Công văn 664/LĐTBXH-TCDN hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 664/LĐTBXH-TCDN
Ngày ban hành 09/03/2010
Ngày có hiệu lực 09/03/2010
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Đàm Hữu Đắc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI  
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 664/LĐTBXH-TCDN
V/v Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020

Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2010

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) và Văn bản số 45/TB-VPCP ngày 10/02/2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp giao ban trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg (gửi kèm); sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ có liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) triển khai thực hiện một số nội dung của Quyết định số 1956/QĐ-TTg như sau:

A. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020” CỦA TỈNH

I. VỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN 

1. UBND tỉnh phân công 01 đồng chí Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo việc xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh (sau đây gọi là Đề án của tỉnh);

2. Giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Chính sách xã hội, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh có liên quan tổ chức xây dựng Đề án của tỉnh và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;

3. Trước ngày 15/8/2010, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án của tỉnh. Riêng các tỉnh được lựa chọn làm điểm phê duyệt Đề án của tỉnh trước ngày 15/6/2010.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

1. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

2. Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015;

3. Quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề của tỉnh đến năm 2015, 2020;

4. Kết quả điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh;

5. Kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của các huyện.

III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỀ ÁN

1. Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” cấp tỉnh cần xác định cụ thể các mục tiêu, giải pháp, hoạt động, kinh phí và phân công tổ chức thực hiện theo từng giai đoạn.

2. Kết cấu của Đề án cấp tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại phụ lục số 01 kèm theo văn bản này.

IV. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG ĐỀ ÁN

1. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Trong tháng 3/2010, tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến về Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới các cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

- Tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Nghị quyết chuyên đề về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đưa nội dung kế hoạch triển khai Đề án của Tỉnh, Thành phố vào Nghị quyết tỉnh Đảng bộ giai đoạn 2011 – 2015.

- Hàng năm, xác định nội dung tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn và phân công cụ thể cho các cơ quan, tổ chức của tỉnh triển khai thực hiện. Trong đó:

+ Ban tuyên giáo cấp tỉnh đưa chuyên đề về nội dung, chính sách và kế hoạch triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg vào chương trình các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt hàng năm.

+ Các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương có chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề; tuyên truyền, phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả.

+ Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp cấp tỉnh tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề.

2. Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

- Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề;

- Tổ chức tập huấn về công tác điều tra cho các huyện;

- Chỉ đạo UBND huyện được lựa chọn làm điểm tổ chức công tác điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện; trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm và triển khai công tác điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn ở các huyện còn lại.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