Kính
gửi:
|
- Các Bộ: Tài chính, Công Thương,
Công an, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Ngoại
giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Nội vụ, Tài nguyên và
Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Văn hóa thể thao và Du lịch, Tư
pháp, Xây dựng;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
- Tổng cục Hải quan.
|
Xét báo cáo của Bộ Tài chính tại văn
bản số 8700/BTC-TCHQ ngày 04 tháng 8 năm 2021 về Kết quả triển khai Cơ chế một
cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của các tháng cuối
năm 2020, đầu năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy
ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo
thuận lợi thương mại có ý kiến như sau:
1. Biểu dương Cơ
quan thường trực của Ủy ban 1899 (Tổng cục Hải quan) đã tổng hợp, chuẩn bị báo
cáo đánh giá đầy đủ kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa
ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu và tạo thuận lợi thương mại của các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021 và Bộ
Công Thương đã có báo cáo tình hình phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.
2. Về kết quả thực
hiện nhiệm vụ các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021:
a) Về triển khai
Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN:
- Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2021,
Cơ chế một cửa quốc gia đã có 226 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối,
với trên 3,93 triệu bộ hồ sơ của hơn 48 nghìn doanh nghiệp. Trong các tháng cuối
năm 2020 và các tháng đầu năm 2021 (tính đến 30 tháng 6 năm 2021), Bộ Tài chính
đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai chính thức thông qua Cơ chế một cửa quốc
gia 26 thủ tục hành chính.
- Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ
chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất
cả 9 nước thành viên ASEAN. Đến ngày 30 tháng 6 năm 2021, tổng số C/O Việt Nam
nhận từ các nước ASEAN là: 375.646 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước
là: 955.300 C/O và đã hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật kết
nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh
kinh tế Á - Âu; đang đàm phán trao đổi chứng nhận xuất xứ với Liên minh kinh tế
Á - Âu; trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc; trao đổi chứng nhận điện tử
với New Zealand.
b) Về công tác cải
cách kiểm tra chuyên ngành:
Công tác kiểm tra chuyên ngành đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu đã có nhiều cải cách đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp
ghi nhận, kết quả điển hình như:
- Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm
vụ cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục kiểm
tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt giảm đáng kể các mặt hàng
phải kiểm tra chuyên ngành;
- Nhiều Bộ, ngành chuyển đổi phương
thức kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm,
nổi bật có thể kể đến Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển hơn
90%, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đã chuyển 100% mặt hàng sang hậu
kiểm.
- Bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý
rủi ro trong công tác kiểm tra chuyên ngành thể hiện thông qua nhiều văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu đã được sửa đổi, bổ sung.
- Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng,
kiểm tra an toàn đối với hàng hóa nhập khẩu, theo đó, cơ quan Hải quan làm đầu
mối kiểm tra chuyên ngành; các Bộ, ngành thực hiện hậu kiểm; và thực hiện 7 nội
dung cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu nhằm đơn giản quy
trình, thủ tục, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng thực chất nguyên
tắc quản lý rủi ro, giảm đầu mối tiếp xúc của doanh nghiệp, cắt giảm chi phí,
thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.
- Về cơ bản, các
Bộ đã triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26
tháng 9 năm 2018 và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm
2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa
ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020. Tuy nhiên, việc triển
khai vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; đã áp dụng
quản lý rủi ro nhưng không hiệu quả; chưa áp dụng công nhận lẫn nhau, thừa nhận
lẫn nhau; chưa áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kiểm tra chuyên ngành; trình tự,
thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất, còn
chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; kiểm tra nhiều nhưng phát hiện kết quả
rất thấp; chi phí kiểm tra chuyên ngành cao.
3. Nhiệm vụ và giải
pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác
kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi
thương mại từ nay đến cuối năm 2021 còn rất nặng nề. Để hoàn thành kế hoạch đề
ra, các Bộ, ngành cần tập trung triển khai các nội dung sau:
a) Bộ Tài chính:
- Chủ trì: Đôn đốc các Bộ, ngành khẩn
trương hoàn thành các nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 và
Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch
hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công
tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi
thương mại giai đoạn 2018 - 2020;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành
đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về
xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một
cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung, trình Thủ
tướng Chính phủ trong quý I năm 2022;
- Triển khai kết nối, tích hợp Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công
quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ;
- Trình Chính phủ ban hành Nghị định
quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng
và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và tổ chức triển khai;
trình Thủ tướng Chính phủ về kinh phí để thực hiện nhiệm vụ của các Bộ.
- Xây dựng Kế hoạch hành động triển
khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp Logistics và tạo thuận lợi
thương mại giai đoạn 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Các Bộ, ngành
- Tập trung nguồn lực và đẩy nhanh tiến
độ triển khai nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số
1258/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung
Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy
Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra
chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại
giai đoạn 2018 - 2020, trong đó:
+ Chậm nhất vào quý I năm 2022, hoàn
thành triển khai chính thức 35 thủ tục hành chính theo Quyết định số
1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Bộ Công
Thương: 06 thủ tục; Bộ Giao thông vận tải: 01 thủ tục; Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn: 03 thủ tục; Bộ Quốc phòng: 6 thủ tục; Bộ Tài nguyên và Môi trường:
01 thủ tục; Bộ Y tế: 15 thủ tục; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: 01 thủ tục;
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: 01 thủ tục; Liên
bộ Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải phối hợp: 01 thủ tục (Danh sách thủ tục
hành chính các Bộ, ngành cần hoàn thành triển khai theo Phụ lục I).
+ Cử bộ phận hỗ trợ giải đáp vướng mắc
nghiệp vụ và kỹ thuật cho người khai hải quan và các tổ chức cá nhân liên quan
trong quá trình triển khai kết nối các thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
+ Tiếp tục hoàn thiện, ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành, danh
mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS đang được các Bộ,
ngành sửa đổi, bổ sung; khẩn trương triển khai việc sửa đổi, bổ sung 02 văn bản
quy phạm pháp luật, 04 danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm
theo mã HS chưa được triển khai theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số
1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện sửa đổi, bổ
sung theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg theo Phụ lục
II; Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành
kèm theo mã HS chưa ban hành theo Phụ lục III).
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính
để triển khai có hiệu quả Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý,
phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
đối với hàng hóa nhập khẩu trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các Bộ.
- Tích cực phối hợp với Bộ Tài chính
để xây dựng Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông
tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định
hướng xử lý tập trung, mục tiêu trình Chính phủ phê duyệt Đề án chậm nhất vào quý I năm 2022 và triển khai các nội dung liên quan của
Đề án trong năm 2022.
- Thực hiện rà soát các thủ tục hành
chính để thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, bao gồm các thủ tục bổ
sung mới, các thủ tục sửa đổi, các thủ tục đưa ra khỏi danh sách thực hiện (các
thủ tục hành chính đã được cắt giảm, các thủ tục hành chính phát sinh rất ít hồ
sơ đăng ký hoặc không phát sinh hồ sơ,.) gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp, báo
cáo Ủy ban chỉ đạo kế hoạch triển khai trong giai đoạn tiếp theo.
- Cử cán bộ đầu mối chuyên trách về
logistics phối hợp với Cơ quan đầu mối của Bộ Công Thương để sớm kiện toàn nhân
sự triển khai nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia.
4. Tổng cục Hải quan
phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng và thiết
lập cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, ngành theo
chương trình, kế hoạch của Chính phủ thông qua việc công bố ấn phẩm về các báo
cáo liên quan đến đo lường thời gian thực hiện các thủ tục hành chính và thông
quan hải quan; đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp trong quá
trình thực hiện các dịch vụ công thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Việc công bố
các báo cáo thực hiện 2 năm/lần.
5. Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam, các Hội, Hiệp hội nghiên cứu, đóng góp ý kiến cụ thể
kèm theo đề xuất giải pháp liên quan đến công tác cải cách hoạt động kiểm tra
chuyên ngành của các Bộ, ngành.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các
Bộ, cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTg, các Phó TTgCP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân; TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KGVX, PL, QHQT,
CN, NN, ĐMDN;
- Lưu: VT, KTTH (3b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Mai Thị Thu Vân
|
PHỤ LỤC I
DANH SÁCH CÁC THỦ TỤC CÁC BỘ, NGÀNH CẦN HOÀN THÀNH TRIỂN
KHAI THÔNG QUA CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA
(kèm theo Công văn số: 6007/VPCP-KTTH ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Văn phòng
Chính phủ)
Stt
|
Danh
sách thủ tục
|
Bộ,
ngành
|
1
|
Sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép
tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập
|
Bộ Công Thương
|
2
|
Thủ tục khai báo nhập khẩu đối với
hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
|
3
|
Thủ tục miễn trừ áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại
|
4
|
Thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được
miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
|
5
|
Cấp mã số nhà sản xuất (MID) hàng dệt
may xuất khẩu sang Hoa Kỳ
|
6
|
Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp
lại Giấy phép quá cảnh đối với mặt hàng gỗ các loại đã qua xử lý
|
7
|
Thủ tục cho tàu biển nhập cảnh tại
cảng thủy nội địa sau đó chuyển vào/rời tới cảng biển, cảng thủy nội địa khác
tại Việt Nam
|
Bộ Giao thông vận tải
|
8
|
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc
bảo vệ thực vật nhập khẩu
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
9
|
Kiểm tra nhà nước về chất lượng
phân bón nhập khẩu
|
10
|
Kiểm tra nhà nước về an toàn thực
phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu
|
11
|
Thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu
biên giới đất liền đối với Đoàn khách du lịch, Đoàn khách công vụ xuất cảnh,
nhập cảnh
|
Bộ Quốc phòng
|
12
|
Thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền đối với
người điều khiển, người đi trên phương tiện, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh
|
13
|
Thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu
biên giới đất liền đối với công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh
|
14
|
Thủ tục sửa đổi, bổ sung hồ sơ biên
phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền
|
15
|
Thủ tục biên phòng điện tử trong cấp
thị thực tại cửa khẩu biên giới đất liền và cảng biển
|
16
|
Thủ tục sửa đổi, bổ sung hồ sơ biên
phòng điện tử đối với người nhận thị thực tại cửa khẩu
|
17
|
Kiểm tra, giám định chất lượng và
thông quan phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
18
|
Cấp mới số lưu hành đối với trang
thiết bị y tế là phương tiện đo nhưng không phải phê duyệt mẫu theo quy định
của pháp luật về đo lường
|
Bộ Y tế
|
19
|
Cấp nhanh số lưu hành đối với trang thiết bị y tế
|
20
|
Cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết
bị y tế
|
21
|
Cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất
|
22
|
Cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu
sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất
|
23
|
Cấp giấy phép xuất khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản
xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất
|
24
|
Tiếp tục cho lưu hành trang thiết bị
y tế trong trường hợp chủ sở hữu trang thiết bị y tế không tiếp tục sản xuất
hoặc phá sản, giải thể
|
25
|
Cấp mới sổ lưu hành đối với trang
thiết bị y tế đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
|
26
|
Cấp mới số lưu hành đối với trang
thiết bị y tế là phương tiện đo phải phê duyệt mẫu theo quy định của pháp luật
về đo lường
|
27
|
Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do
(CFS) đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế
|
28
|
Cấp giấy chứng nhận y tế (HC) đối với
thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao
gói, chứa đựng thực phẩm
|
29
|
Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ
truyền nhập khẩu miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử thuốc trên
lâm sàng
|
30
|
Đề nghị tái xuất thuốc cổ truyền bị
thu hồi
|
31
|
Cho phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu
làm thuốc có hạn dùng còn lại tại thời điểm thông quan ngắn hơn quy định
|
32
|
Cấp phép xuất khẩu dược liệu thuộc
danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát
|
33
|
Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa (nhóm 2) nhập khẩu
|
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
|
34
|
Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa không ưu đãi
|
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam
|
35
|
Quản lý, giám sát tự động đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh
theo các loại hình vận chuyển đường biển, đường bộ, đường không và các hình
thức vận tải đa phương thức; kết nối với Bộ Giao thông vận tải để trao đổi,
chia sẻ thông tin định vị đối với phương tiện vận tải đường biển, đường bộ.
