Công văn 4891/UBND-TMXDCB về công bố Đơn giá xây dựng công trình-Phần lắp đặt trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
Số hiệu | 4891/UBND-TMXDCB |
Ngày ban hành | 14/12/2007 |
Ngày có hiệu lực | 14/12/2007 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Người ký | Cao Tấn Khổng |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4891/UBND-TMXDCB |
Bến Tre, ngày 14 tháng 12 năm 2007 |
Kính gửi: |
- Các sở, ban ngành tỉnh; |
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm
2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình;
Căn cứ Công văn số 1782/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 906/TTr-SXD ngày 29 tháng
11 năm 2007,
|
TM.UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH – PHẦN
LẮP ĐẶT
(Kèm theo Công văn số 4891/UBND-TMXDCB ngày 14
tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc công bố Đơn giá xây
dựng công trình-Phần lắp đặt trên địa bàn tỉnh Bến Tre)
I. NỘI DUNG ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - PHẦN LẮP ĐẶT:
Đơn giá xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị, khoan khai thác nước ngầm là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật xác định mức hao phí cần thiết về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt như 100m ống, 1 cái tê, van, cút, 1 m2 bảo ôn ống, 1m khoan v.v... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác lắp đặt (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).
1. Đơn giá xây dựng công trình - Phần lắp đặt được xác định trên cơ sở:
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 ngày 6 tháng 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp trong các công ty Nhà nước;
- Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Điều chỉnh mức lương tối thiểu chung;
- Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng Về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Công văn số 1782/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng Về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt;
- Thông báo giá vật liệu tại thời điểm tháng 01 năm 2006 theo Thông báo số 437/STC-SXD ngày 23 tháng 02 năm 2006 của liên Sở Tài chính - Xây dựng tỉnh Bến Tre.
2. Đơn giá xây dựng công trình - Phần lắp đặt
gồm các chi phí sau:
a) Chi phí vật liệu:
Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, các phụ kiện hoặc các bộ phận rời lẻ (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt.
Chi phí vật liệu trong đơn giá đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công.
Chi phí vật liệu trong đơn giá tính theo mặt bằng giá tháng 01 năm 2006 tại thị xã Bến Tre theo Thông báo số 437/STC-SXD ngày 23 tháng 02 năm 2006 của liên Sở Tài chính - Xây dựng tỉnh Bến Tre (mức giá chưa có thuế giá trị gia tăng).
Trong quá trình áp dụng đơn giá, nếu giá vật liệu thực tế (mức giá chưa có thuế giá trị gia tăng) chênh lệch so với giá vật liệu tính trong đơn giá thì được bù trừ chênh lệch. Các đơn vị căn cứ vào mức giá vật liệu thực tế (mức giá chưa có thuế giá trị gia tăng) tại từng khu vực; ở từng thời điểm do cơ quan quản lý giá xây dựng công bố và số lượng vật liệu đã sử dụng theo định mức để tính ra chi phí vật liệu thực tế, sau đó so sánh với chi phí vật liệu theo đơn giá để xác định mức bù trừ chênh lệch chi phí vật liệu và đưa trực tiếp vào chi phí vật liệu trong dự toán.
Chi phí nhân công trong đơn giá bao gồm lương cơ bản, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân lắp đặt mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức. Theo nguyên tắc này chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng công trình (phần lắp đặt) được xác định như sau:
Các khoản chi phí nhân công được tính với mức lương tối thiểu là 350.000 đ/tháng theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ, cấp bậc tiền lương theo bảng lương A.1.8 kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, phụ cấp lưu động ở mức thấp nhất 20% tiền lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức bình quân 10%, một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, Tết, phép...) bằng 12% và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cơ bản. Đối với các công trình được hưởng thêm các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác chưa tính trong thành phần đơn giá xây dựng công trình đã nêu ở trên hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% hay hưởng phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức cao hơn 10% thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công theo hướng dẫn ở bảng tổng hợp giá trị dự toán lắp đặt.