Công văn 5380/BCT-XTTM năm 2021 về khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19 do Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 5380/BCT-XTTM
Ngày ban hành 01/09/2021
Ngày có hiệu lực 01/09/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5380/BCT-XTTM
V/v khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2021

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thời gian qua, kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, với sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc khắc phục khó khăn đ duy trì sản xuất, linh hoạt tìm kiếm, mở rộng thị trường kết hợp với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, hoạt động xuất khẩu của nước ta vẫn đạt kết quả tích cực:

Trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm sản đạt 15,4 tỷ USD, tăng 14,9%, thủy sản đạt 5,58 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Công tác phát triển thị trường đạt kết quả tích cực, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực (thủy sản, gạo, rau quả, cà phê) đã thâm nhập được vào các thị trường lớn với mức tăng trưởng tích cực nhờ tận dụng cơ hội từ các FTA và sự hồi phục của các nền kinh tế lớn sau đại dịch Covid-19.

Theo công bố mới nhất về dự báo thương mại hàng hóa toàn cầu ngày 18/8/2021 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhờ sự phục hồi của các nền kinh tế lớn, chỉ số thương mại hàng hóa đã tăng lên mức 110,4 điểm, mức cao nhất kể từ khi chỉ số này được công bố lần đầu tiên vào tháng 7/2016 và tăng hơn 20 điểm so với cùng kỳ năm ngoái, giúp thương mại hàng hóa tăng 8% trong năm 2021 và dự kiến khoảng 4% trong năm 2022. Tổ chức Nông Lương (FAO) dự báo nhu cầu tiêu dùng nông sản trên thế giới tăng bình quân 1,5-3%/năm trong giai đoạn 2019-2028, mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam.

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực trong 8 tháng đầu năm và đang đứng trước những triển vọng khả quan như trên đã trình bày nhưng do chịu tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19, chuỗi cung ứng bị gián đoạn ở nhiều ngành hàng và địa phương, nhất là nhóm nông sản, lâm sản, thủy sản..., xuất khẩu của nước ta đang đối diện với rủi ro không có hàng để xuất khu, từ đó, không tận dụng được các cơ hội do phục hồi kinh tế và tiêu dùng thế giới đem lại.

Bộ Công Thương đã tổ chức rà soát, phân tích, đánh giá dung lượng thị trường tiềm năng đối với 9 nhóm/mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trên 14 khu vực/thị trường xuất khẩu trọng điểm. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các khu vực thị trường là đối tác của Việt Nam trong các FTA (xin xem Phụ lục kèm theo). Những phân tích này dựa trên số liệu và phương pháp đánh giá tiềm năng xuất khẩu của ITC (Tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại thuộc WTO), có lưu ý đến những tiêu chuẩn, quy định cụ thể của nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm và các vấn đề khác.

Đ giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội trên thị trường xuất khẩu, khắc phục những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 và góp phần hồi phục kinh tế, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung sau:

- Chỉ đạo UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương căn cứ những phân tích, đánh giá về tiềm năng, triển vọng thị trường xuất khẩu của Bộ Công Thương, giao nhiệm vụ cho các Sở/Ban/Ngành hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương tổ chức lại sản xuất, khôi phục chuỗi cung ứng xuất khu trên địa bàn đ khai thác cơ hội thị trường xuất khu thời gian tới; khn trương xây dựng và triển khai thực hiện (từ cuối năm 2021) Kế hoạch Xúc tiến xuất khẩu giai đoạn sau Covid-19 để đảm bảo thế chủ động. Trong đó, đặc biệt ưu tiên nhóm nông sản, lâm sản và thủy sản.

- Giao Bộ Công thương làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn xây dựng, hỗ trợ triển khai có hiệu quả Kế hoạch Xúc tiến xuất khẩu giai đoạn sau Covid-19 của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Công Thương trong việc hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản, lâm sản, thủy sản và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Xúc tiến xuất khẩu giai đoạn sau Covid-19.

