Công văn 7226/TCHQ-GSQL xử lý vướng mắc khi thực hiện Quyết định 2406/QĐ-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 7226/TCHQ-GSQL
Ngày ban hành 24/12/2012
Ngày có hiệu lực 24/12/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Vũ Ngọc Anh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC
HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7226/TCHQ-GSQL
Vv xử lý vướng mắc khi thực hiện Quyết định số 2406/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2011 của Tổng cục Hải quan.

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2012

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Trả lời vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố liên quan đến việc thực hiện Quyết định số 2406/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2011 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình nghiệp vụ quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cảng; hàng hóa quá cảnh; hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp và giải đáp các vướng mắc theo Bảng tổng hợp (gửi kèm theo công văn này).

Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế (để p/h);
-
Cục ĐTCBL (đ p/h);
-
Cục KTSTQ (để p/h);
-
Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Ngọc Anh

 

BẢNG TỔNG HỢP

NỘI DUNG TRẢ LỜI CÁC VƯỚNG MẮC QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2406/QĐ-TCHQ NGÀY 04/11/2011 QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHU CHUYN CẢNG; HÀNG HÓA QUÁ CNH; HÀNG HÓA ĐƯA VÀO, ĐƯA RA CẢNG TRUNG CHUYN
(Ban hành kèm theo công văn số 7226/TCHQ-GSQL ngày 24 tháng 12 năm 2012)

I. VƯỚNG MẮC CỦA HẢI QUAN ĐỊA PHƯƠNG

STT

Tên điều

Nội dung vướng mắc

Hướng dẫn giải quyết

1.

Điều 3. Một số hướng dẫn chung trong công tác quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cảng; hàng hóa quá cảnh; hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển.

1. Trường hợp vận đơn chủ (Master bill) và Bản lược khai hàng hóa (Manifest) nhập khẩu tại mục “Final destination/Place of delivery” có ghi rõ: “Cát Lai – Ho Chi Minh nhưng trên vận đơn thứ cấp (House bill) lại thể hiện tại mục “Final destination/Place of delivery” là cảng đích khác, ví dụ: “Cảng PTSC, Vũng Tàu”, đồng thời trên Master Bill và Manifest tại mục “mô t hàng hóa” ghi thêm: “Cargo is transit to PTSC, Vũng Tàu. All moving costs vvill be on the consignee account” hoặc “Final destination (for merchant’s reference only): PTSC, Vũng Tàu”. Như vậy, trường hợp này hàng hóa đó có được chuyn cảng đến cảng PTSC, Vũng Tàu hay không? (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh).

1. Được thực hiện thủ tục hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng từ cảng nhập đến cảng đích/địa điểm giao hàng ghi trên vận đơn thứ cấp (house B/L). Cơ quan Hải quan khi tiếp nhận vận đơn thứ cấp (house B/L) có trách nhiệm kiểm tra việc phát hành vận đơn thứ cấp (house B/L) theo hướng dẫn tại tiết 1.2.2.b, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định số 2406/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan.

 

 

2. Đề nghị hướng dẫn để thống nhất việc: Cơ quan Hải quan khi tiếp nhận vận đơn thứ cấp (house B/L) có trách nhiệm kiểm tra việc phát hành vận đơn thứ cấp (house B/L) theo hướng dẫn tại tiết 1.2.2.a, điểm 1.2 khoản 1, Điều 3 QĐ s2406/QĐ-TCHQ. Hiện nay tại tiết 1.2.2.a, điểm 1.2 không hướng dẫn các tiêu chí để kiểm tra việc phát hành vận đơn thứ cp (house B/L) với vận đơn chủ (Master bill) và bản lược khai hàng hóa (Manifest), như vậy các đơn vị Hải quan rất khó thực hiện. (Cục Hải Quan TP. Hồ Chí Minh).

