Công văn 4283/BNN-TCLN triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 4283/BNN-TCLN |
Ngày ban hành | 14/12/2012 |
Ngày có hiệu lực | 14/12/2012 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Hà Công Tuấn |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
4283/BNN-TCLN |
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: |
-
Các Bộ: Quốc phòng, Công an; |
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2012; Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến chỉ tiêu nhiệm vụ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013 như sau:
1. Bảo vệ rừng
Bảo vệ và phát triển bền vững đối với 13.138.101 ha rừng hiện có, trong đó:
a) Bảo vệ rừng từ ngân sách Trung ương:
* Khoán bảo vệ rừng 1.549.700 ha, gồm:
- Khoán bảo vệ diện tích rừng ở 62 huyện nghèo do hộ gia đình, cá nhân quản lý nhưng chưa được hưởng lợi: 1.083.900 ha.
- Khoán bảo vệ diện tích rừng phòng hộ ở nơi xung yếu, có nguy cơ xâm hại cao: 460.000 ha.
- Khoán bảo vệ rừng giống quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý: 5.800 ha.
* Bảo vệ rừng đặc dụng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 1/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020:
- Hỗ trợ bảo vệ rừng rừng đặc dụng: 884.000 ha, trong đó ưu tiên các khu rừng đặc dụng ở huyện biên giới, hải đảo thuộc các địa phương có ngân sách khó khăn không thể đảm bảo cân đối tại chỗ.
- Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm các khu rừng đặc dụng: Trong khi tiếp tục hoàn thiện dự thảo Thông tư liên bộ về tiêu chí xác định cộng đồng dân cư vùng đệm được ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, năm 2013, tạm tính hỗ trợ cho 500 cộng đồng.
b) Đối với diện tích rừng còn lại, các địa phương chủ động huy động và lồng ghép ngân sách địa phương, nguồn vốn ODA, nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng và đóng góp của chủ rừng để tổ chức bảo vệ.
2. Khoanh nuôi tái sinh rừng: 360.000 ha, trong đó khoanh nuôi tái sinh rừng chuyển tiếp 310.000 ha, khoanh nuôi mới 50.000 ha.
3. Phát triển rừng
- Trồng rừng: 255.000 ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng: 30.000 ha; trồng mới rừng sản xuất: 100.000 ha; trồng lại rừng trồng sau khai thác: 125.000 ha.
- Chăm sóc rừng trồng: 280.000 ha;
- Trồng cây phân tán: 50 triệu cây.
4. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 5.000 ha.
5. Trợ cấp gạo cho các hộ nghèo thuộc huyện 30a tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
(Chi tiết tại các Phụ lục kèm theo).
Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương ưu tiên bố trí cho trồng mới rừng phòng hộ ven biển, các vùng đầu nguồn các lưu vực sông lớn, khu vực xung yếu có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét; chăm sóc diện tích rừng đã trồng và khoanh nuôi sắp thành rừng; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với các huyện thuộc chương trình 30a.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, giao kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013 cho các đơn vị, các dự án cơ sở ngay trong tháng đầu năm 2013 trên cơ sở các chỉ tiêu nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng kèm theo Văn bản này, đồng thời chủ động bố trí cân đối, huy động các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch.
Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |