Kính
gửi: Uỷ ban nhân dân quận, huyện
Thực hiện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân
thành phố tại Quyết định số 138/2004/QĐ-UB ngày 18/5/2004 ban hành quy định về
thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
Ngày 10/6/2004, Sở Tài chính đã tổ chức
cuộc họp cùng với một số Sở, ngành có liên quan và một số Uỷ ban nhân dân quận,
huyện để góp ý cho Mẫu Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
do Sở Tài chính dự thảo. Sau khi trao đổi, căn cứ ý kiến đóng góp và kết luận của
cuộc họp, Sở Tài chính đã hoàn chỉnh Mẫu Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án (kèm theo Công văn này).
Uỷ ban nhân dân Quận, huyện hướng dẫn
Chủ dự án lập Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với
đặc điểm, mục đích sử dụng đất của dự án và hiện trạng của khu đất theo quy hoạch
sẽ thu hồi (không phải nêu toàn bộ nội dung theo Mẫu Phương án hướng dẫn) báo
cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi có dự án phê duyệt để làm cơ sở thực
hiện theo quy định.
|
K/T
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Trần Thị ánh Nguyệt
|
UỶ
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
UỶ BAN NHÂN DÂN
QUẬN, HUYỆN.........
Số: /UB
Quận, huyện........, ngày.......
tháng....... năm 2004
PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ
Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất để:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
do
................................................................................................
làm Chủ đầu tư tại Phường, Xã....................... Quận, huyện.............................................................................
- Căn cứ Luật Đất đai đã được Quốc hội
thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ quyết định số 138/2004/QĐ-UB
ngày 18/5/2004 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về ban hành quy định về thủ tục
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
PHẦN I
TÓM TẮT DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ, VỊ TRÍ HIỆN TRẠNG
- Tên dự án:
- Hình thức sử dụng đất (giao đất,
thuê đất):
- Mục đích sử dụng đất:
- Chủ đầu tư dự án:
- Nguồn vốn đầu tư:
- Quy mô, vị trí, hiện trạng:
+ Địa điểm:
+ Vị trí:
Đông
giáp..................................................................................................................;
Nam giáp
.................................................................................................................;
Tây
giáp.................................................................................................................;
Bắc giáp.................................................................................................................;
+ Diện tích dự kiến thu hồi:
+ Thời điểm thu hồi:
+ Thời gian triển khai công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng:
+ Hiện trạng: (nêu hiện trạng các loại
đất; số lượng căn hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức, tình trạng cơ sở hạ
tầng...).
PHẦN II
PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
A- QUY ĐỊNH CHUNG
Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án đầu tư lớn trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Uỷ ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
B- NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU
I - Bồi thường, hỗ trợ về đất
1- Các điều kiện để được bồi thường
về đất (theo quy định tại Điều 42 và Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003). Cụ thể
là:
Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng
đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều
kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của
Luật đất đai, cụ thể như sau:
1.1- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh
chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng
đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá
trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký
ruộng, đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng
cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình
nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng
10 năm 1993;
e) Giấy tờ thanh lý, hoá giá nhà ở gắn
liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
f) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền
thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
1.2- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại mục 1.1 trên mà trên giấy tờ đó
ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có
chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 chưa
thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được
Uỷ ban nhân dân Xã, Phường, Thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp.
1.3- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận
là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
1.4- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất không có các loại giấy tờ quy định tại mục 1.1 trên, nhưng đất đã được sử dụng
ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân Xã, Phường,
Thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất.
1.5- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng
đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của
cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đã được thi hành.
1.6- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất không có các loại giấy tờ quy định tại mục 1.1 trên nhưng đất đang được sử
dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, nay được
Uỷ ban nhân dân Xã, Phường, Thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng
đất;
1.7- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước
ngày 01 tháng 7 năm 2004;
1.8- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất
có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được Uỷ ban nhân
dân Xã, Phường, Thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng cho cộng đồng và
không có tranh chấp.
2- Những trường hợp thu hồi đất mà
không bồi thường (theo quy định tại Điều 38 và Điều 43 của Luật Đất đai năm
2003). Cụ thể là:
2.1- Theo Điều 38 của Luật Đất đai
năm 2003:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà
tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền
thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn
nhu cầu sử dụng đất;
b) Sử dụng đất không đúng mục đích, sử
dụng đất không có hiệu quả;
c) Người sử dụng đất cố ý huỷ hoại đất;
d) Đất được giao không đúng đối tượng
hoặc không đúng thẩm quyền;
e) Đất bị lấn, chiếm trong các trường
hợp sau đây;
e.1) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
e.2) Đất không được chuyển quyền sử dụng
đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 mà người sử dụng đất do thiếu trách
nhiệm để bị lấn, chiếm;
f) Cá nhân sử dụng đất chết mà không
có người thừa kế;
g) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại
đất;
h) Người sử dụng đất cố ý không thực
hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê
có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;
j) Đất trồng cây hàng năm không được
sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử
dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng
trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền;
k) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để
thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền
hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự
án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.
2.2- Theo Điều 43 của Luật Đất đai
năm 2003:
a) Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng;
đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình
văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng
khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
b) Đất nông nghiệp do cộng đồng dân
cư sử dụng;
c) Đất được Nhà nước giao có thu tiền
sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước;
d) Đất thuê của Nhà nước;
e) Trường hợp không đủ điều kiện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 của Luật Đất đai năm
2003;
g) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục
đích công ích của Xã, Phường, Thị trấn;
3- Những trường hợp thu hồi đất mà
không được bồi thường có thể được xem xét hỗ trợ. Mức hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân
Thành phố quy định cụ thể cho từng trường hợp đất bị thu hồi.
4- Bồi thường đối với đất phi nông
nghiệp (đất ở)
4.1- Đất ở được bồi thường, hỗ trợ:
- Đất ở của gia đình, cá nhân là đất
có nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt đời sống; đất được cơ quan có thẩm
quyền giao đất để sử dụng vào mục đích làm nhà ở và đã hoàn tất thủ tục sử dụng
đất ở nhưng chưa xây dựng nhà hoặc là đất vườn, ao được xác định là đất ở theo
quy định tại Điều 87 của Luật Đất đai năm 2003;
- Đất ở được bồi thường, hỗ trợ là đất
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định hoặc đất ở không có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở nhưng đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật hiện hành.
4.2- Phương thức và đơn giá bồi thường,
hỗ trợ đối với đất ở:
Việc bồi thường, hỗ trợ đối với đất ở
được áp dụng theo một trong hai phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Bồi thường bằng căn
hộ khác hoặc đất ở khác.
a.1) Các hộ gia đình và cá nhân bị
thu hồi toàn bộ nhà ở, đất ở và thuộc diện tái định cư sẽ được bồi thường lại
chủ yếu bằng căn hộ khác hoặc diện tích đất ở khác nếu có đủ quỹ đất trong khu
quy hoạch tái định cư của dự án theo nguyên tắc “giá trị tương đương” về vị
trí, điều kiện cơ sở hạ tầng giữa nơi cũ và nơi mới.
a.2) Đơn giá đất ở, nhà ở tại các khu
tái định cư để bồi thường là mức giá đất nền nhà hoặc căn hộ đã có cơ sở hạ tầng
kỹ thuật hoàn chỉnh, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (theo nguyên tắc
không cao hơn đơn giá đất ở để tính bồi thường nơi cũ nếu có vị trí và điều kiện
hạ tầng tương ứng giữa nơi ở cũ và nơi ở mới).
(Cấp thẩm quyền phê duyệt Phương
án bồi thường của dự án nào thì phê duyệt đơn giá nhà, đất tái định cư của dự
án đó. Trường hợp khu tái định cư do ngân sách Nhà nước đầu tư thì do Uỷ ban
nhân dân Thành phố phê duyệt).
a.3. Diện tích đất ở, nhà ở để bồi
thường tại khu tái định cư không thấp hơn 80m2/ nền hoặc 40 m2/
căn hộ và không quá hạn mức đất ở theo quy định của Uỷ ban nhân dân Thành phố
còn hiệu lực thi hành vào thời điểm bồi thường và phù hợp với thiết kế quy hoạch
của dự án khu tái định cư được duyệt (trừ trường hợp cá biệt).
