BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
********
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
----------------
|
Số:
48-HD/KTTW
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2002
|
CÔNG VĂN
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH SỐ 19-QĐ/TW NGÀY 03/01/2002 CỦA
BỘ CHÍNH TRỊ VỀ NHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM
Ngày 03/01/2002, Bộ Chính trị ban
hành Quy định số 19-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Thực hiện điểm
1, mục II Quy định này, ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện, như
sau:
I - NỘI DUNG CỤ THỂ
NHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM
1- Đảng viên không
được “Nói hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết chỉ thị
của Đảng; làm những việc mà pháp luật Nhà nước không cho phép công dân, cán bộ,
công chức làm”.
- Đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quan điểm có tính chất nguyên
tắc sau đây:
+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta.
+ Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
+ Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, không chấp nhận đa nguyên, đa Đảng
+ Nhà nước Việt Nam là công cụ chủ yếu
để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh của
giai cấp công nhân với giai cấp công dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
+ Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ
bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.
+ Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân
chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.
Qua thảo luận dân chủ trong sinh hoạt
nội bộ của Đảng, đảng viên được bảo lưu, báo cáo, kiến nghị với tổ chức, cơ
quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời rõ những ý kiến chưa thống nhất
nhưng phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, quyết định, kết luận của tổ chức
đảng có thẩm quyền.
- Đảng viên không được:
+ Nói hoặc làm trái Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết , chỉ thị, quyết định, quy định của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và những quan điểm có tính nguyên tắc nêu trên.
+ Vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu
chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
+ Làm những việc mà pháp luật Nhà nước
không cho phép công dân, cán bộ công chức làm.
2- Đảng viên không
được “cung cấp những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những
việc chưa được phép công bố; tuyên truyền, tán phát hoặc xúi dục người khác
tuyên truyền, tán phát tài liệu (bài viết, bài nói, tờ rơi, băng ghi
hình, băng nghi âm, đưa lên Internet...) để truyền bá những quan điểm trái với
đường lối của Đảng”.
- Đảng viên có quyền phát biểu trong
tổ chức thông qua sinh hoạt nội bộ Đảng hoặc hội thảo do cấp có thẩm quyền của
Đảng, Nhà nước tổ chức về những tư tưởng, quan điểm, ý kiến chưa thống nhất,
nhưng phải tuyên truyền, vận động, nói và làm đúng nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
quyết định của tổ chức đảng có thẩm quyền.
- Đảng viên không được:
+ Lợi dụng dân chủ để truyền bá những
quan điểm, trả lời phỏng vấn, viết bài cho báo chí trong nước, ngoài nước có nội
dung trái với quan điểm, đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định,
quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Cung cấp những thông tin, tài liệu
bí mật của Đảng và Nhà nước ngoài phạm vi (nội dung, đối tượng) cho phép,
những việc chưa được phép công bố dưới bất cứ hình thức nào.
+ Viết, in, sao, tàng trữ, sử dụng,
tuyên truyền, tán phát tài liệu: bài viết, bài nói, tờ rơi, truyền đơn, áp
phích, băng ghi hình, băng ghi âm, đưa lên Internet... có nội dung trái với
quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
dưới bất cứ hình thức nào.
+ Có hành động khuyến khích, lôi kéo,
xúi giục, kích động , ép buộc tổ chức, cá nhân làm những việc trên.
3- Đảng viên không
được “Tổ chức mang tính bịa đặt; viết đơn thư tố cáo nặc danh, mạo danh; viết
ký tên tập thể vào đơn thư tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua
chuộc, cưỡng ép người ép người khác khiếu kiện”.
- Đảng viên có quyền phê bình, chất vấn
về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong tổ chức; báo cáo, kiến
nghị với tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
Để nâng cao trách nhiệm trong đấu
tranh tự phê bình và phê bình, tránh tình trạng a dua, cả nể làm theo người có
dụng ý xấu trong việc tố cáo, dẫn đến hoạt động bè phái, vi phạm nguyên tắc tổ
chức của Đảng, khi tố cáo, đảng viên phải thực hiện đúng quy định của Đảng và
pháp luật Nhà nước, tự mình viết đơn thư, trình bày trung thực sự việc, ghi rõ
họ tên, địa chỉ, chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và những bằng chứng đưa
ra. Nếu trực tiếp tố cáo thì được ghi thành văn bản, ký tên vào văn bản đó và
phải chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo. Sau khi tố cáo hoặc qua làm việc với
tổ chức Đảng có thẩm quyền, người tố cáo nhận thấy nội dung tố cáo của mình
không đúng, xin rút thì không thuộc diện tố cáo có dụng ý xấu.
- Tổ chức Đảng có trách nhiệm tôn trọng,
bảo vệ người tố cáo đúng sự thật, có ý thức xây dựng; xử lý nghiêm minh những
trường hợp trả thù, trù dập người tố cáo, tố cáo không đúng sự thật nhưng không
chấp hành kết luận giải quyết tố cáo của tổ chức Đảng có thẩm quyền.
- Đảng viên không được:
+ Tổ chức mang tính bịa đặt, xuyên tạc
sự thật hoặc với dụng ý xấu.
+ Viết đơn thư tố cáo nặc danh (không
ghi tên), mạo danh (Ghi tên người khác) hoặc cung cấp, thông tin, tài liệu để
người khác lợi dụng vào việc khiếu kiện.
+ Gửi hoặc để lộ nội dung tố cáo, tên
người bị tố cáo, nội dung thông báo giải quyết tố cáo của tổ chức Đảng có thẩm
quyền cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết hoặc không phải là đối
tượng được thông báo kết quả giải quyết tố cáo.
+ Tham gia hoặc vận động người khác
viết, ký tên tập thể (từ 2 người trở lên) vào đơn thư tố cáo, khiếu kiện.
+ Đề xuất, chủ trì hoặc tham gia vạch
kế hoạch, tập hợp, phân công lực lượng; kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng
ép tổ chức, cá nhân khiếu kiện dưới bất cứ hình thức nào.
4- Đảng viên không
được “Tổ chức, tham gia các hoạt động bè phái, gây mất đoàn kết, chia rẽ, cục bộ”
- Đảng viên có trách nhiệm giữ gìn sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, góp phần nâng
cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng. Khi phát hiện có biểu
hiện hoặc hành vi hoạt động bè phái, gây mất đoàn kết, chia rẽ, cục bộ phải đấu
tranh, phê bình và báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền.
- Đảng viên không được:
+ Chủ trì tổ chức, vận động, lôi kéo,
tập hợp đảng viên, quần chúng mang tính chất phe cánh, họ tộc, địa phương nhằm
tranh giành lợi ích kinh tế, chính trị, vị trí công tác, chức vụ trong bầu cử,
bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí cán bộ của Đảng, chính quyền, đoàn thể...
+ Trực tiếp tham gia các hoạt động bè
phái, gây mất đoàn kết, chia rẽ, cục bộ.
5- Đảng viên không
được “Đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện, vô tổ chức đối với
người khác; đe doạ, trấn át, trù dập người tố cáo, phê bình, góp ý trái với ý
kiến mình".
- Đảng viên phải thường xuyên tự phê
bình và tự phê bình. Khi phê bình phải có mức xây dựng, trung thực, khách quan,
không thành kiến. Khi được phê bình phải bình tĩnh, nghiêm khắc lắng nghe đầy đủ
ý kiến đóng góp về ưu điểm, khuyết điểm, kể cả ý kiến trái với ý kiến mình: Tiếp
thu ý kiến đúng, trình bày nghiêm túc, đầy đủ, rõ ràng về ý kiến mà mình cho là
chưa đúng hoặc sai; không được chủ quan, bảo thủ, che dấu khuyết điểm của bản
thân.
- Tổ chức Đảng, Đảng viên khi nhận
xét, đánh giá cán bộ, Đảng viên thuộc phạm vi phụ trách phải thực hiện đúng quy
định của Đảng.
- Đảng viên không được:
+ Lợi dụng dân chủ, tự phê bình và
phê bình, tự do ngôn luận, báo chí, diễn đàn, câu lạc bộ,... Để nhận xét, phê
bình, đánh giá tuỳ tiện, vô tổ chức, đả kích, vu cáo, xúc phạm với người khác.