2. Công chức hải quan khi tiếp nhận vận đơn thứ cấp (house B/L) có trách nhiệm kiểm tra:

a. Hãng tàu/đại lý hãng tàu/công ty giao nhận có chức năng phát hành vận đơn thứ cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam và văn bản y quyền chính thức của Hãng tàu/đại lý hãng tàu/công ty giao nhận tại nước ngoài.

b. Số vận đơn thứ cấp được thể hiện trên vận đơn ch (Master bill).

c. Svận đơn chủ thể hiện trên bản lược khai hàng hóa (manifest).

d. Tại Mục Notify Party/Intermediate Consignee trên vận đơn chủ có ghi tên và địa chỉ người nhận hàng là Hãng tàu/đại lý hãng tàu phát hành vận đơn thứ cấp không.

 

 

3. Hiện nay điều kiện cho phép hàng hóa nhập khẩu làm thủ tục chuyển cảng theo Điểm 1.2 Điều 3 Quy trình kèm theo Quyết định số 2406/QĐ-TCHQ rất dễ dàng. Tại Ga ĐSQT Đồng Đăng, hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng chủ yếu là hàng tiêu dùng có trị giá lớn và thuế suất cao. Do đó các chủ hàng có thể lợi dụng quy định này để gian lận, trốn thuế vì việc vận chuyển hàng hóa từ ga Đồng Đăng đến ga Yên Viên do đơn vị vận tải chịu trách nhiệm. Đề nghị sửa đổi điểm 1.2 Điều 3 như sau:

- Không chuyển cảng đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng tiêu dùng phải nộp thuế ngay theo Quyết định của Bộ Công thương.

- Đối với các hàng hóa khác, chỉ cho phép chuyển cảng đối với lô hàng với điều kiện vận đơn ghi đầy đủ thông tin về hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại. (Hải quan tỉnh Lạng Sơn).

3. Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thực hiện thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng theo quy định hiện hành.

2.

Điều 4. Đi với hàng hóa xuất khẩu chuyn cảng

- Điểm b, bước 3, khoản 1:

1. Trong hồ sơ hàng xuất khẩu chuyển cảng đề nghị bỏ “vận đơn” chỉ gồm biên bản bàn giao và bản khai hàng hóa.

Lý do: khi doanh nghiệp làm thủ tục chuyển cảng thường không cung cấp được vận đơn do người vận tải chưa phát hành vận đơn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi làm thủ tục chuyển cảng Chi cục Hải quan cảng đi chỉ cần căn cứ vào bản khai hàng hóa để kiểm tra điều kiện và làm thủ tục chuyển cảng theo quy định. (Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp).

1. Khoản 3, Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ đã quy định thủ tục chuyển cảng phải có vận tải đơn, đề nghị thực hiện đúng quy định nêu trên.

 

 

2. Vướng mắc thủ tục hàng hóa xuất khẩu chuyển cảng: Do tính chất đặc thù của các ICD tại TP. Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu do doanh nghiệp kinh doanh ICD thực hiện việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan đến các cửa khẩu cảng TP. Hồ Chí Minh xếp lên phương tiện để xuất khẩu. Vì vậy, tại các ICD khi hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa được người vận chuyển (hãng tàu, đại lý hãng tàu) phát hành vận đơn đường biển và các doanh nghiệp ICD cũng không có chức năng phát hành vận đơn (trừ doanh nghiệp ICD có hãng tàu). (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh).

Đối với hàng xuất khẩu chuyển cảng: Do người vận tải đối với hàng XK chuyển cảng tại ICD Sóng Thần (Cục HQ Bình Dương) là công ty TNHH MTV ICD Tân cảng Sóng Thần không có chức năng phát hành vận đơn nên không thể cung cấp vận đơn như hướng dẫn tại QĐ số 2406/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2011 của TCHQ. (Cục Hải quan Bình Dương).

2. Đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Bình Dương thực hiện nội dung huớng dẫn tại công văn số 6543/TCHQ-GSQL ngày 23/12/2011 của Tổng cục Hải quan và công văn số 12894/BTC-TCHQ ngày 14/9/2009 của Bộ Tài chính.

 

 

3. Tại điểm c, bước 2, khoản 2:

Fax biên bản bàn giao...cho chi cục Hải quan cảng đi để thanh khoản hồ sơ chuyển cảng theo quy định.

Vướng mắc: Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn việc thanh khoản hồ sơ chuyển cảng. Trên bộ hồ sơ tiếp nhận hàng nhập chuyển cảng không có tiêu chí nào để thanh khoản. (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh).

3. Hướng dẫn thanh khoản hồ sơ hàng xuất khẩu chuyển cảng như sau:

1. Chi cục Hải quan cảng đi:

Chi cục Hải quan cảng đi thực hiện thanh khoản hồ sơ chuyển cảng:

a. Hồ sơ thanh khoản gồm:

+ 01 Biên bản bàn giao (bản chính)

+ 01 manifest (bản sao)

+ 01 vận đơn (bản sao)

+ 01 văn bản ủy quyền của người vận tải vận chuyển lô hàng chuyển cảng nhưng không tiếp tục vận chuyển đến cảng đích mà ủy quyền cho doanh nghiệp có chức năng kinh doanh vận tải hàng hóa theo quy định của pháp luật để tiếp tục vận chuyển lô hàng chuyển cảng đến cảng đích ghi trên vận tải đơn (bản chính - nếu có)

+ 01 Biên bản bàn giao (bản fax)/ bảng tổng hợp các Biên bản bàn giao (bản tổng hợp được sao chụp 01 bản tương ứng với lô hàng chuyển cảng thực hiện thanh khoản) của Chi cục Hải quan cảng đến hồi báo cho Chi cục Hải quan cảng đi.

b. Thủ tục thanh khoản:

Căn cứ Biên bản bàn giao hồi báo của Chi cục Hải quan cảng đến để kiểm tra, đối chiếu nội dung xác nhận của Chi cục Hải quan cảng đến với nội dung trên Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cảng đi lập:

b1) Nếu không có nội dung bất thường: công chức xác nhận nội dung “ hồ sơ đã thanh khoản” tại góc phải của Biên bản bàn giao (phía trên cụm từ Biên bản bàn giao).

b2) Nếu có nội dung bất thường: trước khi công chức xác nhận nội dung thanh khoản theo hướng dẫn tại điểm b1 nêu trên thì công chức báo cáo lãnh đạo Đội, Chi cục trực tiếp phụ trách về nội dung bất thường.

Lãnh đạo Chi cục chỉ đạo đơn vị thực hiện quản lý theo dõi trên máy tính đối với các trường hợp bất thường để có biện pháp nghiệp vụ khi thực hiện thủ tục lô hàng xuất khẩu chuyển cảng tiếp theo của người gửi hàng này.

2. Chi cục Hải quan cảng đến:

a. Thực hiện các công việc hướng dẫn tại khoản 2, Điều 4 Quyết định số 2406.

b. Đối với trường hợp lô hàng xuất khẩu chuyển cảng có nội dung bất thường thực hiện theo hướng dẫn tại bước 3, khoản 2 Điều 4, ngoài ra Chi cục Hải quan cảng đến xác nhận nội dung bất thường tại Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cảng đi lập và hồi báo cho Chi cục Hải quan cảng đi theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Quyết định số 2406 (không đưa Biên bản bàn giao này để tổng hợp vào Bảng tổng hợp Biên bản bàn giao).

3.

Điều 5. Đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng.

1. Tại điểm c, bước 2, khoản 2:

Công việc của Chi cục Hải quan cảng đến, có quy định thanh khoản hồ sơ chuyển cảng đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng.

Đề nghị hướng dẫn thủ tục thanh khoản như trường hợp tại Điều 4. (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh).

Hướng dẫn thanh khoản hồ sơ hàng nhập khẩu chuyển cảng như sau:

1. Chi cục Hải quan cảng đi:

Chi cục Hải quan cảng đi thực hiện thanh khoản hồ sơ chuyển cảng:

a. Hồ sơ thanh khoản gồm:

+ 01 Biên bản bàn giao (bản chính)

+ 01 manifest (bản sao)

+ 01 vận đơn (bản sao)

+ 01 văn bản ủy quyền của người vận tải vận chuyển lô hàng chuyển cảng nhưng không tiếp tục vận chuyển đến cảng đích mà ủy quyền cho doanh nghiệp có chức năng kinh doanh vận tải hàng hóa theo quy định của pháp luật để tiếp tục vận chuyển lô hàng chuyển cảng đến cảng đích ghi trên vận tải đơn (bản chính - nếu có)

+ 01 Biên bản bàn giao/ bảng tổng hợp các Biên bản bàn giao (bản tổng hợp được sao chụp 01 bản tương ứng với lô hàng chuyển cảng thực hiện thanh khoản).

b. Thủ tục thanh khoản:

Căn cứ Biên bản bàn giao hồi báo của Chi cục Hải quan cảng đến để kiểm tra, đối chiếu nội dung xác nhận của Chi cục Hải quan cảng đến với nội dung trên Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cảng đi lập:

b1) Nếu không có nội dung bất thường: công chức xác nhận nội dung “hồ sơ đã thanh khoản” tại góc phải của Biên bản bàn giao (phía trên cụm từ Biên bản bàn giao).

b2) Nếu có nội dung bất thường: trước khi công chức xác nhận nội dung thanh khoản theo hướng dẫn tại điểm b1 nêu trên thì công chức báo cáo lãnh đạo Đội, Chi cục trực tiếp phụ trách về nội dung bất thường.

Lãnh đạo Chi cục chỉ đạo đơn vị thực hiện quản lý theo dõi trên máy tính đối với các trường hợp bất thường để có biện pháp nghiệp vụ khi thực hiện thủ tục lô hàng nhập khẩu chuyển cảng tiếp theo của người nhận hàng này.

2. Chi cục Hải quan cảng đến:

a. Thực hiện các công việc theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 2406.

b. Đối với trường hợp lô hàng nhập khẩu chuyển cảng có nội dung bất thường thực hiện theo hướng dẫn tại bước 3, khoản 2 Điều 5, ngoài ra Chi cục Hải quan cảng đến xác nhận nội dung bất thường tại Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cảng đi lập và hồi báo cho Chi cục Hải quan cảng đi theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 2406 (không đưa Biên bản bàn giao này để tổng hợp vào Bảng tổng hợp Biên bản bàn giao).

 

 

Tại điểm a, b, bước 2, khoản 2:

2. Theo quy định khi tiếp nhận hàng hóa do Chi cục Hải quan CK cảng đi chuyển đến, Chi cục Hải quan CK cảng đến phải kiểm tra đối chiếu hàng hóa, niêm phong. Tuy nhiên, đối với các trường hợp hàng hóa sang mạn, không thể kiểm tra được, nếu thực hiện theo quy định thì rất khó khăn. Đề nghị TCHQ bổ sung thêm quy định/ (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh).

 

2. Thống nhất thực hiện nội dung đề xuất của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, cụ thể là:

a. Đối với Chi cục Hải quan cảng đi:

- Đối với hàng hóa kiểm tra, đối chiếu được: thực hiện niêm phong hải quan theo quy định;

- Đối với hàng hóa không kiểm tra, đối chiếu được: không thực hiện niêm phong hải quan

b. Đối với Chi cục Hải quan cảng đến:

Đối với hàng hóa sang mạn không kiểm tra được: không thực hiện kiểm tra tình trạng bên ngoài của lô hàng, niêm phong của hãng vận tải (nếu có), niêm phong hải quan (nếu có).

 

 

3. Trường hợp lô hàng nhập khẩu có số lượng container nhiều đã hoàn thành thủ tục hải quan (hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế chưa quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và ngày hàng nhập khẩu) nhưng đang làm thủ tục chuyển cảng, chưa thanh khoản (chưa đủ container chuyển cảng đến cảng đến, Chi cục HQ cảng đến chưa xác nhận trên Biên bản bàn giao), và số lượng container của lô hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan chưa đến cảng đến đủ số lượng như hồ sơ, biên bản bàn giao, thì có được mang số container hàng nhập khẩu đã đến cảng ra khỏi cảng đến không?

