Công văn 1931/BCT-ĐL năm 2020 về xem xét bổ sung quy hoạch dự án điện gió do Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 1931/BCT-ĐL
Ngày ban hành 19/03/2020
Ngày có hiệu lực 19/03/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Hoàng Quốc Vượng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1931/BCT-ĐL
V/v xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện gió

Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2020

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính ph

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến bổ sung quy hoạch phát triển điện lực các nguồn điện gió, Bộ Công Thương kính báo cáo một số nội dung sau:

I. Mục tiêu quy hoạch và chính sách phát triển điện gió

I.1. Mục tiêu phát triển điện gió trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, mục tiêu công suất lắp đặt điện gió khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030.

I.2. Về chính sách

- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 06 năm 2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam (Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg) và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg (Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg).

- Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2019 quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió (Thông tư số 02/2019/TT-BCT), có hiệu lực từ ngày 28 tháng 02 năm 2019.

II. Các tiêu chí xem xét thẩm định, phê duyệt bổ sung quy hoạch các dự án điện gió

Căn cứ các chính sách khuyến khích phát triển các dự án điện gió, trên cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, một số tiêu chí cơ bản được sử dụng trong quá trình xem xét thẩm định, phê duyệt bổ sung quy hoạch các dự án điện gió bao gồm:

- Sự thuận lợi của phương án đấu nối với hệ thống điện quốc gia.

- Tiềm năng gió tại khu vực dự án đề xuất bổ sung quy hoạch.

- Sự phù hợp của dự án đề xuất với quy hoạch, kế hoạch sdụng đất của địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc tránh sdụng đất rừng (nhất là rừng tự nhiên), khu vực khai thác và dự trữ khoáng sản (như titan).

- Hiệu quả sử dụng đất của dự án đề xuất.

- Năng lực tài chính, kinh nghiệm của Nhà đầu tư đề xuất dự án điện gió.

III. Cập nhật định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 liên quan đến phát triển điện gió và rà soát quy mô phát triển nguồn điện gió theo các mốc quy hoạch

III.1. Cập nhật định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 liên quan đến phát triển điện gió

Ngày 11 tháng 02 năm 2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hưng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghquyết số 55). Trong đó, đã nêu rõ tình hình và nguyên nhân; quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và tầm nhìn; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho ngành năng lượng. Đây là kim chỉ nam để các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các bên liên quan triển khai, phối hợp thực hiện.

Liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo, Nghị quyết số 55 đã đưa một số chỉ đạo quan trọng sau:

1. Về quan điểm chỉ đạo: “...ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch”.

2. Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: “Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch. Ưu tiên phát triển năng lượng gió và mặt trời cho phát điện... Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế”; “Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam”.

III.2. Tính toán quy mô phát triển điện gió đến năm 2025, 2030

Cập nhật tiến độ nguồn điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh cho thấy phần lớn các nguồn nhiệt điện chậm tiến độ 1-2 năm, đặc biệt các nguồn nhiệt điện than miền Nam dự kiến vào năm 2018-2021 như Long Phú I, Sông Hậu I, Sông Hậu II; Long Phú III; Nhiệt điện Ô Môn III, IV và các nhà máy điện sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh có nguy cơ trễ tiến độ so với quy hoạch do chưa thể xác định chính xác thời điểm khí từ Lô B và mỏ Cá Voi Xanh cập bờ,... Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định dừng đầu tư nhà máy điện (NMĐ) hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn đến 2030. Các tính toán cân bằng cung cần cho thấy có khả năng xảy ra thiếu điện cho hệ thống điện miền Nam, cần thiết phải tính toán bổ sung các nguồn điện mi để đảm bảo cung ứng điện năng toàn quốc.

Có khá nhiều hướng đề xuất phát triển nguồn điện của các nhà đầu tư để đảm bảo cân đối cung cầu trong giai đoạn ti như: phát triển nguồn năng lượng tái tạo (đặc biệt là năng lượng gió, mặt trời); nhập khu điện tcác nước láng giềng; đy sớm các nguồn nhiệt điện và đưa thêm các nguồn nhiệt điện mới, nhất là các nguồn điện sử dụng khí LNG đang được đề xuất.

Theo báo cáo rà soát tổng thể Quy hoạch điện VII điều chỉnh do Viện Năng lượng lập tháng 2/2020, công suất các nguồn điện để đảm bảo cân đối cung cầu điện cho phương án cơ sở và phương án cao giai đoạn đến năm 2030 dự kiến như sau:

Bảng 1: Cơ cấu công suất nguồn điện giai đoạn 2021 - 2030, Phương án cơ sở

Hạng mục/năm

Công suất đặt (MW)

Cơ cấu công suất (%)

2020

2025

2030

2020

2025

2030

Tổng nhu cầu điện toàn quốc

42080

63471

90651

 

 

 

Tổng công suất lắp đặt nguồn điện

59090

104824

145568

 

 

 

Tng công suất lắp đt (không gió và mặt trời, tích năng)

51410

81944

110028

 

 

 

Tỷ lệ dự phòng (không gió và mặt trời, tích năng)

22.2%

29.1%

21.4%

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

NĐ than

19637

38842

48932

33.2%

37.1%

33.6%

NĐ khí nội + nhập đường ống từ Malaysia

7133

10514

10774

12.1%

10.0%

7.4%

NĐ sử dụng khí LNG mới

0

1500

12750

0.0%

1.4%

8.8%

NĐ hiện có chuyển sang sử dụng LNG

0

1883

4213

0.0%

1.8%

2.9%

NĐ dầu

1610

575

108

2.7%

0.5%

0.1%

Nhập khẩu

920

3370

5796

1.6%

3.2%

4.0%

Thủy điện lớn trên 30MW

17766

19116

19211

30.1%

18.2%

13.2%

Thủy điện nhỏ

3800

4900

6000

6.4%

4.7%

4.1%

Điện gió (*)

1010

6030

10090

1.7%

5.8%

6.9%

Điện mặt trời (*)

6670

14450

20050

11.3%

13.8%

13.8%

Điện sinh khối và NLTT khác

544

1244

2244

0.9%

1.2%

1.5%

Tích năng (TĐTN + pin TN)

0

2400

5400

0.0%

2.3%

3.7%

Bảng 2: Cơ cấu công suất nguồn điện giai đoạn 2021 - 2030, Phương án cao

[...]