+ Đe doạ, trấn áp, trù dập, trả thù
người tố cáo, phê bình, góp ý trái với ý kiến mình.
+ Cản trở, dìm bỏ, từ chối xem xét,
giải quyết hoặc giải quyết trái quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước đối với
đơn thư tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của mình.
6- Đảng viên không
được “Tổ chức, tham gia mít tinh, biểu tình khi chưa được cấp có thẩm quyền của
Đảng và Nhà nước cho phép”
- Đảng viên được tổ chức, tham gia
mít tinh, biểu tình theo quy định của pháp luật và khi cấp có thẩm quyền của Đảng,
Nhà nước cho phép. Khi thấy có biểu hiện tổ chức mít tinh, biểu tình, trái quy
định của pháp luật thì phải đấu tranh và báo cáo kịp thời với tổ chức Đảng và
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Khi chưa được cấp có thẩm quyền của
Đảng và Nhà nước cho phép, đảng viên không được:
+ Khởi xướng mục đích, nội dung, hình
thức, chủ trì, chuẩn bị kế hoạch, phân công tuyên truyền, vận động, tập hợp lực
lượng,... và tổ chức mít tinh, biểu tình.
+ Tham gia bàn bạc, chuẩn bị kế hoạch,
tuyên truyền, vận động và có những việc làm khác phục vụ cho vịêc mít tinh, biểu
tình.
+ Tham gia mít tinh, biểu tình
+ Tổ chức hoặc tham gia mít tinh, biểu
tình không đúng với nội dung, hình thức, địa điểm đã được phép.
- Không được kích động, xúi giục, mua
chuộc, cưỡng ép tổ chức, cá nhân tham gia mít tinh, biểu tình trái quy định của
pháp luật:
7- Đảng viên không
được “Không chấp hành sự phân, điều động của tổ chức Đảng; tự ý ứng cử, hoặc tự
nhận để cử vào các chức danh của tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
các cấp khi chưa được tổ chức Đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép đối với
những chức danh phải do cấp uỷ giới thiệu người ra ứng cử”.
- Đảng viên được trình bày ý kiến khi
các cơ quan lãnh đạo của Đảng nhận đánh giá, quyết định bố trí công tác đối với
mình nhưng phải phục tùng tuyệt đói sự phân công và biểu hiện của tổ chức Đảng
có thẩm quyền.
- Việc bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng
thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dấn thi hành Điều lệ Đảng. Đảng
viên có quyền ứng cử, đè cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.
- Đảng hoạt động theo quy định của Điều
lệ Đảng và trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật, Đảng thống nhất lãnh đạo
công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc
Đảng viên tham gia ứng cử, hoặc tự nhận đề cử vào các chức danh của Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội phải do tổ chức Đảng có thẩm quyền lựa chọn, phân công,
giới thiệu hoặc cho phép đối với những chức danh phải do cấp uỷ giới thiệu người
ra ứng cử, thể hiện sự tôn trọng của Đảng đối với pháp luật, trách nhiệm của Đảng
đối với nhân dân, tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Cấp uỷ các cấp phải lãnh đạo các tổ
chức Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thuộc phạm vi lãnh đạo của mình thực
hiện quy trình lựa chọn, giới thiệu người ra ứng cử đúng quy định của pháp luật,
điều lệ của tổ chức đó. Tổ chức Đảng có thẩm quyền thực hiện đúng quy định
trong việc lựa chọn phân công giới thiệu Đảng viên ra ứng cử vào các chức danh
của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đối với những chức danh phải do cấp uỷ
giới thiệu người ra ứng cử, bảo đảm dân chủ, trách nhiệm tập thể của tổ chức đảng
có thẩm quyền giới thiệu để đảng viên được ứng cử, đề cử.
Đảng viên được tổ chức đảng có thẩm
quyền giới thiệu ứng cử phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Đảng và quyết
định của tổ chức đảng có thẩm quyền. Nếu đảng viên được các tổ chức hoặc cá
nhân khác đề cử thì phải báo cáo với tổ chức đảng nơi mình sinh hoạt hoặc đại
diện tổ chức đảng có thẩm quyền và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của tổ chức
đảng có thẩm quyền. Trường hợp không có điều kiện báo cáo thì chủ động xin rút.