Đề xuất: Chi cục Hải quan cảng đến căn cứ hồ sơ, thông tin về lô hàng trên biên bản bàn giao, chỉ cho hàng ra khỏi cảng khi toàn bộ số lượng container hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan khi đến cảng đúng, đủ số lượng (Cục Hải quan TP. Hải Phòng).

3. Thống nhất thực hiện nội dung đề xuất của Cục Hải quan TP. Hải Phòng, cụ thể là:

Chi cục Hải quan cảng đến căn cứ hồ sơ, thông tin về lô hàng trên biên bản bàn giao, chỉ cho hàng ra khỏi cảng (lô hàng nhập khẩu được làm thủ tục hải quan tại cảng đến) khi toàn bộ số lượng container hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan đến cảng đến đúng, đủ số lượng.

 

 

4. Tại Điều 5, Quyết định số 2406/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2011 và Điều 90, Thông tư số 194/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với tàu XNC bằng đường sắt chưa có sự thống nhất về chủng loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục hải quan (Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn)

4. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng được vận chuyển bằng đường sắt thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 149/QĐ-TCHQ ngày 28/1/2011 của Tổng cục Hải quan.

4.

Điều 6. Đối với hàng hóa quá cảnh:

1. Quy trình không hướng dẫn thủ tục thanh khoản đối với hàng quá cảnh. Hiện nay, việc thực hiện thanh khoản tờ khai hàng hóa quá cảnh trên cơ sở quy định trách nhiệm của doanh nghiệp mang tờ khai đã có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất để thanh khoản tờ khai; xét thấy việc này chưa phù hợp. Do vậy, kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung nội dung hướng dẫn thực hiện thanh khoản đối với hàng quá cảnh (Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp).

2. Tại Quyết định 2406/QĐ-TCHQ không ban hành Mẫu biên bản bàn giao giám sát đối với hàng hóa quá cảnh, chưa có hướng dẫn về trao đổi thông tin, bàn giao nhiệm vụ giám sát, quản lý hải quan đối với hàng quá cảnh để có cơ sở xác nhận hàng đã thực xuất cảnh và hướng dẫn thanh khoản hồ sơ hàng quá cảnh. (Cục Hải quan TP. Hải Phòng).

3. Chưa có quy định về thời hạn thanh khoản tờ khai hàng hóa quá cảnh.

Đề nghị: quy định rõ thời hạn thanh khoản tờ khai hàng quá cảnh.

4. Tại Điểm a, bước 3, Khoản 1 Điều 6:

Quy định hình thức bàn giao hồ sơ hải quan cho người khai hải quan hoặc người đại diện (biên bản bàn giao; ký nhận hồ sơ vào sổ theo dõi)...

Trường hợp không quy định lập biên bản bàn giao hồ sơ và hàng quá cảnh; không hồi báo biên bản bàn giao thì Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa nhập không thể theo dõi được hàng quá cảnh đã được xuất ra khỏi lãnh thổ VN hay chưa. VD: hàng nhâp khẩu từ nước ngoài quá cảnh VN đến Campuchia qua cửa khẩu Vĩnh Xương. Tại mẫu tờ khai hàng quá cảnh có ô xác nhận thanh khoản, nếu không quy định hồi báo biên bản bàn giao, trong trường hợp doanh nghiệp không đến thanh khoản thì công chức không có cơ sở để thanh khoản tờ khai bản lưu hải quan.

Đề nghị: Quy định bàn giao hồ sơ, hàng hóa quá cảnh và hồi báo biên bản bàn giao, (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh).

Hướng dẫn thanh khoản Tờ khai hàng quá cành như sau:

1. Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:

Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập thực hiện thanh khoản Tờ khai hàng quá cảnh:

a. Hồ sơ thanh khoản gồm:

+ Tờ khai hàng quá cảnh (bản Hải quan lưu) và/hoặc bản kê hàng hóa quá cảnh (bản Hải quan lưu).

+ 01 Biên bản bàn giao hàng hóa quá cảnh (bản chính).

