Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Công văn 5170/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2017 về hình thức người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 5170/LĐTBXH-QLLĐNN
Ngày ban hành 08/12/2017
Ngày có hiệu lực 08/12/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Doãn Mậu Diệp
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5170/LĐTBXH-QLLĐNN
V/v hình thức người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Ngày 11/8/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 3368/LĐTBXH-QLLĐNN báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đưa lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo Thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương. Ngày 11/10/2017, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp với các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp và Ngoại giao về nội dung báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tại cuộc họp, ý kiến của các Bộ về cơ bản thống nhất đánh giá việc người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo Thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương giữa hai nước là hình thức mới phát sinh trong thực tiễn, chưa được quy định tại các văn bản pháp luật. Hình thức này có khả năng mở rộng tại các địa phương trong thời gian tới do nhu cầu tiếp nhận của phía Hàn Quốc, đồng thời mang lại lợi ích cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương nơi lao động cư trú, tăng cường quan hệ hợp tác nhiu mặt, nhiều cấp độ giữa ta và Hàn Quốc.

Trên cơ sở nội dung thống nhất tại cuộc họp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan, làm rõ một số nội dung về quy định, chính sách của phía Hàn Quốc trong việc tiếp nhận lao động thời vụ nước ngoài và tổng hợp, đánh giá tác động bước đầu qua thực tiễn hoạt động tiếp nhận, sử dụng lao động làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, trong đó có lao động Việt Nam. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

I. Về cơ chế, chính sách tiếp nhận lao động thời vụ của Hàn Quốc

1. Bối cảnh

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp Hàn Quốc, chính sách tiếp nhận lao động thời vụ nước ngoài là chính sách mới, áp dụng cho ngành nông nghiệp và ngư nghiệp của Hàn Quốc.

Hiện nay việc tuyển dụng lao động nước ngoài tại Hàn Quốc trong các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp,… thực hiện theo Luật cấp phép mới (gọi tắt là EPS) và áp dụng thông qua ký kết các Bản ghi nhớ về Chương trình EPS với các nước phi cử lao động (trong đó có Việt Nam). Theo đó, hàng năm Hàn Quốc sẽ phối hợp với các nước phái cử tổ chức các kỳ thi tiếng Hàn để lựa chọn ứng viên làm hồ sơ tìm việc và giới thiệu cho các chủ sử dụng tại Hàn Quốc lựa chọn. Người lao động đi theo Chương trình này sẽ làm việc tại Hàn Quốc với thời hạn hợp đồng là 3 năm và có thể gia hạn thêm 1 năm 10 tháng.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp và ngư nghiệp tại Hàn Quốc có đặc thù là nhu cầu sử dụng nhân lực tăng cao, tập trung vào hai thời điểm gieo trồng và thu hoạch. Việc tuyển dụng nhân lực nước ngoài theo Chương trình EPS hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng nhân lực đặc thù nêu trên của 2 ngành này. Vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng chính sách tiếp nhận lao động thời vụ ngắn hạn (90 ngày) cho hai ngành nông nghiệp và ngư nghiệp.

2. Cơ chế, chính sách tiếp nhận

Hiện nay, Hàn Quốc chưa có Luật quy định về chương trình lao động thời vụ nước ngoài. Chương trình này được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp Hàn Quốc trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành về lao động và người lao động nước ngoài như Luật lao động tiêu chuẩn, Luật tiền lương tối thiểu của Hàn Quốc,...

Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc giao Bộ Tư pháp chủ trì việc cấp phép và phối hợp với các Bộ: Việc làm - Lao động, Thủy sản biển, Nông nghiệp giám sát việc đảm bảo các điều kiện tiếp nhận, sử dụng lao động thời vụ nước ngoài. Chính quyền địa phương cấp quận/huyện của Hàn Quốc là đơn vị thực hiện.

Một số quy định về việc thực hiện Chương trình này như sau:

- Địa phương của Hàn Quốc chỉ tiếp nhận lao động thời vụ từ địa phương nước ngoài có ký kết Bản Ghi nhớ (MOU) kết nghĩa, hợp tác;

- Trước khi đăng ký tuyển chọn lao động thời vụ nước ngoài với Bộ Tư pháp, địa phương của Hàn Quốc phải thỏa thuận, thống nhất về quy trình, thủ tục và điều kiện phái cử, tiếp nhận lao động thời vụ trên cơ sở ký kết Hợp đồng phái cử và tiếp nhận lao động với địa phương kết nghĩa. Trong đó quy định rõ chế độ và quyền lợi của người lao động bao gồm:

+ Người lao động làm việc tại Hàn Quốc trong thời gian 90 ngày;

+ Thời gian, thời giờ làm việc: Luật lao động tiêu chuẩn của Hàn Quốc không quy định thời gian, thời giờ làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Chương trình lao động thời vụ phải đảm bảo một tháng người lao động tối thiểu được nghỉ 2 ngày, làm việc 4 giờ được nghỉ 30 phút trở lên, làm việc 8 giờ được nghỉ 01 giờ trở lên bao gồm thời gian ăn trưa.

+ Lương theo hợp đồng: Căn cứ mức lương tối thiu (tính theo giờ) của Luật lương tối thiểu (lương tối thiểu hiện nay tương đương 1.200 USD/tháng cho 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần); làm thêm, làm ngày nghỉ tính theo quy định của Luật lao động.

+ Ăn, ở: do chủ sử dụng cung cấp; chủ sử dụng phải bố trí ký túc xá cho người lao động, không được bố trí nhà bng nylon hoặc container.

+ Bảo hiểm: Người lao động được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động. Đối tượng nộp chi phí bảo hiểm, cách thức chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người lao động do hai địa phương thỏa thuận, thống nhất.

+ Chương trình không quy định về chi phí phái cử hay chi phí tuyển chọn, dạy tiếng Hàn, giáo dục định hướng, chi phí xin visa, vé máy bay hai chiều, chi phí bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh,... Những chi phí này do hai địa phương thỏa thuận, thống nhất.

+ Địa phương phái cử phải xây dựng phương án phòng ngừa việc người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài cư trú bất hp pháp hoặc hết hạn hợp đồng không về nước. Tuy nhiên, Hàn Quốc không quy định cụ thể mà bên phái cử tự quyết định các biện pháp đảm bảo, phù hợp với pháp luật nước phái cử.

Trên cơ sở Hợp đồng phái cử và tiếp nhận này, khi sang Hàn Quốc, người lao động sẽ ký Hợp đồng lao động với chủ sử dụng là các chủ trang trại, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp của địa phương tiếp nhận.

- Cơ chế giải quyết khi có tranh chấp:

+ Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm yêu cầu và đảm bảo các địa phương và các chủ sử dụng nhận lao động thời vụ tuân thủ các quy định, điều kiện nêu trên, đảm bảo các quyền lợi cơ bản của lao động thời vụ nước ngoài.

+ Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ: Việc làm - Lao động, Thủy sản biển, Nông nghiệp giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chương trình này. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp thành lập các tổ chức quản lý lâm thời thông qua Trung tâm hỗ trợ việc làm, Trung tâm hỗ trợ đa văn hóa và có sự tham gia của các luật sư đ hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của lao động thời vụ khi bị xâm hại.

II. Tình hình tiếp nhận, sử dụng lao động thời vụ tại Hàn Quốc và tác động thực tiễn

Từ tháng 10/2015 đến hết tháng 12/2016, Hàn Quốc thí điểm áp dụng chương trình lao động thời vụ. Theo đó, đã có 219 lao động nước ngoài sang Hàn Quốc làm việc tại 12 địa phương trên cả nước.

[...]