Công văn số 681/LĐTBXH-PC về việc bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu | 681/LĐTBXH-PC |
Ngày ban hành | 14/03/2005 |
Ngày có hiệu lực | 14/03/2005 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký | Phan Đức Bình |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
BỘ
LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 681/LĐTBXH-PC |
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2005 |
Kính gửi: |
Công ty TNHH Dệt May Hoa Sen |
Phúc đáp Công văn số 85/CV-HS ngày 01 tháng 12 năm 2004 của Công ty Hoa Sen, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Có hai chế độ tổ chức thời giờ làm việc
a. Tổ chức thời giờ làm việc theo ca 8 giờ liên tục, thì giữa ca phải bố trí nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.
b. Tổ chức thời giờ làm việc theo giờ hành chính: buổi sáng – 4 giờ, buổi chiều - 4 giờ, thì giữa buổi làm việc phải bố trí nghỉ ít nhất 15 phút và được tính vào giờ làm việc; thời gian nghỉ giữa hai buổi không được tính vào giờ làm việc.
Chế độ làm việc của Công ty như nêu trong Công văn là phù hợp với Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Về sự khác biệt giữa Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ và Thông tư số 16/2003/TT-LĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ luật Lao động mà Công ty nêu trong Công văn.
Về điểm này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói rõ như sau:
- Khoản 3, Điều 5 của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 1 của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ, quy định: “Nếu người lao động làm việc từ 10 giờ trở lên …”, có nghĩa là bắt đầu từ giờ thứ 11 trở đi, nếu người lao động tiếp tục làm việc thì phải bố trí cho họ nghỉ ít nhất là 30 phút tính vào giờ làm việc.
- Để không có sự hiểu khác nhau, nên Thông tư số 16 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tiết 2.2, Điểm 2, Mục II) đã quy định và hướng dẫn cụ thể là trường hợp người lao động làm việc trong ngày trên 10 giờ thì trước giờ làm thêm, phải bố trí cho họ nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc”.
Như vậy là giữa Nghị định 109 và Thông tư 16 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là thống nhất, chứ không khác biệt như Công ty nêu.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để quý Công ty nghiên cứu và thực hiện.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |