Công văn 3327/BXD-KHCN năm 2024 ý kiến về nội dung của Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD do Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 3327/BXD-KHCN
Ngày ban hành 04/06/2024
Ngày có hiệu lực 04/06/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Bùi Xuân Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3327/BXD-KHCN
V/v ý kiến về một số nội dung của Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD

Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2024

 

Kính gửi: Bộ Công an

Phúc đáp Công văn số 687/PCCC&CNCH-P4 ngày 06/3/2024 của Bộ Công an về đề nghị ban hành tài liệu hướng dẫn Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Về tài liệu hướng dẫn Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD do Viện Khoa học công nghệ xây dựng chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Bộ Công an (Cảnh sát PCCC&CNCH), Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP. Hà Nội, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP. Hồ Chí Minh biên soạn, được ban hành tại Thông tư số 09/2023/TT-BXD ngày 16/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Ngay sau khi Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD được ban hành, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Công an tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, tập huấn để phổ biến các nội dung Sửa đổi của QCVN 06:2022/BXD. Cho đến thời điểm này, Bộ Xây dựng không nhận được ý kiến phản hồi về các vướng mắc của Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD từ các đơn vị tư vấn.

2. Ý kiến về các nội dung được nêu tại Công văn số 687/PCCC&CNCH-P4 của Bộ Công an và các công văn số 3557/PCCC&CNCH-P4 ngày 27/10/2023; 3897/PCCC&CNCH-P4 ngày 27/11/2023; 271/PCCC&CNCH-P4 ngày 26/01/2024; 360/PCCC&CNCH-P4 ngày 05/02/2024 của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH:

2.1. Về thuật ngữ “Tài liệu chuẩn”

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình là các quy định kỹ thuật bắt buộc áp dụng. Các tài liệu chuẩn là các văn bản kỹ thuật (được đúc kết từ các nghiên cứu khoa học và thực tiễn) nhằm mô tả, hướng dẫn các công nghệ đã được nghiên cứu, tính toán, thử nghiệm, kiểm chứng đạt các nguyên tắc cơ bản về an toàn cháy của quy chuẩn.

Thuật ngữ “tài liệu chuẩn” đã được sử dụng trong tất cả các phiên bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình, từ năm 2010 (sau đây gọi tắt la QCVN 06). QCVN 06:2022/BXD và Sửa đổi 1:2023 được bổ sung thêm các hướng dẫn kỹ thuật tại 1.4.53 như sau: “Tài liệu chuẩn bao gồm các tài liệu như các tiêu chuẩn (standard), quy định kỹ thuật (technical specifications), quy phạm thực hành (code of practice) và quy chuẩn kỹ thuật (technical regulation) và hướng dẫn kỹ thuật (guidelines, handbook)... ” trong và ngoài nước được các tổ chức quốc tế hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của nước sở tại, là đảm bảo đủ cơ sở khoa học để áp dụng.

Một số ví dụ về “tài liệu chuẩn”: các tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa của châu Âu cho các kết cấu bê tông (EN 1992-1-2), thép (EN 1993-1-2), liên hợp thép-bê tông (EN 1994-1-2); của Liên Bang Nga (SP 468.1325800), các tiêu chuẩn của Mỹ (NFPA 101, NFPA 5000 do Hiệp hội phòng cháy NFPA ban hành), tiêu chuẩn về bảo vệ chống khói của Liên Bang Nga (SP 7.13330.2020), của Việt Nam (TCVN 5687:2024), tiêu chuẩn về tính toán xác định hạng cháy và cháy nổ của Liên Bang Nga SP 12.13330.2009 do Bộ Các tình trạng khẩn cấp của Liên Bang Nga ban hành), tiêu chuẩn SP 5.13330.2009 của Liên Bang Nga (đã được Cục CS PCCC&CNCH sử dụng làm tài liệu gốc để biên soạn TCVN 7336:2021).

Theo quy định trình bày quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, “Thư mục tài liệu tham khảo” nêu trong Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD là danh mục các tài liệu đã được sử dụng khi biên soạn (nêu tại các chú thích); “Tài liệu viện dẫn” là danh mục những tài liệu đã nêu tại nội dung chính. Các tài liệu chuẩn khác nêu tại 1.4.53 mà không nêu tại “Thư mục tài liệu tham khảo” vẫn được áp dụng.

2.2. Các giải pháp kỹ thuật thay thế theo quy định tại 1.5.4

Theo quy định tại 1.5.4 QCVN 06:2022/BXD và Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD: “Khi cần có luận chứng kỹ thuật (theo 1.1.10) thì luận chứng này được coi là một trong những nội dung của hồ sơ thiết kế về PCCC.... ”. Theo đó, cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH nào thẩm duyệt hồ sơ thiết kế PCCC thì cơ quan đó có thẩm quyền chấp thuận luận chứng kỹ thuật[1].

- QCVN 06 quy định những nguyên tắc chung về an toàn cháy cho nhà và công trình cũng như một số quy định các giải pháp cụ thể (tiền định) cho các trường hợp phổ quát. Với các trường hợp công trình có tính chất đặc thù hoặc điều kiện về vị trí, quy mô, nhu cầu đặc biệt thì QCVN 06 đã có quy định cho phép sử dụng các giải pháp bổ sung, thay thế theo thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc về an toàn cháy cho nhà và công trình, bao gồm: (1) các giải pháp đã được khoa học chứng minh, công bố (tiền định) trong các tài liệu chuẩn; (2) hoặc bằng các giải pháp tính toán, mô phỏng. Các tài liệu cần thiết để thực hiện nội dung này đã được đưa vào “Thư mục tài liệu tham khảo” của Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD, trong đó có quy trình thực hiện, hướng dẫn về phần mềm mô phỏng, tải trọng cháy, ... (Chi tiết tại mục 4 Phụ lục kèm theo Công văn này).

2.3. Về đề nghị hướng dẫn tính toán xác định giới hạn chịu lửa cho kết cấu theo tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa

Nội dung này không phải là nội dung mới mà đã được quy định từ QCVN 06:2010/BXD. Hiện “TCVN 14014:2024 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Nguyên tắc đảm bảo khả năng chịu lửa và khả năng bảo toàn sau cháy” đã được thẩm định và đang chờ công bố theo quy trình quy định. Ngoài ra, có thể lựa chọn các Tài liệu chuẩn khác như các tiêu chuẩn về thiết kế chịu lửa cho các kết cấu bê tông, thép, liên hợp thép-bê tông, gỗ, nhôm của châu Âu (EN 1992-1-2, EN 1993-1-2, EN 1994-1-2...), Mỹ (NFPA 101, NFPA 5000...).

2.4. Về hướng dẫn tính toán thiết kế giải pháp thông gió thoát khói tự nhiên và giải pháp cấp không khí bù tự nhiên đã được quy định từ QCVN 06:2010/BXD. Việt Nam trước đây đã có TCVN 5687:2010 (đã được soát xét và thay thế bởi TCVN 5687:2024). TCVN 5687:2024 về Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế, đã có nội dung hướng dẫn tính toán bảo vệ chống khói cho nhà và công trình phù hợp với Phụ lục D của QCVN 06-2022/BXD, Sửa đổi 1:2023QCVN 06:2022/BXD .

2.5. Về nội dung công bố, cập nhật các vật liệu không cháy, khó cháy cũng như các đặc tính cháy khác

Việc đăng ký và công bố các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm phải do nhà sản xuất thực hiện tuân thủ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng như Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Đối với việc sử dụng vật liệu trong công trình xây dựng, Chủ đầu tư cần lựa chọn các sản phẩm vật liệu có chất lượng do nhà sản xuất trong nước đã đăng ký và công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng như các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng được công bố chất lượng theo quy định pháp luật của nước sở tại.

