Công văn 6136/BGDĐT-GDTX về tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 112/2005/QĐ-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 6136/BGDĐT-GDTX
Ngày ban hành 27/09/2010
Ngày có hiệu lực 27/09/2010
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Vinh Hiển
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 6136/BGDĐT-GDTX
V/v: Tổ chức tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg.

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2010

 

Kính gửi: Các ông (bà) giám đốc sở giáo dục và đào tạo

Để đánh giá những thành tựu đạt được trong 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”, đồng thời chỉ ra những thiếu sót, tồn tại, những bài học kinh nghiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” và triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2020” vào tháng 4 năm 2011.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo căn cứ vào các mục tiêu và giải pháp đề ra trong Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” và công văn số 7318/BGDĐT-GDTX ngày 18/8/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại địa phương và báo cáo về Bộ, cụ thể như sau:

I. Thời gian tổ chức tổng kết ở địa phương

Từ tháng 10 đến tháng 11/2010: Các sở giáo dục và đào tạo tiến hành tổ chức hội nghị tổng kết.

II. Nội dung báo cáo

1. Tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg bao gồm các quyết định, văn bản chỉ đạo của địa phương.

2. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” tại địa phương, bao gồm các nội dung: quá trình tổ chức thực hiện, kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, những bài học kinh nghiệm, những đề xuất, kiến nghị và dự kiến kế hoạch tiếp theo. Nội dung và cấu trúc báo cáo cần dựa theo nội dung, cấu trúc của Đề án.

3. Báo cáo tổng hợp số liệu (theo các biểu mẫu 1, 2, 3, 4, gửi kèm).

4. Các sở giáo dục và đào tạo gửi báo cáo tổng kết về Bộ (qua Vụ Giáo dục thường xuyên), 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội và gửi e-mail theo địa chỉ: Ngoxuantien1952@Gmail.com trước ngày 1/11/2010.

III. Về công tác thi đua, khen thưởng:

Để ghi nhận những thành tích, công sức đóng góp của tập thể, cá nhân trong 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị cần tiến hành bình xét thi đua và đề nghị các cấp tặng bằng khen.

Đối tượng:

- Tập thể: Các trung tâm GDTX, trung tâm HTCĐ, phòng GDTX (hoặc phòng chuyên môn phụ trách GDTX), Sở Giáo dục và Đào tạo; các ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể.

- Cá nhân: Cán bộ quản lý, cán bộ, giáo viên công tác tại các trung tâm GDTX, trung tâm HTCĐ, phòng GDTX, cán bộ sở giáo dục và đào tạo, cán bộ UBND các cấp; cán bộ các ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể.

2. Tiêu chuẩn khen thưởng:

a) Đối với tập thể:

- Có nhiều thành tích trong việc thực hiện Quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhất trí, có ý thức trách nhiệm. Tổ chức quản lý đơn vị nề nếp, có hiệu quả. Không có cán bộ, giáo viên bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

- Mỗi thành viên của tập thể đều thường xuyên học tập và đạt kết quả tốt theo tình thần “học tập suốt đời”.

b) Đối với cá nhân:

- Có nhiều thành tích trong việc thực hiện Quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Là tấm gương tiêu biểu của đơn vị về “học tập suốt đời” được đồng nghiệp thừa nhận, tín nhiệm. Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3. Hình thức và số lượng khen thưởng:

a) Giấy khen của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh do Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.

b) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị khen không quá 1 tập thể và 2 cá nhân.

4. Các bước xét chọn:

Công tác thi đua khen thưởng được tiến hành từ cơ sở lên các cấp. Căn cứ vào đối tượng, tiêu chuẩn, số lượng, các trung tâm GDTX, trung tâm HTCĐ xét chọn và lập danh sách tập thể, cá nhân đề nghị các cấp khen thưởng gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo xét chọn và có tờ trình đề nghị UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu.

[...]