Công văn 664/HQHCM-GSQL năm 2012 thống nhất nội dung triển khai Thông tư 01/2012/TT-BTC về công tác kiểm dịch do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 664/HQHCM-GSQL
Ngày ban hành 08/03/2012
Ngày có hiệu lực 08/03/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Hữu Nghiệp
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

TNG CỤC HẢI QUAN
C
ỤC HẢI QUAN
TP.HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 664/HQHCM-GSQL
V/v thống nhất 1 số nội dung triển khai Thông tư số 01/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về công tác kiểm dịch

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2012

 

Kính gửi: Các Đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BTC ngày 03/01/2012 của Bộ Tài chính (gọi tắt là Thông tư 01) hướng dẫn thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm dịch;

Ngày 22/02/2012, Cục Hải quan TP.HCM đã tổ chức buổi hội thảo triển khai Thông tư. Căn cứ quy định hiện hành và ý kiến vướng mắc của các Đơn vị;

Căn cứ ý kiến của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, Cục Hải quan TP.HCM tạm thời thống nhất thực hiện 1 số nội dung sau:

1. Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Bưu Điện và Chi cục Hải quan SB QT Tân Sơn Nhất (nói riêng) và các Chi cục Hải quan cửa khẩu khác (nói chung):

1.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình PMD có số lượng ít, trị giá thấp, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành làm việc ngay tại cửa khẩu, đề nghị Chi cục phối hợp với cơ quan kiểm dịch thú y sau khi kiểm tra tiếp tục đóng dấu trực tiếp lên tờ khai Hải quan “hàng hóa đã kiểm dịch và kiểm tra ATTP”.

Riêng kiểm dịch thực vật: căn cứ ý kiến của Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng II, đề nghị các Chi cục thực hiện theo đúng Thông tư số 01/2012/TT-BTC.

Giao Phòng Giám sát quản lý có văn bản báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét, chỉ đạo nội dung này.

1.2. Đối với hàng hóa khác thuộc đối tượng kiểm dịch đề nghị các đơn vị chuyển cho cơ quan kiểm dịch thực hiện kiểm tra.

1.3. Đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật đã chín hoặc đã qua chế biến công nghiệp có trọng lượng dưới 5kg cơ quan kiểm dịch kiểm tra bằng cảm quan và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch ngay. Trong trường hợp có nghi ngờ sẽ lấy mẫu kiểm tra vệ sinh thú y.

Đối với hàng nhập khẩu vượt quá trọng lượng quy định đề nghị các đơn vị hướng dẫn người nhập khẩu đăng ký kiểm tra tại cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan kiểm dịch sẽ phối hợp với cơ quan hải quan tiến hành lấy mẫu thực hiện việc kiểm tra.

1.4. Riêng đối với mặt hàng tươi sống, hoặc đã qua sơ chế thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Cơ quan Hải quan thống nhất với cơ quan kiểm dịch như sau: cơ quan Hải quan phối hợp hỗ trợ nhắc nhở khách hàng không được nhập khẩu những loại hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa được đem về Việt Nam thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành lập biên bản và tịch thu sau đó phối hợp xử lý cùng cơ quan kiểm dịch.

2. Hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm dịch nhập khẩu từ nước ngoài đưa vào Kho Ngoại quan vẫn phải đăng ký kiểm dịch tại cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

3. Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra hộ Chi cục ngoài cửa khẩu hoặc Chi cục trực thuộc Cục Hải quan Địa phương khác:

3.1. Đối với Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư và Chi cục Hải quan quản lý hàng Gia công trực thuộc Cục Hải quan TP.HCM: có trách nhiệm cử công chức trực tiếp kiểm tra, theo dõi và thông quan hàng hóa theo Thông tư 01.

3.2. Đối với Cục Hải quan địa phương khác nhờ kiểm tra hộ thì Chi cục Hải quan cửa khẩu phối hợp với cơ quan kiểm dịch lấy mẫu kiểm tra và thực hiện theo Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-BTC.

4. Trường hợp Nghị định số 02/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ kiểm dịch khi Hợp đồng mua bán hoặc điều ước Quốc tế có quy định hoặc theo yêu cầu của chủ vật thể:

4.1. Cơ quan kiểm dịch có Thông báo đề nghị với Doanh nghiệp: đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 02/2007/NĐ-CP, các Chi cục hướng dẫn Doanh nghiệp liên hệ với cơ quan kiểm dịch để cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc Giấy miễn kiểm dịch.

4.2. Trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trước rồi mới đăng ký tờ khai với Cơ quan hải quan thì Cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm dịch để thông quan hàng hóa.

4.3. Đối với tàu nhập cảnh: khi cơ quan kiểm dịch thông báo tàu có mang mầm dịch bệnh, không được phép nhập khẩu thì Chi cục căn cứ thông báo của cơ quan kiểm dịch (cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành) không làm thủ tục nhập cảnh mà buộc phải tái xuất. Trường hợp này mặc dù chưa có quy định cụ thể nhưng để đảm bảo an toàn và lợi ích quốc gia thì bắt buộc tàu phải quay trở ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Giao Phòng Giám sát quản lý có công văn báo cáo Tổng cục Hải quan nội dung này.

4.4. Đối với nguồn hàng có nguy cơ lây nhiễm cao và đã được xử lý từ nước nhập khẩu theo quy trình cụ thể do cơ quan chức năng quy định:

Cơ quan Hải quan căn cứ quyết định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ban hành (để tại cửa khẩu, đưa về kho riêng, đưa vào khu vực cách ly,...).

5. Hàng tham dự hội chợ, triển lãm:

Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm, Chi cục hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký và thực hiện việc kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ quan kiểm tra chuyên ngành trước khi đưa hàng hóa vào tham gia Hội chợ, triển lãm. Sau Hội chợ, triển lãm nếu Thương nhân để lại tiêu thụ nội địa, không cần phải yêu cầu kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm.

6. Thông tư 01/2012/TT-BTC quy định trước 5 ngày của ngày hết hạn nộp giấy chứng nhận kiểm dịch, hải quan có văn bản thông báo chủ hàng đến nộp giấy chứng nhận để hoàn thành việc thông quan hàng hóa:

Hiện nay Cơ quan Thú y vùng VI và các cơ quan kiểm tra chuyên ngành phối hợp rất tốt với Cơ quan hải quan trong việc gửi thông báo kết quả kiểm dịch trong thời gian nhanh nhất, vì vậy rất ít trường hợp phải theo dõi do đó đề nghị các Chi cục vẫn thực hiện theo đúng Thông tư 01/2012/TT-BTC.

Giao cho Phòng Giám sát quản lý:

[...]