Trên đây là trả lời của Bộ Xây dựng đối với Công văn số 687/PCCC&CNCH-P4 ngày 06/3/2024 về đề nghị ban hành tài liệu hướng dẫn Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD. Đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện./.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo Văn bản này).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cục CS PCCC&CNCH (thay cho văn bản trả lời các công văn số: trả lời các công văn số: 3557/PCCC&CNCH-P4 ngày 27/10/2023; 3897/PCCC&CNCH-P4 ngày 27/11/2023; 271/PCCC&CNCH-P4 ngày 26/01/2024; 360/PCCC&CNCH-P4 ngày 05/02/2024;
- Lưu VT, IBST, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Xuân Dũng

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo văn bản số 3327/BXD-KHCN ngày 04 tháng 6 năm 2024 của Bộ Xây dựng)

STT

Ý kiến của Bộ Công an

Ý kiến của Bộ Xây dựng

1

Điều 1.1.2

Việc xác định dự án, công trình (sử dụng vốn khác) thuộc loại hình nhà: “Nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác” căn cứ trên cơ sở nào? Thực tế có rất nhiều dự án, công trình được cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ...” có mục đích sử dụng đất là “đất ở đô thị/đất ở nông thôn,...” hoặc có dự án, công trình thuộc trường hợp miễn phép xây dựng hoặc thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng nhưng chưa thực hiện hoặc nếu được cấp phép xây dựng thì chỉ được cấp phép với chức năng “Nhà ở gia đình”,...

- Hiện nay pháp luật không cấm việc sử dụng nhà ở riêng lẻ cho các mục đích khác, chỉ nghiêm cấm “Sử dụng nhà ở riêng lẻ vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, sinh hoạt của khu dân cư mà không tuân thủ các quy định của luật về điều kiện kinh doanh”[2]

- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng công trình không thuộc phạm vi điều tiết của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.

- Nội dung của quy chuẩn kỹ thuật chỉ đưa ra các quy định kỹ thuật phù hợp với từng loại công trình về bố trí công năng, tiện nghi và an toàn (môi trường, kết cấu, cháy nổ). Việc chuyển đổi hoàn toàn nhà ở riêng lẻ sang mục đích khác cần phải được quy định về điều kiện kinh doanh tại các Luật có liên quan.

- Khái niệm Nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác được nêu trong Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD để phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

2

Điều 1.1.2, 1.1.10, 1.4.36a, 1.5.4...

Làm rõ khái niệm về “tài liệu chuẩn” được xác định như thế nào? Ví dụ: Trường hợp áp dụng các tiêu chuẩn, tài liệu của nước ngoài, tài liệu của các tổ chức, hiệp hội,., (không phải là tiêu chuẩn PCCC/không thuộc danh mục tài liệu Tham khảo tại Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD thì có được coi là “tài liệu chuẩn” hay không và để được phép áp dụng thì cần thực hiện như thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình là các quy định kỹ thuật bắt buộc áp dụng. Các tài liệu chuẩn là các văn bản kỹ thuật (được đúc kết từ các nghiên cứu khoa học và thực tiễn) nhằm mô tả, hướng dẫn các công nghệ đã được nghiên cứu, tính toán, thử nghiệm, kiểm chứng đạt các yêu cầu của quy chuẩn.

Thuật ngữ “tài liệu chuẩn” đã được sử dụng trong tất cả các phiên bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình, từ năm 2010 (sau đây gọi tắt là QCVN 06). QCVN 06:2022/BXD cùng Sửa đổi 1:2023 được bổ sung thêm các hướng dẫn kỹ thuật tại 1.4.53 như sau: “Tài liệu chuẩn bao gồm các tài liệu như các tiêu chuẩn (standard), quy định kỹ thuật (technical specifications), quy phạm thực hành (code of practice) và quy chuẩn kỹ thuật (technical regulation) và hướng dẫn kỹ thuật (guidelines, handbook)...” trong và ngoài nước được các tổ chức quốc tế hoặc cơ quan nước sở tại có thẩm quyền ban hành, là đảm bảo đủ cơ sở khoa học để áp dụng.

Một số ví dụ về “tài liệu chuẩn”: các tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa của châu Âu cho các kết cấu bê tông (EN 1992-1-2), thép (EN 1993-1-2), liên hợp thép-bê tông (EN 1994-1-2); của Liên Bang Nga (SP 468.1325800), các tiêu chuẩn của Mỹ (NFPA 101, NFPA 5000 do Hiệp hội phòng cháy NFPA ban hành), tiêu chuẩn về bảo vệ chống khói của Liên Bang Nga (SP 7.13330.2020), của Việt Nam (TCVN 5687:2024), tiêu chuẩn về tính toán xác định hạng cháy và cháy nổ của Liên Bang Nga SP 12.13330.2009 do Bộ Các tình trạng khẩn cấp của Liên Bang Nga ban hành), tiêu chuẩn SP 5.13330.2009 của Liên Bang Nga (đã được Cục CS PCCC&CNCH sử dụng làm tài liệu gốc để biên soạn TCVN 7336:2021). Theo quy định trình bày, “Thư mục tài liệu tham khảo” nêu trong Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD là danh mục các tài liệu đã được sử dụng khi biên soạn (nêu tại các chú thích), “Tài liệu viện dẫn” là danh mục những tài liệu đã nêu tại nội dung chính. Do đó, các tài liệu chuẩn khác nêu tại 1.4.53 mà không nêu tại “Thư mục tài liệu tham khảo” vẫn được áp dụng.

3

Điều 1.1.10

Thẩm quyền chấp thuận luận chứng kỹ thuật cho các nhà, công trình là cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC hay Cục Cảnh sát PCCC và CNCH?

QCVN 06:2022/BXD cùng Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD quy định luận chứng kỹ thuật (theo 1.1.10) tại 1.5.4 “... được coi là một trong những nội dung của hồ sơ thiết kế về PCCC....”. Thẩm quyền chấp thuận luận chứng kỹ thuật tuân thủ theo phân cấp thẩm duyệt thiết kế PCCC của pháp luật về Phòng cháy và chữa cháy.

4

Điều 1.4.36a

Đối với các giải pháp kỹ thuật thay thế theo quy định tại Điều 1.5.4 gồm tính toán, mô phỏng cháy dựa trên kỹ thuật an toàn cháy (fire engineering); các tài liệu chuẩn về thiết kế an toàn cháy được áp dụng; hoặc các giải pháp kỹ thuật phù hợp khác, thì cần phải thực hiện theo quy trình như nào, đơn vị nào được phép lập, xây dựng luận chứng kỹ thuật, phần mềm tính toán, mô phỏng cháy là những phần mềm nào?

1. QCVN 06 quy định những nguyên tắc chung về an toàn cháy cho nhà và công trình cũng như một số quy định các giải pháp cụ thể (tiền định) cho các trường hợp phổ quát. Với các trường hợp công trình có tính chất đặc thù hoặc điều kiện về vị trí, quy mô, nhu cầu đặc biệt thì QCVN 06 đã có quy định cho phép sử dụng các giải pháp bổ sung, thay thế theo thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc về an toàn cháy cho nhà và công trình, bao gồm: (1) các giải pháp đã được khoa học chứng minh, công bố (tiền định) trong các tài liệu chuẩn; (2) hoặc bằng các giải pháp tính toán, mô phỏng. Các tài liệu cần thiết để thực hiện nội dung này đã được đưa vào “Thư mục tài liệu tham khảo” của Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD, trong đó có quy trình thực hiện, hướng dẫn về phần mềm mô phỏng, tải trọng cháy, ...

- Các tài liệu cần thiết để thực hiện nội dung này đã được đưa vào danh mục tài liệu tham khảo của Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD. Trong đó bao gồm quy trình thực hiện, hướng dẫn về phần mềm mô phỏng, tải trọng cháy, ...