Bộ Công Thương kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Bộ: NN&PTNT, NG,
KH&ĐT, TC (để ph/h);
- UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đ/c Thứ trưởng (để biết);
- SCT các tỉnh/thành phố;
- Các Vụ, Cục: AP, AM, XNK;
- Lưu: VT, XTTM.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Diên

 

PHỤ LỤC

TIỀM NĂNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẬU COVID-19 ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH HÀNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
(Kèm theo Công văn số 5380/BCT-XTTM ngày 01 tháng 9 năm 2021)

Theo số liệu thống kê của ITC-WTO và phương pháp đo lường tiềm năng thị trường của ITC, Bộ Công Thương xác định tiềm năng xuất khẩu của một số nhóm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào các khu vực thị trường cn tập trung khai thác, đặc biệt là các thị trường có FTA thời gian tới như sau:

1. Thủy sản

1.1. Hoa Kỳ

- Tổng nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2020 là 2,9 triệu tấn thủy, hải sản, trị giá 23,6 tỷ USD, tăng 3% về lượng so với năm 2019, chiếm 14,7% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

- Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2020 là 1.625 triệu USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Đây là thị trường có mức tăng trưởng bình quân khoảng 3% những năm gần đây. Như vậy, về lý thuyết, dung lượng thị trường Việt Nam còn khai thác được là khoảng 90% kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với ngành hàng này trong tương lai. Thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm khi nguồn cung từ Ấn Độ gặp khó về sản xuất do dịch bệnh. Hoa Kỳ cũng đang tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.

- Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Hoa Kỳ gồm: Tôm shrimp và tôm prawn đông lạnh (HS: 030617, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 78%); Cá tra phile đông lạnh (HS: 030462, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 45%); Tôm shrimp và tôm prawn: đã được chế biến hoặc bảo quản (HS: 160521, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 61%); Của, ghẹ đã được chế biến hoặc bảo quản (HS: 160510 trừ loại xông khói - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 45%).

- Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu đối với hàng thực phẩm, thủy sản, cà phê, hạt điều, hồ tiêu...:

+ Đăng ký chứng nhận FDA: bất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, dược phẩm) của mình vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ những quy định của Cục FDA và có được giấy chứng nhận FDA. Doanh nghiệp phải đăng ký với FDA để được cấp mã số cơ sở thực phẩm FFR. Ngoài ra, cứ hai năm một lần, nghĩa là vào các năm chẵn các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất hàng thực phẩm và đồ uống cho người và động vật vào thị trường Mỹ lại phải đăng ký lại Cơ sở sản xuất và Người đại diện tại Mỹ với Cục quản lý thực phẩm và dược phm Hoa Kỳ (FDA) để được cấp Mã số kinh doanh hợp lệ mới.

+ Tất cả sản phẩm khi nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận quốc tế ISO 9002 và HACCP.

+ Tuân thủ Chương trình ghi nhãn nước xuất xứ, chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu và mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép về hóa chất trong thủy sản.

+ Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ (SIMP): dành cho một số sản phẩm thủy sản nhất định, nêu rõ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản bao gồm: các yêu cầu báo cáo và lưu trữ dữ liệu, hồ sơ cần thiết nhằm truy lại và ngăn chặn việc khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định, mô tả sai lệch về sản phẩm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Dữ liệu được thu thập, lưu trữ sẽ cho phép truy xuất được từ điểm nhập cảnh vào Hoa Kỳ quay lại điểm được khai thác hoặc sản xuất để kiểm chứng xem chúng có được khai thác hay sản xuất hợp pháp không. Ghi chép của nhà nhập khẩu sẽ được yêu cầu lưu trữ về chuỗi hành trình sản phẩm thủy sản hoặc sản phẩm từ thủy sản từ điểm khai thác đến điểm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

- Lưu ý khác: Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường Hoa Kỳ những tháng cuối năm 2021 vẫn giữ được nhịp tăng trưởng tốt do quốc gia này đang mở cửa trở lại mạnh mẽ khi quản lý tốt được dịch bệnh. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam được dự báo tăng trưởng tốt ở thị trường này là cá tra và tôm. Nhu cầu tôm của Hoa Kỳ từ Việt Nam khá ổn định kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tôm Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ngày càng cạnh tranh tốt hơn khi n Độ (nguồn cung tôm lớn nhất của Hoa Kỳ) gặp nhiều rào cản do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