|
Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải
phối hợp
|
PHỤ LỤC II
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, KIỂM TRA CHUYÊN
NGÀNH CHƯA THỰC HIỆN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1254/QĐ-TTg ĐƯỢC SỬA ĐỔI
BỔ SUNG TẠI QĐ SỐ 1258/QĐ-TTg
(Kèm theo Công văn số: 6007/VPCP-KTTH ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Văn phòng
Chính Phủ)
Yêu
cầu tại Quyết định 1254/QĐ-TTg được sửa đổi tại Quyết định số 1258/QĐ-TTg
|
STT
|
Tên
VB
|
Trích
yếu
|
Nội
dung vướng mắc
|
Nội
dung sửa đổi, bổ sung
|
I. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
|
1
|
Thông tư số 41/2018/TT- BGTVT ngày 30/7/2018
|
Quy định Danh mục sản phẩm, hàng
hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ
Giao thông vận tải
|
Quy định hàng hóa kiểm tra trước và
hàng hóa kiểm tra sau thông quan nhưng không quy định cụ thể biện pháp công bố
hợp quy theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. Do vậy, không
xác định được có phải nộp Đăng ký có xác nhận cho cơ quan hải quan hay không
đối với hàng hóa kiểm tra sau thông quan?
|
Quy định cụ thể biện pháp công bố hợp quy theo Nghị định số 74/2018/ND-CP.
|
II. BỘ CÔNG AN
|
1
|
Thông tư số 08/2019/TT-BCA ngày
26/3/2019
|
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng
hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công
an
|
1. Hiện nay chưa có văn bản quy định
quy trình, thủ tục, cơ quan kiểm tra đối với danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.
2. Tại Thông tư quy định biện pháp quản lý đối với
danh mục hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu là không thực hiện kiểm tra trước thông
quan, không quy định biện pháp công bố hợp theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP
nên không xác định được doanh nghiệp phải nộp chứng từ gì cho cơ quan hải
quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
|
Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Thông
tư số 08/2019/TT-BCA theo hướng:
1. Quy định cụ thể trình tự, thủ tục, cơ quan kiểm
tra
|
|
2. Quy định biện pháp công bố hợp quy đối với
danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an theo Nghị định
số 74/2018/NĐ-CP.
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN QUẢN LÝ, KIỂM
TRA CHUYÊN NGÀNH KÈM THEO MÃ HS CHƯA BAN HÀNH
(Kèm theo Công văn số: 6007/VPCP-KTTH ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Văn phòng
Chính Phủ)
STT
|
Bộ,
ngành
|
|
Văn
bản quy định chính sách quản lý
|
Tên/Danh
mục hàng hóa
|
Danh
mục (*)
|
Mã
số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo Thông
tư số 65/2017/TT-BTC
|
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
1
|
Bộ Y tế
|
Mẫu bệnh phẩm
|
X
|
X
|
Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày
05/12/2011 (Khoản 1, 2 Điều 13)
|
2
|
Bộ Công an
|
Pháo hoa, thuốc pháo hoa, thiết bị,
phụ kiện bắn pháo hoa
|
X
|
X
|
- Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày
17/11/2020 (Điều 10)
- Thông tư số 08/2010/TT-BCA ngày
05/2/2010 (Điều 8)
|
3
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân
nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
|
X
|
X
|
- Luật Năng lượng nguyên tử
18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 (Điều 65, 66, 67);
- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày
22/7/2010 (Điều 16, 17).
|
4
|
Bộ Quốc phòng
|
Tàu bay không người lái và các
phương tiện bay siêu nhẹ
|
X
|
X
|
- Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày
28/3/2008 (Điều 4);
- Nghị định hợp nhất 12/NĐHN-BQP
ngày 25/7/2013
|
Tổng
|
|
|
|
4
|
Ghi chú: (*) là hàng hóa được quy định chính sách quản lý tại các văn bản nêu ở
cột số (6) nhưng chưa được các Bộ, ngành xây dựng Danh mục
hàng hóa cụ thể. Do vậy, các bộ, ngành phải ban hành Danh mục hàng hóa kèm mã số
HS cho phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC