Thứ 5, Ngày 31/10/2024

Công văn 4589/BCT-ĐL năm 2020 về phê duyệt bổ sung quy hoạch danh mục dự án điện gió đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương tại Văn bản 693/TTg-CN do Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 4589/BCT-ĐL
Ngày ban hành 24/06/2020
Ngày có hiệu lực 24/06/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Hoàng Quốc Vượng
Lĩnh vực Đầu tư,Tài nguyên - Môi trường

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4589/BCT-ĐL
V/v phê duyệt bổ sung quy hoạch danh mục các dự án điện gió đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương tại Văn bản số 693/TTg-CN ngày 09/6/2020

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2020

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 693/TTg-CN ngày 09 tháng 6 năm 2020 về việc bổ sung các dự án điện gió (ĐG) vào Quy hoạch phát trin điện lực.

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành danh mục các quy hoạch được tích hp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch.

Bộ Công Thương báo cáo kết quả rà soát thẩm định các dự án điện gió, đề xuất danh mục dự án điện gió để xem xét phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực, nội dung cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BỔ SUNG DANH MỤC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC

Sự cần thiết bổ sung quy hoạch điện gió đã được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1931/BCT-ĐL ngày 19 tháng 3 năm 2020 và Văn bản số 3299/BCT-ĐL ngày 08 tháng 5 năm 2020. Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 693/TTg-CN ngày 09 tháng 6 năm 2020 đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch điện gió theo đề nghị của Bộ Công Thương.

Việc bổ sung quy hoạch điện gió là một trong những giải pháp bổ sung nguồn điện nhanh và thân thiện với môi trường cho hệ thống trước bối cảnh nhiều nhà máy nhiệt điện than chậm tiến độ vận hành so với quy hoạch được duyệt. Phát triển tăng thêm nguồn điện gió đảm bảo phù hp với tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 về “sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo”.

Việc bổ sung danh mục điện gió vào Quy hoạch phát triển điện lực là cần thiết, làm cơ sở để triển khai bước tiếp theo, đảm bảo phù hp với các quy định của pháp luật về điện lực về đầu tư xây dựng.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH BỔ SUNG QUY HOẠCH

Căn cứ đề xuất bổ sung quy hoạch các dự án điện gió của y ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kèm hồ sơ bổ sung quy hoạch theo quy định, Bộ Công Thương thực hiện lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan về nội dung hồ sơ để làm cơ sở rà soát, tiến hành thẩm định. Trên cơ sở kết quả rà soát, Bộ Công Thương có công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu hiệu chỉnh và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Sau khi nhận được hồ sơ hoàn chỉnh, Bộ Công Thương thực hiện thẩm định, lập hồ sơ thẩm định với các tiêu chí cơ bản sau:

- Sự thuận lợi của phương án đấu nối dự án vào hệ thống điện quốc gia.

- Tiềm năng gió tại khu vực dự án đề xuất bổ sung quy hoạch.

- Sự phù hp của dự án đề xuất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc tránh sử dụng đất rừng (nhất là rừng tự nhiên), khu vực khai thác và dự trữ khoáng sản (như titan).

- Hiệu quả sử dụng đất của dự án đề xuất.

Việc xem xét, thẩm định, trình bổ sung quy hoạch danh mục dự án điện gió được thực hiện phù hp với các quy định hiện hành về quy hoạch và cơ chế khuyến khích phát triển điện gió tại Việt nam, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, chặt chẽ, khoa học, đồng bộ nguồn và lưới điện.

III. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GIẢI TỎA CÔNG SUẤT

Về khả năng giải tỏa công suất, Bộ Công Thương đã tính toán tổng thể và đánh giá khả năng giải tỏa theo từng vùng, trong đó đề xuất bổ sung quy hoạch thêm các công trình lưới điện, cụ thể như sau:

1. Khu vực Bắc Trung Bộ

Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đã có 16 dự án điện gió với tổng công suất 638 MW được phê duyệt bổ sung quy hoạch; 2.612 MW điện gió đang được trình bổ sung quy hoạch. Tất cả các dự án nói trên đều tập trung tại khu vực đồi núi phía Tây Quảng Trị và được đề xuất vào vận hành trước tháng 11 năm 2021.

Hiện nay, hệ thống điện 110-220 kV khu vực đáp ứng tương đối tốt nhu cầu giải phóng công suất các nguồn điện trên địa bàn trong chế độ vận hành bình thường. Kết quả tính toán cho thấy, giới hạn giải tỏa công suất tăng thêm nguồn điện gió khu vực tỉnh Quảng Trị khoảng 570 MW (chế độ vận hành bình thưng).

Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, mỗi tỉnh có 01 dự án đề xuất là Dự án Trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh, công suất 120 MW và Trang trại điện gió B&T, tỉnh Quảng Bình, công suất 252 MW, lưới điện đảm bảo giải tỏa công suất.

Như vậy, tổng công suất điện gió có thể bổ sung quy hoạch tại khu vực này khoảng 941 MW.

2. Khu vực Nam Trung Bộ

Khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận là khu vực có tốc độ tăng trưởng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) cao nhất trong cả nước. Trong 02 năm 2018-2019 vừa qua, trên khu vực này, có khoảng 2.391 MW điện mặt trời và 200 MW điện gió đã vào vận hành. Ngoài ra, còn có khoảng 1.000 MW điện gió và 1000 MW điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch, nhưng chưa vào vận hành (bao gồm cả Nhà máy điện mặt trời Trung Nam, công suất 450 MW mới được bổ sung quy hoạch, vận hành đồng bộ cùng TBA 500 kV Thuận Nam).

Các tính toán được thực hiện cho các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tại thời điểm cuối năm 2021 cho thấy, khi toàn bộ các công trình lưới điện truyền tải đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch (tại Văn bản số 1891/TTg-CN ngày 27 tháng 12 năm 2018 và Văn bản số 441/TTg-CN ngày 16 tháng 4 năm 2020) vào vận hành (đặc biệt là TBA 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối), đồng thời thực hiện giải pháp vận hành tách đường dây 220 kV Di Linh - Đức Trọng, lưới điện khu vực có khả năng hấp thụ thêm khoảng 340 MW các nguồn điện gió và Nhà máy điện mặt trời Thuận Nam Trung Nam (xét chế độ vận hành bình thường).

3. Khu vực Tây Nguyên

Tính tới thời điểm hiện tại, khu vực có 13 dự án điện gió với tổng công suất 368 MW đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch (BSQH), trong khi tổng quy mô công suất điện gió đang trình BSQH là 11.733,8 MW. Trong đó, khoảng 71,3% công suất (8.368 MW) là các dự án ĐG nằm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tiếp đến là Đắk Lắk (2.683 MW) chiếm 23%, Đăk Nông (460 MW) chiếm 3,9%. Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng chỉ có 1-2 dự án đề nghị BSQH, công suất lần lượt là 153,5 MW và 69 MW.

[...]