Nếu đảng viên được đề cử vắng mặt thì tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định để
hoặc đề nghị ra khỏi danh sách bầu cử.
- Đảng viên không được:
+ Từ chối, trốn tránh trách nhiệm vụ,
đặt điều kiện với tổ chức đảng có thẩm quyền khi được phân công, điều động công
tác.
+ Tự ý ứng cử hoặc nhận đề cử vào các
chức danh của tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội các cấp khi chưa được
tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép đối với những chức danh phải
do cấp uỷ giới thiệu người ra ứng cử.
+ Lợi dụng vị trí công tác của mình để
làm trái quyết định của tổ chức đảng có thẩm quyền về việc lựa chọn, giới thiệu
người ra ứng cử.
8- Đảng viên không
được “Quan liêu, thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực
tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhung, buôn lậu, lãng phí
và các tiêu cực khác”.
- Đảng viên là cấp uỷ viên nhất là
người đứng đấu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương phải thường
xuyên sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình: Chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu
trong việc giải quyết các tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực
tiếp phụ trách.
- Đảng viên không phải là cấp uỷ
viên, cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm nắm tình hình ở
nơi mình hoạt động, kịp thời phát hiện, đấu tranh với những biểu hiện vi phạm
và báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền.
- Đảng viên không được:
+ Quan liêu, thiếu trách nhiệm, xa rời
nhân dân, xa rời thực tế, buông lỏng công tác lãnh đạo, quản lý để cơ quan đơn
vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham
nhũng, buôn lậu lãng phí các tiêu cực khác.
+ Nể nang, né tránh, thủ tiêu đấu tranh
hoặc bao che, dung túng hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây mất đoàn kết
và các tiêu cực khác.
+ Trốn tránh, đùn đẩy, thoái thác
trách nhiệm trong việc giải quyết, khắc phục hậu quả tiêu cực nơi mình trực tiếp
phụ trách
9- Đảng viên không
được “ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai quy định của đảng và Nhà nước
trong những việc như: quản lý Nhà, đất, quỹ, thuế; cấp giâý phép xuất, nhập khẩu,
giâý phép xây dựng; cấp, sử dụng, chứng thực, xác nhận hồ sơ, tài liệu, văn bằng,
chứng chỉ; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, giao, nhận dự án; tuyển dụng, sắp xếp,
bố trí cán bộ, công chức và lao động..."
- Người có chức vụ, quyền hạn là người
do bầu cử, bổ nhiệm, hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc
không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất
định trong thực hiện công vụ.
- Đảng viên không được:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của
mình, của người khác để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân hoặc làm
sai quy định của đảng và Nhà nước nhằm trực lợi cho mình, cho người khác hoặc
gây thất thoát, lãng phí trong những việc sau:
Quản lý nhà, đất, quỹ, thuế: Cấp hoặc
thu hồi nhà, đất, xét duyệt đền bù giải phóng mặt bằng; cấp và sử dụng các loại
vốn thu thuế, xét miễn, giảm hoặc hoàn thuế; thu phí, lệ phí.
Cấp giấy phép xuất, nhập khẩu,
giâý phép xây dựng và các loại giải quyết khác.
Cấp, sử dụng, chứng thực, xác nhận hồ
sơ, tài liệu, văn bằng chứng chỉ.
Thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, giao,
nhận, quyết toán dự án.
Tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, điều động
cán bộ, công chức và lao động (trong và ngoài nước), quyết định cử cán bộ, công
chức đi học.
+ Bao che, dung túng cho tổ chức, cá
nhân do mình trực tiếp phụ trách làm sai quy định của đảng và Nhà nước.
+ Tự mình hoặc để tổ chức, cá nhân do
mình trực tiếp phụ trách đặt ra các thủ tục, quy định trái với quy định của đảng,
Nhà nước.
10- Đảng viên không
được “ Can thiệp, tác động, đến cá nhân, tổ chức để bản thân hoặc người khác được
bổ nhiệm, đi học, cấp đất, cấp nhà sai quy định. ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc
tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác”.
- Việc bổ nhiệm, đi học, cấp đất, cấp
nhà phải thực hiện đúng quy định, chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước va quyết
định của cấp có thẩm quyền.
Việc quyết định tội danh hoặc mức
án, hình thức kỷ luật phải thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.
- Đảng viên không được:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của
mình; lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn; lợi dụng người có chức
vụ, quyền hạn; quan hệ tình cảm hoặc dùng vật chất can thiệp tác động đến cá
nhân, tổ chức có trách nhiệm giải quyết để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm,
đi học, cấp đất, cấp nhà sai quy định về đối tượng, chế độ, tiêu chuẩn.
+ Gây áp lực, ép buộc, đe doạ,
không chế, hoặc mua chuộc, can thiệp, lôi kéo tổ chức, cá nhân để bao che, dung
túng hoặc giảm tội cho người khác.
11- Đảng
không được “Vì lợi ích cục bộ hoặc vụ lợi cá nhân mà chủ trì, tham mưu, đề xuất,
tham gia ban hành các quyết định, quy định trái với chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước”
- Tổ chức, Đảng viên chấp hành nghiêm
chỉnh, có biện pháp lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ
trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Nếu phát hiện những vấn đề chưa phù hợp, cần bổ sung, sửa
đổi thì báo cáo, kiến nghị để cấp có thẩm quyền kịp thời xem xét, giải quyết,....
trường hợp có quyết định chưa được Đảng, Nhà nước và cấp trên quy định
thì phải báo cáo, xin ý kiến và thực hiện khi cấp trên cho phép.
- Đảng viên không được chủ trì, tham
mưu, đề xuất, tham gia ban hành hoặc tổ chức thực hiện các quyết định, quy định
của cơ quan, đơn vị, địa phương mình trái với quan điểm, đường lối, chủ trương,
nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và cấp trên, xâm hại đến lợi ích quốc gia hoặc quyền, lợi ích chính
đáng của tổ chức, cá nhân.
12- Đảng viên không
được “Nhận hoặc yêu cầu cáp dưới, các tổ chức hoặc cá nhân đóng góp tiền của để
giao dịch, biếu xén, hối lộ, chi tiêu cho cá nhân hoặc tập thể của mình”.
Đảng viên không được:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí
công tác của mình hay của người khác, lấy danh nghĩa cá nhân hay tập thể yêu cầu
tổ chức, cá nhân khác đóng góp tiền, của đẻ giao dịch, biếu xén, hối lộ, chi
tiêu cho cá nhân hoặc tập thể của mình dưới bất cứ hình thức nào.
- Nhận hối lộ.
Bao che dung túng cho tổ chức, cá
nhân do mình trực tiếp phụ trách yêu cầu tổ chức, cá nhân khác đóng góp tiền, của
để giao dịch, biếu xén, hối lộ, chi tiêu cho cá nhân hoặc tập thể của mình.
13- Đảng viên không
được “Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định của Nhà
nước”.
- Đảng viên không được giao nhiệm vụ
hoạt động môi giới thì được đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng
theo quy định của pháp luật.
- Đảng viên là người đề nghị hoặc quyết
định chi hoa hồng giao dịch, môi giới phải chịu trách nhiệm về đề nghị hoặc quy
định chi hoa hồng giao dịch, môi giới phải chịu trách nhiệm về đề nghị hoặc quyết
định của mình.
- Đảng viên không được:
+ Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới
đưa, nhận hoa trái với quy định của Nhà nước nhằm trục lợi cho cá nhân, tập thể
của mình hoặc cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào.
+ Đề nghị hoặc quyết định chi hoa hồng
giao dịch, môi giới trái với quy định của Nhà nước.
14- Đảng viên không
được “dùng công quỹ xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị nội thất,
phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá định mức và sử dụng
không đúng chế độ quy định của Nhà nước”.
