Công văn số 696/BHXH-Pthu về việc hướng dẫn bổ sung nghiệp vụ thu do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 696/BHXH-Pthu
Ngày ban hành 18/04/2008
Ngày có hiệu lực 18/04/2008
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Đỗ Quang Khánh
Lĩnh vực Bảo hiểm

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 696/BHXH-Pthu
V/v hướng dẫn bổ sung nghiệp vụ thu

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 04 năm 2008

 

Kính gửi:

- Các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH thành phố;
- Bảo hiểm xã hội quận, huyện.

 

Tiếp theo Văn bản số 33/BHXH-Pthu ngày 07/01/2008, Bảo hiểm xã hội thành phố hướng dẫn bổ sung một số vấn đề liên quan đến nghiệp vụ công tác thu BHXH – BHYT bắt buộc như sau:

1. Đóng bổ sung chênh lệch lương do quyết định nâng lương của cấp có thẩm quyền ra chậm:

- Các đơn vị thực hiện chế độ tiền lương theo thang, bảng lương Nhà nước, nếu vì quyết định nâng lương của cấp có thẩm quyền ra chậm, hoặc do sơ sót của cán bộ nghiệp vụ chậm điều chỉnh tiền lương đóng BHXH thì mức truy đóng được tính theo tiền lương tối thiểu chung từng thời kỳ.

- Trường hợp đơn vị thực hiện chế độ tiền lương cho người lao động sai quy định, nay xin điều chỉnh lại cả quá trình dài, liên quan đến nhiều năm trước (nếu có) thì mức truy đóng phải được tính theo tiền lương tối thiểu hiện hành.

2. Quy trình thu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng dưới 10 lao động:

2.1 Nguyên tắc đóng BHXH, BHYT: đóng theo kỳ hạn quý 1 lần, thời gian đóng từ ngày 1 đến ngày 10 của tháng đầu quý.

2.2 Quy trình thực hiện:

- Đơn vị:

+ Đăng ký thực hiện (theo mẫu).

+ Lập danh sách (3 bản theo mẫu) và nộp tiền vào tài khoản của BHXH quận, huyện. Cơ quan BHXH quận, huyện ký – đóng dấu xác nhận và trả lại đơn vị 1 bản danh sách.

- Cơ quan BHXH quận, huyện:

+ Cập nhật dữ liệu.

+ Cấp thẻ BHYT (theo quý), thẻ có giá trị từ ngày nộp tiền.

+ Cấp sổ mới (đối với trường hợp chưa có sổ), ghi và xác nhận quá trình đóng

BHXH vào sổ theo quy định.

- Nếu đến hạn mà đơn vị không nộp tiền thì chưa cập nhật dữ liệu (lao động, tiền lương và số phải đóng BHXH) trong kỳ, cơ quan BHXH quận, huyện có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở đơn vị thực hiện theo đúng quy định. Khi đơn vị đóng bổ sung thì cập nhật dữ liệu; ghi sổ cho người lao động.

- Không thực hiện cơ chế thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT hàng tháng, quý như những đơn vị sử dụng đông lao động.

3. Cấp thẻ BHYT cho thân nhân hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ:

- BHXH thành phố phân cấp cho BHXH quận, huyện công tác cấp thẻ BHYT thân nhân hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ như đối với đối tượng là thân nhân sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội, theo văn bản số 4588/BHXH-BT ngày 07/12/2007 của BHXH Việt Nam.

- Thẻ BHYT cấp cho thân nhân hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ có thời hạn sử dụng theo đúng thời hạn phục vụ quân đội của hạ sỹ quan, binh sỹ.

- Đơn vị lập biểu 2b*-TBH riêng cho thân nhân hạ sỹ quan, binh sỹ để cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng đến khi hạ sỹ quan, binh sỹ hết hạn phục vụ quân đội gửi cơ quan BHXH, trường hợp trong một đơn vị có nhiều thời hạn thẻ khác nhau thì lập các biểu theo từng thời hạn tương ứng.

- Đối tượng thân nhân hạ sỹ quan, binh sỹ sử dụng chung mã đơn vị quản lý với đối tượng là thân nhân sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong đơn vị.

- Mức phí BHYT được tính trên cơ sở thời hạn (số tháng) được hưởng chế độ khám chữa bệnh in trên thẻ.

4. Đơn vị chuyển địa bàn quản lý trong thành phố:

- Khi một đơn vị sử dụng lao động chuyển sang hoạt động tại địa bàn khác, cơ quan BHXH đang quản lý có trách nhiệm giải quyết hết công nợ về số thu BHXH, BHYT bắt buộc với đơn vị, sau đó xác nhận và chốt sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm di chuyển.

Khi thực hiện chốt sổ, nếu phát hiện sai sót thì phải hướng dẫn đơn vị bổ sung, điều chỉnh lại cho đúng để đãm bảo thu đúng, chốt sổ đúng cho người lao động. Trên cơ sở đó lập lại biên bản để tất toán hết số thu cho đơn vị.

[...]