- Mô phỏng cháy là việc xác định các thông số kỹ thuật của đám cháy và chất cháy, nắm được lý thuyết phát triển đám cháy tại công trình/dự án cụ thể; là công cụ để thực hiện các tính toán lý thuyết về sự hình thành và phát triển của đám cháy (cùng với các yếu tố nguy hiểm cháy) bằng máy tính thay vì tính toán thủ công.

Công việc này yêu cầu người thực hiện phải là đội ngũ chuyên môn được đào tạo phù hợp về kết cấu, kiến trúc, thông gió, thiết kế PCCC ... để lựa chọn các thông số đầu vào phù hợp và kiểm soát được kết quả đầu ra.

Tại Việt Nam, lý thuyết về chất cháy, sự hình thành và phát triển đám cháy, các thông số kỹ thuật của đám cháy và các yếu tố nguy hiểm cháy đều nằm trong giáo trình đào tạo về PCCC tại trường Đại học PCCC (đây là một trong những môn cơ sở ngành), cũng như chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức về PCCC phục vụ công tác cấp chứng chỉ hành nghề về PCCC.

Trên thế giới có nhiều phần mềm mô phỏng cháy thương mại được sử dụng khá phổ biến, tùy thuộc vào mục đích và sự thuận tiện của đơn vị sử dụng. Ví dụ như Pyrosim của Thunderhead (Mỹ) được sử dụng ở nhiều nước như Singapore, Hàn Quốc, Mỹ ... (trong Hội thảo về an toàn cháy tại Seoul, Hàn Quốc mà cán bộ Cục CS PCCC&CNCH có tham gia, có trình bày về việc mô phỏng cháy sử dụng phần mềm Pyrosim); hoặc ví dụ như phần mềm mô phỏng cháy sử dụng lõi FDS của NIST (Mỹ), hoặc có thể có một số nước khác như Phần Lan (cũng đã có những buổi giới thiệu về phần mềm mô phỏng cháy với cơ quan CS PCCC&CNCH) ...

Trên đây là các lý giải về kỹ thuật liên quan đến mô phỏng cháy. Các nội dung này đều có ở các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn cháy của thế giới (ví dụ Luật An toàn cháy của Nga số 123-FZ, NFPA 101 của Mỹ, Fire code của Singapore, Fire safety code của Hongkong ...).

- Như vậy, các đơn vị có chứng chỉ hành nghề về thiết kế PCCC thì cũng có thể có đủ điều kiện sử dụng kỹ thuật an toàn cháy thông qua mô phỏng cháy. Việc quy định năng lực của đơn vị thực hiện được quy định tại pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

2. Các cơ quan chuyên môn đang nghiên cứu điều chỉnh QCVN 06 theo hướng chỉ đưa ra các quy định bắt buộc áp dụng, loại bỏ hết các thông số tiền định. Theo đó, các đơn vị tư vấn cần phải nâng cao năng lực, phát triển nghiên cứu khoa học, chủ động tiếp cận công nghệ, tài liệu chuẩn trong và ngoài nước. Pháp luật về PCCC cần có quy định về trách nhiệm của các đơn vị tư vấn về PCCC.

5

Điều 1.4.47 QCVN 06:2022/BXD và 3.2.6.2

- Làm rõ cách xác định quy mô khối tích của nhà/công trình được xác định theo tiêu chí nào, ngoài ra có bao gồm cả khối tích của tầng nửa hầm, tầng hầm hay không?

- Làm rõ cách xác định “diện tích mỗi tầng” theo tiêu chí nào?

Vì theo TCVN 9255:2012 ISO 9836:2011 “Tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà - Định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian” có nhiều cách xác định “Diện tích” và “Khối tích”.

Tại A.1.2.2 QCVN 06:2022/BXD quy định: “Khối tích xây dựng của nhà được xác định là tổng khối tích các phần nhà trên mặt đất tính từ cốt ± 0,00 trở lên và phần ngầm từ cốt hoàn thiện nền sàn tầng hầm dưới cùng lên đến cốt ± 0,00”.

Cần đưa vào tài liệu hướng dẫn việc xác định để làm căn cứ áp dụng, tránh có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong quá trình áp dụng?

Quy mô khối tích

Khối tích của một không gian trong phạm vi một nhà hoặc khoang cháy. Khối tích này không bao gồm các tường của thang máy được bảo vệ, buồng thang bộ thoát nạn và các không gian khác (ví dụ: khu vệ sinh và các buồng để đồ) được bao che bằng các tường có giới hạn chịu lửa không thấp hơn 60 phút, đồng thời các lối đi qua tường được bảo vệ bằng cửa ngăn cháy loại 2 có lắp cơ cấu tự đóng. Quy mô khối tích được tính dựa vào các kích thước sau:

a) Kích thước mặt bằng lấy theo khoảng cách giữa các bề mặt hoàn thiện phía trong của tường bao, hoặc ở tất cả các mặt không có tường bao thì tính đến một mặt phẳng thẳng đứng kéo đến cạnh ngoài trên cùng của sàn;

b) Chiều cao lấy theo khoảng cách từ bề mặt trên của sàn phía dưới đến mặt bề mặt dưới của sàn phía trên của không gian;

c) Đối với một nhà hoặc khoang cháy kéo lên đến mái thì lấy theo khoảng cách đến bề mặt dưới của mái hoặc bề mặt dưới của trần của tầng cao nhất trong khoang cháy, bao gồm cả không gian bị chiếm chỗ bởi tất cả các tường, hoặc giếng đứng, kênh dẫn không được bảo vệ, hoặc kết cấu nằm trong không gian đang xét.

6

Điều 1.4.54

Phương pháp tính toán hoặc tra cứu tải trọng cháy

Lý thuyết về tải trọng cháy, chất cháy, sự hình thành và phát triển đám cháy, các thông số kỹ thuật của đám cháy và các yếu tố nguy hiểm cháy đều nằm trong giáo trình đào tạo về PCCC tại trường Đại học PCCC (đây là một trong những môn cơ sở ngành), cũng như chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức về PCCC phục vụ công tác cấp chứng chỉ hành nghề về PCCC.

Ngoài ra, các yêu cầu có liên quan đến tải trọng cháy cũng đã được đưa vào một số Tiêu chuẩn về PCCC do Bộ Công an biên soạn, ví dụ như TCVN 7336:2021.

Trong Danh mục tài liệu tham khảo của Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD cũng đã liệt kê rõ các tài liệu để tra cứu và tính toán tải trọng cháy.

7

Điều 2.53.3

- Hướng dẫn xác định bộ phận chịu lực của nhà cho một số trường hợp phổ biến;

- Có hướng dẫn tính toán cụ thể hoặc công bố các vật liệu danh định trong việc xác định giới hạn chịu lửa của vật liệu mái tôn, kính; cấp nguy hiểm cháy của mái tôn, tường tôn.

- Công bố giới hạn chịu lửa danh định đối với kết cấu thép được bảo vệ bằng vữa, sơn chống cháy cũng như các loại vật liệu phổ biến trên thị trường để lựa chọn khi thiết kế, thi công, tương tự các nội dung nêu tại Phụ lục F QCVN 06:2022/BXD.

- Trong QCVN 06 đã quy định như sau về bộ phận chịu lực của nhà (2.5.3.3):

“Tường chịu lực, cột chịu lực, hệ giằng, vách cứng, giàn, các bộ phận của sàn giữa các tầng và của mái không có tầng áp mái (dầm, vì kèo, xà, tấm sàn, tấm lợp) được coi là các bộ phận chịu lực của nhà nếu chúng bảo đảm độ bền tổng thể và sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy. Trường hợp kết cấu giàn, dầm, xà gồ của kết cấu mái của nhà không có tầng áp mái không tham gia vào sự bảo đảm độ bền tổng thể và sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy thì giới hạn chịu lửa yêu cầu của các kết cấu này được xác định theo cột 6 của Bảng 4.

Thông tin về các bộ phận chịu lực nêu trên của nhà phải được đơn vị thiết kế chỉ rõ trong tài liệu kỹ thuật của nhà...”