- Việc dùng công quỹ để xây dựng công
trình, mua sắm trang thiết bị nội thất, phương tiện đi làm, đi lại, thông tin
và sử dụng phải theo đúng chế độ quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, định mức,
điều kiện, thủ tục, đối tượng và đã có trong kế hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Đảng viên không được quyết định
dùng công quỹ (khinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự có, quỹ phúc lợi, vốn
vay,...) đẻ:
+ Xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa
công trình ngoài kế hoạch, không đầy đủ thủ tục, điều kiện, định mức, tiêu chuẩn
theo chế đọ quy định của Nhà nước và cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Xây dựng công trình vượt quá định mức,
tiêu chuẩn hoặc sử dụng không đúng chế độ quy định của Nhà nước.
+ Mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết
bị khi chưa có kế hoạch và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Sử dụng trang thiết bị nội thất,
phương tiện làm việc, đi lại thông tin, liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức
hoặc không đúng đối tượng theo chế đọ quy định của Nhà nước và cấp quản lý.
15- Đảng viên không
được “dùng công quỹ đẻ tiếp khách, tặng quà trái quy định của Nhà nước; đẻ xây
dựng các công trình vui chơi, giải trí cho cá nhân và một số ít người”.
- Việc dùng công quỹ để tiếp khách,
thưởng, biếu, tặng, cho phải thực hiện đúng chế độ quy định của Nhà nước.
Đảng viên quyết định dùng công quỹ để
tiếp khách, thưởng, biếu, tặng, cho sai chế độ phải bồi hoàn theo quy định của
Nhà nước.
Đảng viên được thưởng, biếu, tặng,
cho không đúng chế độ, tiêu chuẩn mà không thể từ chối thì phải báo cáo và chấp
hành nghiêm chỉnh quyết định của tổ chức đảng có thẩm quyền.
- Đảng viên không được:
+ Dùng công quỹ để tiếp khách, thưởng,
biếu, tặng, cho trái quy định của Nhà nước, gây lãng phí hoặc nhằm vụ lợi.
+ Nhận thưởng, biếu, tặng, cho sai chế
độ quy định của Nhà nước.
+ Dùng công quỹ để xây dựng các công
trình vui chơi, giải trí (sân ten-nít, bể bơi) cho cá nhân hoặc một số ít người.
16- Đảng viên không
được “Tự mình hoặc đẻ người trong gia đình đi du lịch, thăm quan, học tập ở
trong nước và ngoài nước bằng kinh phí của Nhà nước, tập thể hoặc bằng nguồn
tài trợ của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có
thẩm quyền”.
- Việc đi thăm quan, học tập ở trong
nước và ngoài nước bằng kinh phí của Nhà nước, tập thể phải đúng đối tượng,
tiêu chuẩn, chế độ và được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Khi được tổ chức hoặc cá nhân nước
ngoài mời hoặc tài trợ cho bản thân hoặc người trong gia đình đi du lịch, thăm
quan, học tập ở nước ngoài thì phải báo cáo với tổ chức đảng nơi mình sinh hoạt
và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của tổ chức đảng có thẩm quyền.
- Đảng viên không được lợi dụng chức
vụ, quyền hạn của mình hoặc của người khác (là cán bộ lãnh đạo, quản lý của tổ
chức đảng, Nhà nước, kinh tế, chính trị, xã hội,... người có quyền giải quyết
hoặc tham gia quyết định về tài chính, tài sản, cấp giâý phép, xét duyệt dự án,
về công tác cán bộ,...) để bản thân hoặc người trong gia đình (cha, mẹ, vợ hoặc
chồng, con) đi du lịch, tham quan, học tập ở trong nước và ngoài nước bằng kinh
phí của Nhà nước, của tập thể trái với quy định của Nhà nước hoặc bằng nguồn
tài trợ của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có
thẩm quyền.
17- Đảng viên không
được “ Tổ chức, tham gia đánh bạc, số đề, cá cược; uống rượu, bia đến mức bê
tha, mất tư cách và các tệ nạn xã hội khác”.
- Đảng viên có trách nhiệm vận động,
giáo dục gia đình, cá nhân không vi phạm và đấu tranh, phê bình những biểu hiện
vi phạm nội dung nêu trên.
- Đảng viên không được:
+ Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc, số
đề cá cực dưới bất cứ hình thức nào.
+ Uống rượu bia đến mức bê tha, mất
tư cách (gây mất trật tự công cộng, phát ngôn bừa bãi hoặc có hành vi thiếu văn
hoá khác).
+ Mua bán, in, sao, tàn trữ, tán
phát, sử dụng ấn phẩm, băng, đĩa, phim, ảnh... lậu hoặc có nội dung đồi trụy,
không lành mạnh.
+ Tự mình hay để gia đình hoặc tổ chức
do mình trực tiếp quản lý tổ chức hoặc tham gia các dịch vụ có chứa chấp các tệ
nạn xã hội như bia ôm, karaoke ôm...
+ Mát xa ở nhà hàng.
18- Đảng viên không
được “Mê tín, hoạt động mê tín ( hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói; lập đền,
miếu trái phép, tham gia tà đạo...)”.
- Đảng viên có trách nhiệm vận động,
giáo dục gia đình, nhân dân không vi phạm và đấu tranh, phê bình những biểu hiện
vi phạm nội dung nêu trên.
- Đảng viên không được:
+ Hành nghề đồng cót, thầy bói, thầy
cúng, tham gia tà đạo.
+ Lợi dụng tín ngưỡng, để tung tin thất
thiệt, làm tổn hại đến tinh thần, vật chất, tính mạng của người khác, gây mất
trật tự, an toàn xã hội.
+ Chủ trì, tham gia hoặc vận động cá
nhân, tổ chức xây dựng đền, chùa, nhà thờ, miếu thờ, điện thờ... khi chưa được
phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Mua, bán, in, sao, tàng trữ, tán
phát và sử dụng ấn phẩm, băng, đĩa, phim, ảnh... có nội dung mê tín.
19- Đảng viên không
được: “Tổ chức việc cưới, các ngày lễ, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ,
mừng nhà mới, lên chức, chuyển công tác... nhằm mục đích vụ lợi”
- Đảng viên phải gương mẫu chấp hành
và vận động, giáo dục gia đình, nhân dân chấp hành những quy định về nếp sống
văn minh, gia đình văn hoá, làng, bản văn hoá ở cơ quan, đơn vị, địa phương
mình.
- Đảng viên không được tổ chức việc
cưới, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, mừng thọ, mừng nhà mới,
lên chức, chuyển công tác... cho bản thân và gia đình nhằm mục đích vụ lợi, gây
dự luận xấu.
II- TỔ CHỨC THỰC
HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1- Cấp uỷ các cấp lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện nghiên cứu, quán triệt Quy định của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Uỷ
ban Kiểm tra Trung ương về những điều Đảng viên không được làm để thống nhất nhận
thức và tổ chức thực hiện. Thường xuyên kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới, Đảng
viên chấp hành nghiêm chỉnh và trong báo cáo định kỳ với cấp uỷ cấp trên phải
có nội dung về tình hình thực hiện Quy định này.
2- Mỗi Đảng viên vừa là công dân, vừa
là thành viên của Đảng có trách nhiệm tham gia lãnh đạo xã hội. Các tổ chức Đảng
và Đảng viên phải gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời phát hiện, đấu tranh,
phê bình với những biểu hiện sai trái, vi phạm và báo cáo với tổ chức Đảng có
thẩm quyền; căn cứ nội dun của Quy định để kiểm điểm trong sinh hoạt thường kỳ
của chi bộ, cấp uỷ nhằm tăng cường trách nhiệm trong việc giáo dục, quản lý Đảng
viên, chủ động ngăn chặn, phòng ngừa mọi biểu hiện vi phạm góp phần xây dựng đội
ngũ đảng viên có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và lối sống trong sạch,
lành mạnh.
3- Đảng viên vi phạm bất kỳ nội dung
nào trong những việc của Quy định là vi phạm kỷ luật Đảng, phải được kiểm tra,
kết luật rõ ràng. Vi phạm tới mức phải thi hành kỷ luật thì xử lý công minh,
chính xác, kịp thời, tới mức phải truy cứu tránh nhiệm hình sự thì chuyển cơ
quan pháp luật điều tra, xem xét, xử lý; gây thiệt hại về kinh tế phải bồi
hoàn.
Quá trình tổ chức thực hiện, nếu
có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi thì báo cáo để Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Bộ
Chính trị xem xét, quyết định./.
|
T/M
UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
CHỦ NHIỆM
Lê Hồng Anh
|