+ 01 Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hồi báo (bản fax).

b. Thủ tục thanh khoản:

Căn cứ Biên bản bàn giao hồi báo của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất với nội dung trên các chứng từ thuộc hồ sơ thanh khoản tại điểm a nêu trên.

b1) Nếu không có nội dung bất thường: công chức thực hiện thanh khoản tại ô 28 tờ khai hàng quá cảnh và/hoặc trên góc phải bản kê hàng hóa quá cảnh và xác nhận nội dung “hồ sơ đã thanh khoản” tại góc phải Biên bản bàn giao (phía trên cụm từ Biên bản bàn giao).

b2) Nếu có nội dung bất thường thực hiện theo hướng dẫn tại bước 3, khoản 2, Điều 6, Quyết định số 2406: trước khi xác nhận nội dung thanh khoản theo hướng dẫn tại điểm b1 nêu trên thì công chức báo cáo lãnh đạo Đội, Chi cục trực tiếp phụ trách về nội dung bất thường.

Lãnh đạo Chi cục chỉ đạo đơn vị thực hiện quản lý theo dõi trên máy tính đối với các trường hợp bất thường để có biện pháp nghiệp vụ quản lý theo dõi khi thực hiện thủ tục lô hàng quá cảnh tiếp theo của người khai hải quan và/hoặc người vận tải hàng quá cảnh này.

2. Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:

a. Thực hiện các công việc theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 6 Quyết định số 2406.

a. Đối với trường hợp lô hàng quá cảnh có nội dung bất thường thực hiện theo hướng dẫn tại bước 3, khoản 2 Điều 6, Quyết định số 2406, ngoài ra Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận nội dung bất thường tại Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lập và fax hồi báo cho Chi cục Hải quan cảng đi.

3. Thời hạn thanh khoản tờ khai:

a. Không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.

b. Trường hợp chủ hàng ký hợp đồng thuê kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi tại cửa khẩu xuất/nhập để tập kết hàng quá cảnh thì thời hạn thực hiện thanh khoản căn cứ thời hạn thuê kho, bãi giữa chủ hàng với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi.

4. Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo công văn này mẫu Biên bản bàn giao hàng hóa quá cảnh (BBBGHQC).

5. Lưu hồ sơ hàng quá cảnh:

a. Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:

- Tờ khai hàng hóa quá cảnh (bản Hải quan lưu) và/hoặc bản kê hàng hóa quá cảnh: 01 bản chính.

- Giấy phép (nếu có): 01 bản sao.

- Biên bản bàn giao hàng quá cảnh: 01 bản chính

- Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hồi báo (01 bản fax) (có xác nhận của công chức thanh khoản).

b. Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:

- Biên bản bàn giao hàng quá cảnh do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập gửi (đã xác nhận thực xuất): 01 bản chính.

 

BBBGHQC

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN BAN HÀNH
VĂN BẢN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./BB-CQBHVB
Tel:………. Fax……………
Email:………………………

 

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO

Hàng hóa quá cảnh

Hồi ……giờ…… phút….., ngày….. tháng …..năm ……Chi cục Hải quan cửa khẩu………….. bàn giao cho người vận tải: …………………………………………………………………………. lô hàng quá cảnh vận chuyển từ cửa khẩu ……………………………………………………….. đến cửa khẩu………………………… để xuất ra nước ngoài

Hồ sơ chuyển cảng gồm:

- Bản kê hàng hóa quá cảnh: 01 bn chính;

- Tờ khai hàng quá cảnh : 01 bản chính (bản lưu người khai hải quan);

- Biên bản bàn giao số:…….. ngày….. tháng …..năm ……: 01 bản chính

2. Hàng hóa: (tên hàng, trọng lượng, số lượng container)

STT

Tên hàng

Trọng lượng

Số hiệu container

Số seal hãng vận tải

Số seal hải quan

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tình trạng container, phương tiện vận tải ……………………………………………

………………………………………………………………………………………………

- Biên bản về tình trạng container / hàng hóa (nếu có): ………………………………

………………………………………………………………………………………………

3. Tuyến đường vận chuyển:

[...]