Công văn 5370/BNN-TY năm 2023 tổ chức triển khai Quyết định 889/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 5370/BNN-TY |
Ngày ban hành | 07/08/2023 |
Ngày có hiệu lực | 07/08/2023 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Phùng Đức Tiến |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5370/BNN-TY |
Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030” (gọi tắt là Kế hoạch quốc gia); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo các Ban, Sở, ngành liên quan và chính quyền các cấp khẩn trương tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, bố trí nguồn lực, chỉ đạo triển khai Kế hoạch chi tiết của địa phương, bảo đảm thực hiện kịp thời, đầy đủ, đạt mục tiêu, hoàn thành các nhiệm vụ của địa phương được nêu tại Kế hoạch quốc gia; trong đó bao gồm những nội dung chính sau:
a) Xác định và thiết lập vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) phù hợp với quy hoạch của tỉnh, các quy định của Luật Thú y, Luật Quy hoạch và quy định của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE).
b) Chỉ đạo chính quyền và các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, các cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp kiểm soát tốt các loại dịch bệnh; tập trung, ưu tiên bố trí nguồn lực để đẩy mạnh tổ chức xây dựng vùng, cơ sở ATDB.
c) Hằng năm, bố trí kinh phí triển khai kế hoạch chủ động của địa phương để giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng, lấy mẫu xét nghiệm chứng minh cơ sở, vùng ATDB; mua vắc xin, hóa chất, dụng cụ liên quan và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tại vùng ATDB, vùng đệm; xây dựng hồ sơ, thẩm định hồ sơ công nhận vùng, cơ sở ATDB.
d) Tổ chức kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB, vùng đệm; kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y trong vùng ATDB, vùng đệm, bảo đảm không để dịch bệnh xâm nhiễm từ ngoài vào bên trong, lây lan trong vùng, lây lan giữa các vùng.
đ) Ưu tiên đầu tư hạ tầng, trang thiết bị dịch tễ, chẩn đoán xét nghiệm, phòng, chống dịch bệnh động vật của địa phương.
e) Phối hợp với Cục Thú y trong việc mời, đón tiếp chuyên gia quốc tế sang Việt Nam để hỗ trợ việc xây dựng đánh giá, công nhận cơ sở, vùng ATDB.
g) Thông tin tuyên truyền, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống dịch bệnh, vùng, cơ sở ATDB theo tiêu chuẩn của Việt Nam và của WOAH; giám sát, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.
h) Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
i) Xây dựng kế hoạch dự phòng ứng phó khi phát hiện dịch bệnh động vật.
k) Khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y năm 2015, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021, Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 14/01/2023, đặc biệt Công điện số 426/CĐ- TTg ngày 18/5/2023 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành và chỉ đạo thực hiện) về duy trì, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y; đặc biệt khẩn trương thành lập lại Trạm Thú y cấp huyện trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y nhằm bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.
l) Áp dụng công nghệ mới trong nghiên cứu, quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật.
m) Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết và báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
a) Tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật
- Tham gia xây dựng và trình ban hành quy định về trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.
- Chỉ đạo xây dựng, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, bố trí đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, trang thiết, nguồn lực để tổ chức hoạt động có hiệu quả các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông của địa phương.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm các đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
b) Giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền của địa phương ban hành chính sách, kêu gọi đầu tư, bố trí quỹ đất của địa phương để xây dựng mạng lưới các cơ sở giết mổ động vật tập trung tại địa phương.
- Hằng năm, bố trí kinh phí triển khai kế hoạch chủ động của địa phương về giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, ATTP.
- Thực hiện giám sát vệ sinh thú y, ATTP (vi sinh vật, tồn dư hóa chất, thuốc thú y, chất cấm...) tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh trong chuỗi thịt gia súc, gia cầm.
c) Xây dựng và triển khai chương trình thông tin, tuyên truyền về vệ sinh thú y, ATTP tại địa phương.
a) Tăng cường năng lực quản lý thuốc, vắc xin thú y
- Tăng cường năng lực và định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực thi công tác quản lý thuốc thú y tại địa phương.