b- Phương thức 2: Bồi thường bằng tiền
b.1) Đơn giá đất ở để tính bồi thường
tại khu vực thu hồi đất được áp dụng theo đơn giá đất do Uỷ ban nhân dân Thành
phố ban hành vào thời điểm bồi thường theo khung giá quy định của Chính phủ (tại
thời điểm công bố Phương án tổng thể, dựa vào khung giá bồi thường đang áp dụng
ở các dự án đầu tư trên cùng địa bàn, có vị trí tương ứng trong cùng thời điểm).
b.2) Việc tính giá bồi thường, hỗ trợ
đất ở cho từng chủ sử dụng đất bị thu hồi sẽ tuỳ theo nguồn gốc, tính chất pháp
lý, thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng đất và những khoản nghĩa vụ tài chính
của người sử dụng đất phải thực hiện theo quy định.
- Đất ở có giấy tờ hợp lệ về quyền sử
dụng đất ở hoặc đất ở không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở nhưng đã sử
dụng ổn định, có nguồn gốc không lấn chiếm, không tranh chấp, không vi phạm quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố hoặc không vi phạm lộ giới,
hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, đủ điều kiện để cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định, được tính bồi thường, hỗ trợ tuỳ theo
thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên nguyên tắc trừ nghĩa vụ tài
chính (tiền sử dụng đất) theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
b.3) Đối với đất có nguồn gốc chiếm dụng
thì không được bồi thường về đất, nhưng được xét hỗ trợ tuỳ trường hợp.
b.4) Có áp dụng hạn mức đất ở để tính
bồi thường, hỗ trợ và xác định nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp sử dụng
đất ở không có giấy tờ hợp lệ về đất ở.
5- Bồi thường đối với đất nông nghiệp
của hộ gia đình, cá nhân
5.1- Các hộ gia đình và cá nhân bị thu
hồi đất nông nghiệp, được bồi thường theo một trong ba phương thức sau đây:
(Tuỳ theo đặc điểm và mục đích sử
dụng đất của từng dự án mà áp dụng 1 hay nhiều phương thức bồi thường, như đối
với dự án xây dựng khu nhà ở thì có thể áp dụng 3 phương thức, các dự án khác
áp dụng 1 hoặc 2 phương thức bồi thường là bồi thường bằng tiền và bồi thường bằng
đất ở khác theo tỷ lệ hoán đổi được duyệt)
a) Phương thức I: bồi thường bằng tiền
- Đơn giá bồi thường đất nông nghiệp
tại khu vực thu hồi đất được áp dụng theo đơn giá đất do Uỷ ban nhân dân Thành
phố ban hành vào thời điểm bồi thường theo khung giá quy định của Chính phủ.
- Đơn giá bồi thường cụ thể do Hội đồng
bồi thường của dự án xác định và đề xuất cụ thể cho từng dự án tuỳ theo vị trí,
khu vực đất thu hồi, phù hợp với khung giá đang áp dụng ở các dự án đầu tư của
Nhà nước trên cùng địa bàn, cùng thời điểm.
b) Phương thức II: Bồi thường bằng đất
đã san nền và đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc căn hộ chung cư trong
khu tái định cư của dự án
(Phương thức này chỉ áp dụng đối với
các dự án xây dựng hạ tầng các khu nhà ở; dự án sử dụng vốn đầu tư không thuộc
ngân sách Nhà nước có quỹ đất để hoán đổi. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước, tuỳ khả năng quỹ đất mà Uỷ ban nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt
việc áp dụng phương thức bồi thường trong từng Phương án cụ thể).
Trường hợp các hộ gia đình và cá nhân
không nhận bồi thường bằng tiền thì nhận bồi thường bằng đất đã san nền, đã
hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc căn hộ chung cư tại khu quy hoạch tái định
cư của dự án.
- Mức diện tích đất nền để tính bồi
thường lại được tính bằng tỷ lệ % trên diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
theo tỷ lệ do Hội đồng bồi thường của dự án quyết định.
- Giá căn hộ chung cư để tính bồi thường
do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Điều kiện để được hoán đổi đất là
phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp lệ hoặc có đủ điều kiện để được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Phương thức III: Góp vốn đầu tư bằng
giá trị bồi thường về đất.
Trường hợp các hộ gia đình và cá nhân
không nhận bồi thường theo phương thức I và II và có nguyện vọng thì có thể
tham gia góp vốn cùng Chủ đầu tư thực hiện dự án bằng giá trị bồi thường về đất
đã được tính theo phương thức I.
6- Bồi thường đối với đất phi nông
nghiệp (không phải là đất ở) của tổ chức
Được áp dụng theo quy định hiện hành
của Nhà nước và theo Phương án bồi thường, hỗ trợ được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt
7- Bồi thường đối với đất thuộc hành
lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn.
Khi Nhà nước thu hồi đất nằm trong
hành lang bảo vệ an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn,
thì người có đất bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản gắn liền với
đất có trước khi hành lang an toàn công trình được công bố theo quy định của
pháp luật và theo quy định của Phương án bồi thường, hỗ trợ được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.
C- BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ TÀI SẢN
1- Đơn giá xây dựng nhà, công trình
và vật kiến trúc khác để tính bồi thường, hỗ trợ áp dụng theo đơn giá xây dựng
mới.
2- Người được bồi thường về đất thì
được bồi thường tài sản gắn liền với đất.
3- Người bị thu hồi đất không được bồi
thường về tài sản gắn với đất trong các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều
43 của Luật Đất đai năm 2003. Cụ thể là:
3.1- Tài sản gắn liền với đất được tạo
ra tại khu vực đất bị thu hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch
xây dựng đô thị , quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được công bố mà
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
3.2- Tài sản gắn liền với đất được tạo
ra trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được
xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất tại thời điểm xây dựng công trình đó;
3.3- Đất bị thu hồi thuộc các trường
hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 của Luật Đất đai năm 2003.
4- Đối với các công trình văn hoá, di
tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa... và các cơ sở tôn giáo phải di dời, Hội đồng
Bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận,
Huyện trình Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định việc di dời và bồi thường thiệt
hại.
5- Bồi thường tài sản khác:
5.1- Nhà có điện thoại, đồng hồ nước,
đồng hồ điện (thuê bao), giếng nước... được bồi thường theo mức giá lắp đặt mới
hoặc chi phí di dời do Doanh nghiệp quản lý chuyên ngành thực hiện.
5.2- Bồi thường chi phí bốc mộ và hỗ
trợ chi phí cải táng:
Do Hội đồng bồi thường của dự án xác
định phù hợp với thực tế của địa phương theo Phương án bồi thường, hỗ trợ được
duyệt.
6- Đối với cây trồng, hoa màu các loại:
được tính bồi thường theo khung giá chuẩn ghi theo Phương án bồi thường, hỗ trợ
được duyệt.
- Đối với vật nuôi (tôm, cá...) chưa
đến thời kỳ thu hoạch mà phải thu hoạch sớm: tính bồi thường giá trị sản lượng
thiệt hại của vụ đó theo thời giá tại địa phương của loại sản phẩm thời kỳ thu
hoạch.
7- Đối với các công trình hạ tầng kỹ
thuật (đèn đường, đường điện, cáp điện thoại, đường cấp thoát nước...):
Được lập phương án di dời cho từng
trường hợp. Phương án di dời do đơn vị quản lý trực tiếp công trình đó lập,
theo định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, thông qua cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt theo quy định (Mức bồi thường thiệt hại di dời bằng giá trị xây dựng
mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình bị phá dỡ).
D- CÁC KHOẢN HỖ TRỢ KHÁC
- Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
bị thu hồi đất (không thuộc diện lấn chiếm) và có nhà ở, công trình phải di
chuyển toàn bộ đến nơi khác, ngoài mức bồi thường, hỗ trợ về nhà, công trình và
đất được hỗ trợ thêm các khoản như sau:
1- Hỗ trợ ổn định về đời sống.
2- Hỗ trợ chi phí tháo dỡ di chuyển
nhà.
3- Hỗ trợ do ngừng sản xuất kinh
doanh.
4- Hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi
ngành nghề do bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
5- Hỗ trợ đối với gia đình chính sách
khi phải di chuyển chỗ ở.
6- Thưởng: Khuyến khích đối với các
chủ sử dụng đất bị thu hồi chấp hành tốt chủ trương, chính sách và kế hoạch bồi
thường, di chuyển và giao mặt bằng đúng thời hạn.
7- Đối với các hộ có nhà ở, đất ở bị
thu hồi (không thuộc diện chiếm dụng) và phải di chuyển toàn bộ, thuộc diện tái
định cư nhưng có yêu cầu tự lo nơi ở mới, không có yêu cầu vào khu tái định cư
của dự án: sẽ được xem xét tính hỗ trợ thêm theo Phương án bồi thường được duyệt.
8- Đối với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn do bị thu hồi đất, sẽ được Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng của
dự án xem xét, giải quyết cụ thể các mức hỗ trợ đặc biệt cho từng trường hợp.
E- TỔ CHỨC TÁI ĐỊNH CƯ
1- Dự kiến về quy mô, địa điểm, vị
trí, thiết kế loại hình, diện tích nhà ở, đất ở tái định cư, hoặc Phương án tái
định cư phân tán nếu dự án không có yêu cầu xây dựng khu tái định cư.
2- Đối tượng, điều kiện tái định cư:
2.1- Người bị thu hồi và di dời toàn
bộ nhà ở, đất ở, thuộc đối tượng được bồi thường, hỗ trợ về đất ở và đủ điều kiện
tái định cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân Thành phố và theo Phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt thì được tái định cư.
2.2- Một căn hộ được bố trí lại một
căn hộ hoặc một lô đất theo quy hoạch tại khu định cư mới.
2.3- Các trường hợp khác, Hội đồng Bồi
thường giải phóng mặt bằng của dự án sẽ xem xét giải quyết cụ thể từng trường hợp
về yêu cầu tái định cư, tạm cư.
2.4- Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt
bằng của dự án chịu trách nhiệm thông báo công khai Phương án tái định cư của dự
án (sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) để các hộ gia đình, cá nhân bị
ảnh hưởng cân nhắc, quyết định việc lựa chọn phương thức, địa điểm, vị trí, loại
hình, diện tích, giá trị nhà ở, đất ở v.v... tại các khu tái định cư của dự án
trước khi triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự
án.
3- Chính sách hỗ trợ tại các khu tái
định cư:
- Không tính tiền sử dụng đất đối với
các căn hộ chung cư cao tầng tái bố trí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Nhà nước hoặc Chủ dự án hỗ trợ một
phần chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội (trạm Y tế, trường học, chợ,
nhà trẻ, công viên,...) và hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống điện, hệ
thống cấp thoát nước,...).
- Người được tái định cư bằng nhà ở,
đất ở theo quy định, không phải nộp các khoản tiền và lệ phí có liên quan đến
việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở. Các khoản chi phí này do Chủ dự án
chịu.
4- Bố trí tạm cư:
Việc xây dựng khu tái định cư hoặc
Phương án tái bố trí hoàn chỉnh đến đâu thì mới tổ chức di dời dân đến đó. Trường
hợp chưa tổ chức tái bố trí được, nhưng do yêu cầu sớm giải phóng mặt bằng để
thi công thì các hộ thuộc diện tái định cư sẽ được bố trí vào khu tạm cư do Chủ
dự án xây dựng hoặc thuê của các đơn vị khác (Chủ dự án chịu chi phí thuê). Trường
hợp các hộ này tự thu xếp nơi tạm cư thì được hỗ trợ chi phí thuê nhà tạm cư.
G- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Chủ đầu tư phối hợp với Uỷ ban
nhân dân Phường, Xã tổ chức phổ biến công khai Phương án tổng thể về bồi thường,
hỗ trợ, kế hoạch di dời, tái định cư đến các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dự án.
2- Phương thức tổng thể này được niêm
yết công khai tại Uỷ ban nhân dân Phường, Xã nơi có đất bị ảnh hưởng bởi dự án.
CHỦ
DỰ ÁN
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN - HUYỆN
CHỦ TỊCH
|