn bản số 8911/BKHĐT-GSTĐĐT nêu trên. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang rà soát, nghiên cứu các giải trình của EVN để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (GCNĐKĐTRNN) Dự án Tìm kiếm, thẩm lượng và khai thác dầu khí lô 433a & 416b tại An-giê-ri (Algeria) của Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí - PVEP
Ngày 13/02/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 238/QĐ-TTg thành lập Hội đồng TĐNN thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư để điều chỉnh GCNĐKĐTRNN Dự án; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các văn bản số 1625/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 16/3/2020 xin ý kiến thẩm định của các cơ quan về hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư DA; số 4440/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 10/7/2020 yêu cầu Nhà đầu tư giải trình, bổ sung hồ sơ Dự án theo ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng; số 5799/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 03/9/2020 gửi các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước và các cơ quan liên quan đề nghị có ý kiến về Kế hoạch thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và các nội dung giải trình, bổ sung của PVEP.
Ngày 13/4/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 2074/BKHĐT-GSTĐĐT gửi Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) đề nghị rà soát, phê duyệt chi phí thuê tư vấn thẩm tra Dự án. Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí đã có Quyết định số 488/QĐ-TDKT ngày 07/6/2021 phê duyệt chi phí thuê tư vấn thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài Dự án. Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước đã ban hành các Quyết định: số 942/QĐ-HĐTĐNN ngày 07 tháng 7 năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thẩm định hồ sơ Dự án, số 1082/QĐ-HĐTĐNN ngày 09/8/2021 thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phục vụ Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định hồ sơ Dự án, số 1508/QĐ-HĐTĐNN ngày 01/11/2021 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Gói thầu: Tư vấn thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài Dự án, số 08/QĐ-HĐTĐNN ngày 06/01/2022 của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành đang làm các thủ tục tiếp theo để lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra hồ sơ Dự án; Hội đồng thẩm định nhà nước đang tổ chức thẩm định Dự án theo quy định.
2.3. Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Ngày 15/9/2021 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1534/QĐ-TTg thành lập Hội đồng TĐNN thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án; ngày 23/9/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 6430/BKHĐT-GSTĐĐT đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận cung cấp hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án; ngày 04/10/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 6709/BKHĐT-GSTĐĐT gửi hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xin ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng TĐNN và các cơ quan liên quan; ngày 29/10/2021, Chủ tịch Hội đồng TĐNN có Quyết định số 1488/QĐ-HĐTĐNN ban hành kế hoạch thẩm định Dự án và Quyết định số 1485/QĐ-HĐTĐNN thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phục vụ Hội đồng TĐNN thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án; ngày 08/11/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn số 7684/BKHĐT-GSTĐĐT đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận giải trình bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án; ngày 25/4/2022, UBND tỉnh Bình Thuận có Tờ trình Chính phủ số 1190/TTr-UBND về việc thẩm định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư Dự án và văn bản số 1189/UBND-ĐTQH ngày 25/4/2022 giải trình bổ sung, hoàn thiện Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và các tài liệu liên quan; ngày 29/4/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 2833/BKHĐT-GSTĐĐT gửi Tờ trình số 1190/TTr-UBND và hồ sơ giải trình bổ sung của UBND tỉnh Bình Thuận xin ý kiến các Thành viên Hội đồng TĐNN và các cơ quan liên quan; ngày 27/9/2022, HĐTĐNN đã có Báo cáo thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án số 6869/BC-HĐTĐNN trình Chính phủ./.
I. Các cơ quan không báo cáo trên Hệ thống thông tin hoặc có bản dự thảo báo cáo trên Hệ thống thông tin nhưng chưa duyệt chính thức (các số liệu dự thảo báo cáo không được tổng hợp): 15 cơ quan:
1. Các cơ quan không báo cáo trên Hệ thống thông tin: 12 cơ quan:
(1) Tỉnh Hải Dương;
(2) Bộ Quốc phòng;
(3) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
(4) Bộ Tư pháp;
(5) Văn phòng Quốc hội;
(6) Văn phòng Chính phủ;
(7) Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
(8) Thông tấn xã Việt Nam;
(9) Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
(10) Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam;
(11) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
(12) Hội Luật gia Việt Nam.
2. Các cơ quan có bản dự thảo báo cáo trên Hệ thống thông tin nhưng chưa duyệt chính thức: 03 cơ quan:
(1) Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
(2) Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
(3) Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
II. Các cơ quan chỉ nhập số liệu trên các phụ biểu, không có báo cáo thuyết minh trên Hệ thống thông tin: 16 cơ quan:
1. 08 tỉnh/thành phố: Lai Châu, Ninh Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng.
2. 06 bộ và cơ quan Trung ương: Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ.
3. 02 Tập đoàn, tổng công ty: Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam.
III. Các cơ quan không nhập số liệu hoặc nhập số liệu không đầy đủ, sai số/đơn vị tính: 17 cơ quan:
1. 07 tỉnh: Lai Châu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu;
2. 06 bộ và cơ quan Trung ương: Bộ Công Thương, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Đài truyền hình Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
3. 04 Tập đoàn, tổng công ty: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
1. Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
2. Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
3. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
4. Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.
5. Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 29/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
6. Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
7. Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
8. Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
9. Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
10. Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
11. Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
12. Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
13. Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
14. Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành suất vốn đầu tư và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020.
15. Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
16. Thông tư 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành Định mức xây dựng.
17. Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình.
[1] Năm 2020 có 113/125 cơ quan báo cáo, đạt 90%; năm 2019 có 112/124 cơ quan báo cáo, đạt 90%; năm 2018 có 105/123 cơ quan báo cáo, đạt 85,36%; năm 2017 có 109/123 cơ quan báo cáo, đạt 88,62%.
[2] Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia; Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển quốc gia; Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
[3] Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
[4] Quy hoạch tỉnh Bắc Giang.