Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Công văn 45745/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA viện trợ không hoàn lại do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 45745/CT-TTHT
Ngày ban hành 02/07/2018
Ngày có hiệu lực 02/07/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục thuế thành phố Hà Nội
Người ký Mai Sơn
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45745/CT-TTHT
V/v chính sách thuế GTGT đối với dự án ODA viện trợ không hoàn lại

Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2018

 

Kính gửi: Ban quản lý dự án giảm nhẹ rủi ro thiên tai UNICEF 2017-2021
(Đ/c: 02 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội)
MST: 0108093994

Trả lời công văn số 12/UNICEF ngày 05/03/2018 của Ban Quản lý dự án Giảm nhẹ rủi ro thiên tai UNICEF 2017-2021 thuộc Tổng cục Phòng chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỏi về chính sách thuế, sau khi báo cáo Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư 181/2013/TT-BTC ngày 03/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ

+ Tại khoản 2 Điều 5 Chương 2 quy định chính sách thuế đối với chủ dự án:

“2. Thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam.

a) Chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại được hoàn lại số thuế GTGT đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam nếu hợp đồng ký với nhà thầu chính được phê duyệt bao gồm thuế GTGT và Chủ dự án không được Ngân sách Nhà nước cấp vốn đế trả thuế GTGT. Việc hoàn thuế GTGT được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. Trường hợp dự án được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để trả thuế GTGT thì Chủ dự án không được hoàn thuế GTGT đầu vào đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam không phân biệt hợp đồng ký với nhà thầu chính được phê duyệt bao gồm thuế GTGT hay không bao gồm thuế GTGT

...b) Trường hợp nhà tài trợ thành lập văn phòng đại diện của nhà tài trợ tại Việt Nam và trực tiếp mua hàng hóa, dịch vụ để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại hoặc giao cho Chủ dự án ODA thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại thì nhà tài trợ được hoàn lại số thuế GTGT đã trả. Việc hoàn thuế GTGT được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.”

+ Tại tiết d Khoản 2 Điều 6 Chương 2 quy định chính sách thuế đối với nhà thầu chính, nhà thầu phụ thực hiện dự án:

“d) Trường hợp nhà thầu chính (không phân biệt nhà thầu chính là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp) ký hợp đồng với Chủ dự án ODA hoặc Nhà tài trợ để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại với giá không bao gồm thuế GTGT và dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để trả thuế GTGT thì nhà thầu chính được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ để thực hiện hợp đồng ký với Chủ dự án, Nhà tài trợ. Việc hoàn thuế GTGT được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. Trường hợp dự án được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để trả thuế, GTGT thì nhà thầu chính không được hoàn thuế GTGT đầu vào đã trả đối với hàng hóa dịch vụ mua tại Việt Nam không phân biệt hợp đồng ký giữa chủ dự án và nhà thầu chính được phê duyệt bao gồm thuế GTGT hay không bao gồm thuế GTGT. Nhà thầu chính phải khai, nộp thuế GTGT theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn hiện hành

Ví dụ 2:

Công ty A ký hợp đồng với Chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án "Xây dựng công trình trường học" theo giá trúng thầu không bao gồm thuế GTGT.

- Trường hợp 1: Dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán thuế GTGT:

Công ty A được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho việc xây dựng công trình theo hợp đồng ký với Chủ dự án.”

- Căn cứ tiết b, điểm 6, khoản 3, điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về Thuế:

“6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.

b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hóa, dịch vụ đó.

Ví dụ: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đồng.

Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

- Căn cứ tiết e khoản 19 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“19. Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:

...e) Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính về khoản viện trợ này.

Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư này.”

- Căn cứ Điều 50 Chương II Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA:

“1. Đối với Chủ dự án và Nhà thầu chính

a) Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT

Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp địa bàn nơi thực hiện dự án vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án; trường hợp dự án ODA có liên quan đến nhiều tỉnh thì hồ sơ hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi chủ dự án đóng trụ sở chính.

[...]