Để xác định các bộ phận chịu lực của nhà cần nắm được các môn học như: Sức bền vật liệu, cơ học kết cấu, kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu chuyên dụng ... Đi vào các công trình cụ thể có các môn học Kết cấu nhà công nghiệp, kết cấu nhà cao tầng, kết cấu chuyên dụng như tháp, trụ, silo, bể chứa ... Sau đó, sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế để tính toán kết cấu cho công trình cụ thể. Quy chuẩn không thể biên soạn theo hướng liệt kê các kết cấu được, vì thực tiễn hết sức đa dạng, ngay cùng một đối tượng nhà cũng có thể có các phương án kết cấu khác nhau. Các nội dung đó đã được trình bày chi tiết, cụ thể ở các tài liệu chuyên ngành như đã nêu ở trên.

- Về mái tôn: trước hết không có khái niệm vật liệu danh định và cũng không có giới hạn chịu lửa danh định đối với bộ phận này. Mái tôn có cấu tạo khác nhau (ví dụ lượn sóng với bước sóng khác nhau và các tấm cách nhiệt, vật liệu làm tấm cách nhiệt khác nhau ...) sẽ có khả năng chịu lửa khác nhau, mà các thông tin trên phụ thuộc vào nhà sản xuất cụ thể. Trong trường hợp cần phải tính toán kiểm tra, thì sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế tương ứng để thực hiện (ví dụ như EN 1993-1-2, EN 1993-1-3 cho cấu kiện thanh thành mỏng tạo hình nguội, AISC 360, hoặc TCVN 5575 kết hợp với hệ số suy giảm cường độ, mô đun đàn hồi của loại thép cụ thể ...). Về cấp nguy hiểm cháy của các cấu kiện, trong đó bao gồm cả mái tôn, tường tôn, kính, trong QCVN 06 đã quy định tại phần 2, với một số quy định cụ thể như sau:

2.2.3 Phân cấp cấu kiện xây dựng theo tính nguy hiểm cháy

2.2.3.1 Theo tính nguy hiểm cháy, cấu kiện xây dựng được phân thành 4 cấp

□ K0 (không nguy hiểm cháy);

□ K1 (ít nguy hiểm cháy);

□ K2 (nguy hiểm cháy vừa phải);

□ K3 (nguy hiểm cháy).

2.2.3.2 Giá trị các tiêu chí để xếp cấu kiện xây dựng vào một cấp nguy hiểm cháy nhất định được xác định phù hợp với các phương pháp nêu trong các tiêu chuẩn quốc gia (hoặc tương đương) về thử nghiệm an toàn cháy.

CHÚ THÍCH 1: Cho phép xếp cấu kiện xây dựng vào cấp nguy hiểm cháy mà không cần thử nghiệm như sau:

a) Cấp K0 - nếu cấu kiện được chế tạo chỉ từ vật liệu không cháy;

b) Cấp K1 - nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch1, BC1, SK1;

c) Cấp K2 - nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch2, BC2, SK2;

d) Cấp K3 - nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo chỉ từ các vật liệu có một trong các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy là Ch3, BC3, SK3;

CHÚ THÍCH 2: Cấu kiện tường kính bao che (facad) được coi là cấu kiện có cấp nguy hiểm cháy K0, nếu các bộ phận của nó (bao gồm cả bộ phận liên kết với nhà) được làm từ vật liệu không cháy. Cho phép không xét đến các mạch chèn bịt và lớp phủ mặt ngoài có chiều dày nhỏ hơn 0,3 mm (nếu có).

- Về đề nghị công bố giới hạn chịu lửa danh định của các kết cấu thép được bọc bảo vệ bằng vữa, sơn chống cháy: Nội dung này đã được giải thích nhiều lần (ví dụ trong Báo cáo của Bộ Xây dựng về công điện 220/CĐ-TTg, hoặc trong các buổi làm việc với Cục CS PCCC&CNCH - Bộ Công an,...).

Việc xác định giới hạn chịu lửa của các kết cấu thép bọc bảo vệ bằng vữa, sơn chống cháy đã được thực hiện nhiều năm nay theo các quy định pháp luật (Nghị định 79, Nghị định 136, QCVN 03:2021/BCA), và Cục CS PCCC&CNCH - Bộ Công an đã cấp giấy chứng nhận kiểm định cho nhiều loại sơn, vữa với các bảng cơ sở dữ liệu chi tiết, cụ thể về giới hạn chịu lửa của kết cấu bọc sơn, vữa tương ứng với nhiều mức nhiệt độ tới hạn, hệ số tiết diện, loại kết cấu, số mặt chịu lửa của kết cấu.

Trong trường hợp Bộ Công an có các tài liệu có quy định về giới hạn chịu lửa danh định của các kết cấu thép bọc bảo vệ bằng sơn chống cháy, vữa chống cháy thì xin đề nghị cung cấp để nghiên cứu áp dụng.

8

Hướng dẫn và hình ảnh minh họa một số trường hợp kiến trúc đặc thù thang bộ được coi là thang trong nhà hay ngoài nhà, tường trong của buồng thang…

Thang bộ là một bộ phận của nhà/công trình, cùng với hành lang tổ chức giao thông ngang, thang bộ tổ chức giao thông theo chiều đứng. Tại 2.4 QCVN 06:2022/BXD đã có phân loại chi tiết cầu thang bộ. Trên cơ sở các phân loại, các tổ chức tư vấn thiết kế hoàn toàn tổ chức được giao thông và thoát nạn theo trục đứng của tòa nhà/công trình.

9

Điều 2.2.2.2

Tính toán xác định giới hạn chịu lửa cho các kết cấu theo tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa

Về đề nghị hướng dẫn tính toán xác định giới hạn chịu lửa cho kết cấu theo tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa, nội dung này không phải là nội dung mới mà đã được quy định từ QCVN 06:2010/BXD. Hiện “TCVN 14014:2024 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Nguyên tắc đảm bảo khả năng chịu lửa và khả năng bảo toàn sau cháy” đã được thẩm định và đang chờ công bố theo quy trình quy định. Ngoài ra, có thể lựa chọn các Tài liệu chuẩn khác như các tiêu chuẩn về thiết kế chịu lửa cho các kết cấu bê tông, thép, liên hợp thép-bê tông, gỗ, nhôm của châu Âu (EN 1992-1-2, EN 1993-1-2, EN 1994-1-2…), Mỹ (NFPA 101, NFPA 5000...).

10

Điều 3.1.7

- Xây dựng tiêu chí và yêu cầu cụ thể khi bố trí các gian phòng công cộng đến tầng hầm 2 trong một số trường hợp cụ thể (tham khảo quy định của Nhật Bản và NFPA, còn từ tầng hầm 3 áp dụng như dự thảo) để cho tổ chức, cá nhân áp dụng luôn, tránh tình trạng phải tìm tài liệu chuẩn hoặc phải thuê đơn vị tư vấn chuyên nghiệp sử dụng phần mềm thiết kế theo công năng gây lãng phí.

- Đối với yêu cầu “Tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có một lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với không gian xung quanh bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác. Các cửa đi phải là loại có cơ cấu tự đóng.” Được hiểu là áp dụng trong nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm hay cả đối với trường hợp nhà có 01 tầng hầm?

Các yêu cầu an toàn cháy có sự liên kết chặt chẽ với nhau như một chuỗi các yêu cầu đồng bộ để đảm bảo an toàn cháy được áp dụng chung phổ biến cho mọi đối tượng. Ví dụ việc bố trí các gian phòng tập trung đông người tại tầng hầm sâu không được khuyến khích sử dụng rộng rãi vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn. Các tài liệu nước ngoài chỉ đưa ra các giải pháp bổ sung đơn lẻ khi có yêu cầu riêng cho một số trường hợp. Việc này đã được Ban biên soạn gồm cả các cán bộ của Cục CS PCCC&CNCH đã cùng nghiên cứu các tài liệu gốc, và cho thấy các tài liệu gốc của QC 06 hiện nay chưa cho phép bố trí các gian phòng tập trung đông người tại tầng hầm sâu, cũng là một cách giảm bớt các tình huống không khuyến khích áp dụng.

Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng các quy định mang tính chất tiền định, cho sẵn để áp dụng luôn, QCVN 06 cũng cho phép việc áp dụng các tài liệu chuẩn phù hợp, trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cháy. Các nước tiên tiến trên thế giới đã nghiên cứu về an toàn cháy trước Việt Nam hàng trăm năm và xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, tài liệu về an toàn cháy rất phong phú, đầy đủ. Nước ta gần đây mới đẩy mạnh công tác quản lý về PCCC, việc đòi hỏi ngay một hệ thống các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn toàn diện, đầy đủ tất cả là phi thực tế và cần có thời gian để bổ sung, hoàn thiện dần dần. Việc học hỏi và áp dụng các tài liệu chuẩn nước ngoài là hết sức cần thiết. Cũng vì thế, năm 2023 Bộ Công an đã có văn bản chấp thuận việc áp dụng 15 Tiêu chuẩn nước ngoài đối với việc thiết kế hệ thống PCCC. QCVN 03:2021/BCA và QCVN 03:2023/BCA cũng cho phép áp dụng nhiều tiêu chuẩn nước ngoài. Vì vậy, việc áp dụng các tài liệu chuẩn nước ngoài là phù hợp và cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Về thiết kế theo công năng, đây chỉ là một trong những lựa chọn của Chủ đầu tư đối với những trường hợp mà quy chuẩn, tiêu chuẩn chưa có quy định tiền định. Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn hoàn toàn có thể áp dụng trực tiếp các tài liệu chuẩn để thiết kế an toàn cháy, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc an toàn cháy đã nêu trong quy chuẩn (1.5).

11

Điều 3.2.1

Minh họa các trường hợp “dẫn vào phòng liền kề” đặc thù, đặc biệt các trường hợp 2 gian phòng có cửa thông sang nhau, tuy nhiên lại thuộc 2 chủ sở hữu hoặc là gian phòng và khu vực sử dụng chung

Nội dung này cần được đánh giá trên hồ sơ/dự án công trình cụ thể. Nguyên tắc là cho phép một trong các lối thoát nạn được đi qua gian phòng liền kề rồi từ đó thoát nạn ra ngoài. Như vậy điều kiện tiên quyết là từ gian phòng liền kề đó con người cũng có đầy đủ điều kiện thoát nạn ra ngoài.

12

Điều 3.2.4

Đề nghị nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể cách hiểu “lối ra độc lập” là thế nào. Có thể tham khảo theo hướng chấp thuận không yêu cầu có lối ra độc lập, không sử dụng giải pháp ngăn cháy cháy lan đối với các công năng nếu đảm bảo diện tích khoang cháy và đảm bảo khoảng cách thoát nạn theo quy định tại Phụ lục G.

Điều 1.4.34 của QCVN 06:2022/BXD đã định nghĩa cụ thể:

Lối ra thoát nạn độc lập

- Lối ra thoát nạn dẫn vào đường thoát nạn và không qua các phần nhà (gian phòng) có công năng khác.

Các thuật ngữ trong định nghĩa trên cũng đã được diễn giải cụ thể trong QC: lối ra thoát nạn (1.4.33), đường thoát nạn (1.4.16), gian phòng (1.4.21), nhà (1.4.39).

13

Điều 3.3.4

Vật liệu hoàn thiện trên tường là nội dung phổ biến gặp ở tất cả công trình dân dụng, do đó đề nghị Bộ Xây dựng cần hướng dẫn và quy định cụ thể cũng như công bố các vật liệu danh định, đã thử nghiệm đạt yêu cầu, tránh tình trạng phải thí nghiệm chứng minh nhiều lần gây lãng phí nguồn lực xã hội?

- Việc đăng ký và công bố các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm phải do nhà sản xuất thực hiện tuân thủ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng như Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.

- Đối với việc sử dụng vật liệu trong công trình xây dựng, Chủ đầu tư cần lựa chọn các sản phẩm vật liệu có chất lượng do nhà sản xuất trong nước đã đăng ký và công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng như các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng được công bố chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định pháp luật của nước sở tại.

14

Điều 3.3.5

Liên quan đến việc tại các trung tâm thương mại, trung tâm tổ chức sự kiện đều phải bố trí đi đường ống gas (LPG) cắt qua hoặc đi trên trần giả, âm dưới sàn bê tông của hành lang trên đường thoát nạn, đề nghị hướng dẫn làm rõ cách hiểu của cụm từ ở khổ 1 “Trong các hành lang trên lối ra thoát nạn...không cho phép bố trí các ống dẫn khí cháy và ống dẫn các chất lỏng cháy được...” ở đây được hiểu là trong không gian của hành lang (không bao gồm trần giả hoặc dưới sàn);

Hướng dẫn rõ chỉ yêu cầu thí nghiệm, chứng minh tính cháy đối với các vật liệu yêu cầu là CV1, CV0 để tránh lãng phí nguồn lực xã hội;

- Làm rõ cách hiểu của cụm từ “các gian phòng khác sử dụng chủ yếu cho người trong nội bộ tòa nhà không được coi là các gian phòng chung” là các gian phòng phổ biến như thế nào?

Đường ống gas, chất đốt có tính nguy hiểm cháy cao, có rủi ro bị rò rỉ hoặc gây nổ, cháy lan từ nguồn cháy ở nơi khác. Đối với đường thoát nạn, nguyên tắc đây là đường di chuyển an toàn của con người từ trong nhà ra ngoài, do đó cần được bảo vệ.

Việc bố trí các đường ống dẫn chất đốt cắt qua kết cấu hành lang thoát nạn thì cần đảm bảo nguyên tắc là rủi ro cháy nổ nếu có sẽ không ảnh hưởng đến an toàn thoát nạn của con người.

Về vật liệu hoàn thiện, đã trả lời ở trên.

Về gian phòng chung, đề nghị nghiên cứu định nghĩa thuật ngữ này tại 1.4.21a của Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD, trong đó đã nêu rõ đặc điểm sử dụng của gian phòng chung và các ví dụ cụ thể thế nào không phải là gian phòng chung.

1.4.21a

Gian phòng chung

Gian phòng có công năng dùng để tổ chức sự kiện (ví dụ: hội họp, hội thảo, trình diễn, thể thao và tương tự), có sự tập trung cùng lúc một nhóm người, trong một khoảng thời gian được ấn định cụ thể. Nhóm người này có đặc điểm chung là không quen thuộc với địa điểm được tập trung (không thường xuyên hoặc không định kỳ có mặt). Các văn phòng, gian phòng sản xuất, các gian phòng khác mà được sử dụng chủ yếu cho người trong nội bộ tòa nhà thì không được coi là các gian phòng chung (ví dụ: phòng họp nội bộ, phòng ăn nội bộ, phòng sinh hoạt chung nội bộ và tương tự).

15

Điều 3.4.3

Hướng dẫn rõ và có hình ảnh minh họa đối với yêu cầu

Các cửa đi có cánh cửa mở vào buồng thang bộ thì khi mở, cánh cửa không được làm giảm chiều rộng tính toán của các chiếu thang và bản thang”.

Các chiếu thang và bản thang cần có chiều rộng tối thiểu tùy thuộc vào số lượng người, đặc điểm của người sử dụng, công năng nhà, và các yếu tố liên quan khác, nhằm đảm bảo khả năng di chuyển thoát nạn nhanh và an toàn của con người trong nhà, cũng như phục vụ cho lực lượng chữa cháy tiếp cận đám cháy và cứu nạn (nếu cần). QCVN 06 đã có quy định cụ thể về kích thước này, và cũng cho phép sử dụng các tính toán thoát nạn để tính toán kích thước thang. Khi có cháy, sẽ có dòng người di chuyển theo thang thoát nạn. Khi đó, nếu cánh cửa có mở vào thang từ một tầng nào đó và tại vị trí mở làm giảm chiều rộng quy định của thang, thì sẽ cản trở quá trình thoát nạn.

Ví dụ: chiều rộng của vế thang là 0,9 m, khi thiết kế phải tính phần chu vi của cánh cửa khi mở vào thang đảm bảo phần diện tích còn lại của chiếu tới, chiếu nghỉ, tại mọi góc cạnh phải tối thiểu bằng chiều rộng của bản thang là 0,9 m.

16

Điều 3.4.14

Cần đưa vào tài liệu hướng dẫn việc thực hiện theo yêu cầu của phụ lục D để làm căn cứ áp dụng, tránh có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong quá trình áp dụng?

Ngày 07/02/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 137/QĐ-BKHCN về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5687:2024 thay thế TCVN 5687:2010. Nội dung TCVN 5687:2024 đã có hướng dẫn tính toán bảo vệ chống khói cho nhà và công trình phù hợp với Phụ lục D của QCVN 06:2022/BXD cùng Sửa đổi 1:2023.

17

Điều 4.2

Đẻ thống nhất cách hiểu như một số đơn vị, địa phương phản ảnh, đề nghị làm rõ cụm từ “Riêng số lang (chiều cao PCCC cho phép của nhà), diện tích khoang cháy và tầng giới hạn bố trí hội trường, gian giảng đường, hội nghị, hội thảo, phòng họp, gian tập thể thao và các gian phòng tương tự phải tuân thủ các quy định tại Phụ lục H” để thống nhất cách hiểu về nhà chỉ được bố trí quy mô theo phụ lục H hay phần nhà, tầng nhà được bố trí theo phụ lục H.

Nguyên tắc của việc áp dụng các yêu cầu an toàn cháy là phải xuất phát từ công năng cụ thể của gian phòng, phần nhà và nhà. Một nhà có thể có nhiều công năng khác nhau, và mỗi khu vực/phần nhà với một công năng cần tuân thủ các yêu cầu an toàn cháy đối với công năng đó. Sau đó xem xét tới việc các phần nhà kết nối với nhau một cách tổng thể, giải pháp ngăn chặn cháy lan giữa các phân nhà với công năng khác nhau (nếu có), và từ đó xác định yêu cầu an toàn cháy phù hợp với nhà.

18

Điều 4.13

hướng dẫn, làm rõ cụm từ “không cho phép sử dụng các lớp bảo vệ chống cháy tại các vị trí mà ở đó không thể khôi phục hoặc định kỳ thay thế các lớp bảo vệ đó”, các vị trí này đối với nhà kết cấu thép là các vị trí nào (khớp nối giữa cột và dầm; mặt tiếp xúc giữa dầm và mái...), trường hợp công trình sử dụng sơn chống cháy để tăng giới hạn chịu lửa của các bộ phận chịu lực này mà tại các vị trí nêu trên không cho phép sử dụng sơn chống cháy thì giải pháp thiết kế, thi công nâng giới hạn chịu lửa thực hiện như thế nào?

Lớp bảo vệ chống cháy đối với kết cấu là để bảo vệ kết cấu, duy trì được khả năng chịu lửa tương ứng với bậc chịu lửa của nhà. Do đó, lớp bảo vệ này cần duy trì được khả năng làm việc như thiết kế và phải được kiểm tra, bảo trì theo quy trình bảo trì của công trình và yêu cầu của thiết kế. Trong trường hợp lớp bảo vệ có hư hỏng, hoặc theo yêu cầu của sản phẩm cần phải định kỳ thay thế (ví dụ trong trường hợp sản phẩm hết tuổi thọ thiết kế), thì phải có giải pháp để thực hiện, và giải pháp này cần được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế và thi công của hạng mục, có bao gồm cả các vị trí không thể thực hiện khôi phục hoặc định kỳ thay thế (nếu có). Các vị trí này không phải là bất biến, có thể có hoặc không tùy thuộc vào phương án kiến trúc - kết cấu cụ thể của nhà. Ví dụ như khớp nối giữa cột và dầm vẫn hoàn toàn có thể tiếp cận để kiểm tra, sửa chữa, thay thế được nếu như đó là các vị trí hở, hoặc trong trường hợp có trần giả thì có các lỗ mở trên trần giả để tiếp cận.

19

Điều 4.35

- Đề nghị hướng dẫn các nội dung:

+ Trong không gian sảnh thông tầng có được bố trí công năng khác không? (Ví dụ: các gian hàng hở, trưng bày, khu chơi...)

+ Tại mục b)“Kết cấu bao quanh gian phòng và hành lang”, được hiểu là:

* Nếu kết cấu bao quanh phòng, hành lang có giới hạn chịu lửa EI (EIW) 60 thì không cầm đầu phun? (tường, cửa, giải pháp ngăn cháy lỗ mở có giới hạn chịu lửa EI (EIW) 60)

* Trường hợp kết cấu bao quanh là kính thì phải là kính cường lực có chiều dày 6mm, có đầu phun sprinkler?

* Quy định này khó cho các trung tâm thương mại, siêu thị...(ví dụ Aeon Mall,...).

+ “tiếp giáp” cần làm rõ cụ thể là như thế nào (hành lang “tiếp giáp” là như thế nào, trường hợp hành lang hở thông với sảnh thông tầng thì sao?, gian phòng “tiếp giáp” là như thế nào, là đối diện, liền kề...?).

+ Tại mục e) “luận cứ tính toán phù hợp” là như thế nào? Căn cứ tính toán quy định ở đâu? Cơ quan nào được phép xác nhận “luận cứ” này?

+ Tại mục f) “vật liệu không cháy”, vật liệu này có phải kiểm định không? Nếu có thì có phải cấp giấy chứng nhận hay không?

- Ngoài ra cần bổ sung, làm rõ trường hợp khi nhà có sảnh thông tầng nối thông tất cả các tầng mà tổng diện tích các tầng không quá 1 khoang cháy thì cho phép không yêu cầu ngăn cháy lan) do sảnh thông tầng là một nội dung lớn, thường xuyên gặp trong các nhà dân dụng.

- Làm rõ yêu cầu này có áp dụng với sảnh thông tầng của nhà công nghiệp không?

(Các trường hợp khách sạn, nhà văn phòng có sảnh thông tầng 1 và tầng 2, có hoặc có thể không có cầu thang loại 2 tại khu vực sảnh này, diện tích trong phạm vi 1 khoang cháy thì có cần hút khói sảnh thông tầng không? Có cần ngăn cháy theo 4.35 không? Một số trường hợp tầng 1 sử dụng làm sảnh thoát nạn (lối ra từ buồng thang bộ thoát vào sảnh này), tầng 2 làm văn phòng hoặc công năng khác thì có cần ngăn cháy theo 4.35 không).

Các câu hỏi này đều được quy định cụ thể trong Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD, hoặc là những khái niệm cơ bản.

Về bố trí không gian sảnh thông tầng, Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD đã diễn giải thuật ngữ Sảnh thông tầng như sau:

“1.4.49a

Sảnh thông tầng

Không gian trống nối thông từ hai tầng trở lên trong nhà dân dụng và được bao che ở trên đỉnh không gian này (thường là không gian rộng lớn, sử dụng vì mục đích kiến trúc hoặc tạo không gian thương mại, dịch vụ, kinh doanh, trưng bày và tương tự. Các lỗ mở trên sàn nối thông chỉ vì mục đích làm thang bộ, thang cuốn, giếng thang máy, hoặc các giếng, kênh kỹ thuật không được coi là sảnh thông tầng). Không gian này có thể thông với các phần nhà tại mỗi tầng được nối thông (hành lang, gian phòng và tương tự).”.

Về kết cấu bao che và yêu cầu an toàn cháy đã được quy định rõ tại 4.35 b) như sau:

“b) Các kết cấu bao quanh các gian phòng và hành lang ở các vị trí tiếp giáp với sảnh thông tầng, cần có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI (EIW) 60 hoặc làm bằng kính cường lực, có chiều dày không nhỏ hơn 6 mm, có giới hạn chịu lửa không quy định nhưng được trang bị các đầu phun (sprinkler) của thiết bị chữa cháy tự động, bảo đảm các đầu phun được đặt từ phía các gian phòng (hành lang) liền kề, cách nhau không quá 2 m và cách vách ngăn không quá 0,5 m;”.

Về luận cứ tính toán phù hợp, chính là tính toán thoát khói tự nhiên cho sảnh thông tầng theo tiêu chuẩn áp dụng. Đây là một nội dung của hồ sơ thiết kế về PCCC, thẩm quyền thẩm duyệt đã được trả lời ở trên.

Về kiểm định vật liệu, QCVN 06 không quy định bất cứ nội dung nào về kiểm định vật liệu, mà chỉ quy định các tiêu chí, ngưỡng kỹ thuật, cụ thể với vật liệu là các đặc tính kỹ thuật về cháy của vật liệu. Quy định về yêu cầu kiểm định được quy định tại pháp luật về PCCC, không thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Về yêu cầu ngăn cháy lan trong sảnh thông tầng, xem các quy định tại 4.35 như sau:

“a) Sảnh thông tầng phải được đặt trong khối tích của một khoang cháy, ở các lỗ mở của các sàn giữa các tầng của nó cho phép bố trí các thang máy cuốn, thang bộ hở và thang máy (kể cả thang máy toàn cảnh);

b) Các kết cấu bao quanh các gian phòng và hành lang ở các vị trí tiếp giáp với sảnh thông tầng, cần có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI (EIW) 60 hoặc làm bằng kính cường lực, có chiều dày không nhỏ hơn 6 mm, có giới hạn chịu lửa không quy định nhưng được trang bị các đầu phun (sprinkler) của thiết bị chữa cháy tự động, bảo đảm các đầu phun được đặt từ phía các gian phòng (hành lang) liền kề, cách nhau không quá 2 m và cách vách ngăn không quá 0,5 m;

c) Ở các lỗ mở, dẫn vào sảnh thông tầng, kể cả các lỗ mở của các thang cuốn và của các gian phòng ở hành lang bên có trang bị các rèm, màn ngăn khói, có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn E 45, được hạ xuống khi có cháy, chúng phải có các cơ cấu dẫn động điều khiển tự động và từ xa, hoặc trang bị các màn ngăn khói cố định. Chiều cao làm việc của các rèm, màn ngăn khói, khi hạ xuống không được nhỏ hơn chiều dày của lớp khói được tạo ra khi có cháy. Chiều dày lớp khói được xác định bằng tính toán khi thiết kế. Khi đó, biên dưới của lớp khói được xác định ở chiều cao không nhỏ hơn 2,5 m tính từ mặt sàn;

d) Diện tích tầng trong phạm vi khoang cháy có sảnh thông tầng được xác định theo Phụ lục H;

e) Cho phép sử dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế tự nhiên từ sảnh thông tầng nếu có luận cứ tính toán phù hợp;

f) Tấm chắn lấy sáng ở mái của sảnh thông tầng phải được làm từ vật liệu không cháy, khi đó, kết cấu của tấm mái này phải được làm từ kính có cốt gia cường và an toàn (không gây thương tích). Cho phép sử dụng các vật liệu tấm lấy sáng có nhóm nguy hiểm cháy không nguy hiểm hơn Ch1 và không tạo thành các giọt nóng chảy;

g) Để chữa cháy trong không gian sảnh thông tầng, cho phép lắp đặt các đầu phun sprinkler ở bên dưới kết cấu nhô ra của sàn giữa các tầng, của các ban công (kể cả dưới các thang cuốn...) mà không phải lắp đặt vào mái của sảnh thông tầng. Các đầu phun (sprinkler) đặt cách nhau từ 1,5 m đến 2,0 m và cách mép/cạnh của lỗ mở thông sàn không quá 0,5 m.”

20

Điều 4.5

- Làm rõ cụm từ “hai nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau” được hiểu như thế nào?, ví dụ khác nhau giữa nhóm F3 với F4 hay 2 công năng cùng thuộc nhóm F3 nhưng khác khác nhau là F3.1 (cửa hàng tiện ích) và F3.2 (cửa hàng ăn uống...);

- Làm rõ, thống nhất cách hiểu cụm từ “mỗi phần nhà có đường thoát nạn độc lập (có thể sử dụng chung thang thoát nạn và đường thoát nạn tại tầng 1 (hoặc tầng khác) từ thang thoát nạn dẫn ra ngoài nhà)”.

- Yêu cầu về ngăn cháy giữa bếp nấu với khu vực khác đề nghị hướng dẫn bổ sung quy mô, diện tích của bếp nấu, quy định như hiện tại sẽ gặp vướng mắc với các công trình có khu bếp nhỏ (nhất là hiện nay bếp hầu hết đã sử dụng bếp điện)

- Công năng và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng đã được quy định cụ thể tại 2.5.5 và bảng 6 của QCVN 06:2022/BXD cùng Sửa đổi 1:2023.

- Đường thoát nạn độc lập đã được định nghĩa tại 1.4.17.

“Đường thoát nạn độc lập

Đường thoát nạn được sử dụng riêng cho một phần nhà (các phần nhà khác không có lối ra thoát nạn dẫn vào đường thoát nạn này).”

- Đối với các khu vực có thiết bị đun nấu, trước hết cần phân nhóm công năng cho nó theo quy định tại phần 2. Trường hợp nếu không phải là nhóm F5 thì được coi là cùng công năng với các nhóm công năng mà có thể có bếp (ví dụ nhà ở chung cư, nhà ở riêng lẻ, các quán café với bếp công suất nhỏ ...).

21

Điều 6.13

- Đề nghị làm rõ nhà chung cư hỗn hợp có phải là nhà hỗn hợp hay không

QCVN 06 đã giải thích tại 1.4.40 Nhà chung cư bao gồm “... nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh (còn gọi là nhà chung cư hỗn hợp).”

Như vậy, nhà chung cư hỗn hợp là một dạng nhà hỗn hợp có phần nhà chung cư và phần nhà hỗn hợp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

QCVN 04:2021/BXD về Nhà chung cư, tại 2.1.7 quy định “Phần căn hộ chung cư trong nhà chung cư hỗn hợp phải có lối ra vào... độc lập.”.

Nhà hỗn hợp được quy định tại 1.4.41 QCVN 06.

22

Điều 6.17

- Đề nghị hướng dẫn, làm rõ các nội dung sau:

- “Phòng trực điều khiển chống cháy” khi thỏa mãn các điều kiện nêu tại Điều 6.17.2 thì không nhất thiết phải bố trí tại tầng 1, vì khi bố trí tại các tầng khác cũng đều có thể thỏa mãn các điều kiện trên, cụ thể như sau:

+ Phòng trực bố trí ở các tầng trên (không ở tầng 1): có ít nhất 1 cửa mở vào buồng thang bộ hoặc thang bộ loại 3 hoặc 1 cửa mở ra hành lang.

+ Phòng trực bố trí ở tầng hầm: có lối thang thoát nạn từ phòng thoát trực tiếp ra ngoài; 1 cửa mở vào phòng đệm có thang thoát nạn hoặc mở vào hành lang dẫn ra thang thoát nạn (phần sửa đổi có nêu rõ thông trực tiếp với cầu thang thoát nạn).

- “Có hai lối ra vào: một lối thông với không gian trong ngoài nhà và một lối thông với hành lang chính để thoát nạn”, cần làm rõ các nội dung:

+ “lối thông” là như thế nào? (vì nhiều điều quy định có cụm từ “lối ra trực tiếp ”), vậy “lối thông: này có cần ra trực tiếp không?

- QCVN 06:2022/BXD và Sửa đổi 1:2023 không quy định phòng trực điều khiển chống cháy phải được đặt tại tầng 1.

- Các phương án thiết kế phòng trực điều khiển chống cháy (nếu cần có) thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH trên nguyên tắc phải đảm bảo các điều kiện để nó hoạt động đúng chức năng, và phải có phương án thoát nạn cho người trực ở trong phòng trực chống cháy.

23

Điều 6.18

Hướng dẫn để thống nhất cách hiểu việc trang bị hệ thống thông tin liên lạc cho các phòng này được hiểu là chỉ với các phòng đặt tại tầng hầm hay bao gồm cả các phòng được liệt kê tại Điều 6.18 đặt ở các tầng nổi trên mặt đất

QCVN 06:2022/BXD tại 6.18 ghi quy định rõ “Tất cả các tầng hầm của nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, phải được trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp...”

24

Điều 7.1

Hướng dẫn hồ sơ được góp ý hoặc thẩm duyệt trước khi sửa đổi 1-QCVN 06:2022/BXD thì cho phép chủ đầu tư có quyền lựa chọn áp dụng một số quy định của sửa đổi 1-QCVN 06:2022/BXD mang tính có lợi cho Chủ đầu tư

Thực hiện theo Quy định chuyển tiếp của Thông tư 09/2023/TT-BXD ngày 16/10/2023, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan; Luật PCCC, nghị định 136/2020/NĐ-CP.

25

Điều A.1.3.11

Làm rõ có phải khổ đầu tiên điều này được hiểu tất cả các nhà kho (kể cả kho hạng D,E) không phụ thuộc vào việc các gian phòng lưu giữ có phải làm hút xả khói không đều phải có lỗ cửa sổ và mở mở lật (vì nhiều nhà kho không chia thành gian phòng lưu giữ riêng hoặc hoặc có chia thành các phòng lưu giữ thì các khu vực khác của nhà kho được hiểu cần phải lắp đặt các lỗ cửa sổ)

A. 1.3.11 của QCVN 06:2022/BXD cùng Sửa đổi 1:2023 không có nội dung này.

26

Điều A.2.3

Diện tích khoang cháy khi bố trí thương mại, dịch vụ dưới tầng hầm lấy theo tiêu chí nào?

Tiêu chí cụ thể đã được quy định tại phụ lục H với các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, trong đó có nhóm công năng thương mại, dịch vụ.

27

Điều D.2

- Hướng dẫn và làm rõ các nội dung sau:

+ Khái niệm nhà công cộng để phù hợp với Phụ lục I Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021;

+ Khái niệm “hành lang thương mại” nêu tại điểm e);

+ Làm rõ “Gara giữ xe” được hiểu là giữ xe ô tô hay mọi loại xe;

+ Làm rõ quy định trong trường hợp hút khói qua “khu vực liền kề”, có yêu cầu bố trí các miệng hút hay lỗ mở để khói thoát qua hay không;

- Nhà công cộng đã được quy định cụ thể trong NĐ 06/2021/NĐ-CP.

- Hành lang thương mại là hành lang được sử dụng kết hợp với mục đích kinh doanh thương mại hoặc trưng bày sản phẩm hàng hóa, ví dụ như hành lang quanh sảnh thông tầng trong các trung tâm thương mại.

- Gara giữ xe có thể bao gồm cả các xe khác như xe máy.

- Hút khói qua khu vực liền kề nghĩa là khói được thoát từ gian phòng đang xét (là phòng hoàn toàn kín) đi qua khu vực liền kề để thoát ra ngoài theo ống hoặc miệng thoát khói.

28

Điều D.8

- Hướng dẫn cụ thể việc tính toán để yêu cầu thiết kế hệ thống hút khói cho các gian phòng không có thông gió tự nhiên khi có cháy diện tích từ 50 m2 trở lên.

- Hướng dẫn tính toán hút xả khói theo cơ chế tự nhiên với các gian phòng, nhà xưởng. Đặc biệt là các nhà xưởng có hạng sản xuất D,E, chiều cao nhà > 6,1 m và các nhà máy sản xuất phải yêu cầu công nghệ sạch;

- Hướng dẫn tính toán hút xả khói theo cơ chế tự nhiên đối với hành lang, có thể tham khảo Quy chuẩn PCCC của Singapore, quy định như sau:

(i) Hành lang/sảnh phải có lỗ thông gió cố định tiếp giáp với không gian bên ngoài. Các lỗ thông gió phải được đặt ở các phía đối diện của hành lang/sảnh ở cao độ và không được nhỏ hơn 50% diện tích bề mặt của các bức tường bên ngoài đối diện.

(ii) Không một phần diện tích sàn nào của hành lang/sảnh cách các lỗ thông gió quá 12 m.

(iii) Khoảng cách 12 m có thể được đo dọc theo hành lang bên trong thông qua lỗ thông gió trung gian ra không gian bên ngoài, với điều kiện là không có lỗ hở không được bảo vệ trên các bức tường dọc theo đường dẫn ra không gian bên ngoài. Lỗ thông gió trung gian có chiều rộng không nhỏ hơn 2m, chiều cao 1.2m và chiều rộng của lối đi ra không gian bên ngoài không nhỏ hơn 2m

* Đề nghị làm rõ: tại đoạn thứ nhất “đối với gian phòng và hành lang nhà 1 tầng cho phép áp dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế tự nhiên (giải pháp thoát khói tự nhiên) hoặc theo cơ chế cưỡng bức...” Đoạn 2 “đối với nhà 1 tầng và tầng trên cùng cho phép sử dụng thông gió tự nhiên”

Cần làm rõ 2 phương án thoát khỏi này và có minh họa cụ thể về mặt thiết kế, tính toán để thuận tiện trong việc thiết kế, hướng dẫn và thẩm duyệt.

- Về hướng dẫn tính toán thiết kế giải pháp thông gió thoát khói tự nhiên và giải pháp cấp không khí bù tự nhiên cũng đã được quy định từ QCVN 06:2010/BXD. Việt Nam trước đây đã có TCVN 5687:2010 và nay đã được soát xét và thay thế bởi TCVN 5687:2024, trong đó có nội dung hướng dẫn tính toán bảo vệ chống khói cho nhà và công trình phù hợp với Phụ lục D của QCVN 06:2022/BXD cùng Sửa đổi 1:2023.

- Tài liệu chuẩn Fire code Singapore, được phép áp dụng trong các hồ sơ thiết kế PCCC.

- Hạng sản xuất D, E không yêu cầu có hệ thống hút xả khói, theo Sửa đổi 1:2023.

29

Bảng E.1

Cần đưa vào tài liệu hướng dẫn và hình ảnh minh họa kèm theo (cần xây bức tường cao hơn và rộng hơn bao nhiêu để bảo đảm đạt ngăn cháy)

Không quy định cụ thể.

30

Bảng E.1

Hướng dẫn kỹ thuật nhằm tháo gỡ các trường hợp vướng mắc phổ biến trong thực tế: Tại các công trình nhà dân dụng, công nghiệp như trụ sở cơ quan, trường học, nhà máy sản xuất có bố trí nhà để xe máy (cột thép, có mái che, xung quanh để thoáng hoặc xây tường lưng cao 1,5 m quy mô vừa và nhỏ bố trí gần nhà dân dụng, công nghiệp không bảo đảm khoảng cách theo Phụ lục E nhưng có tổng diện tích giữa các nhà không quá 1 khoang cháy. Việc bố trí tường ngăn cháy hoặc các giải pháp ngăn cháy khác theo quy định gặp nhiều khó khăn và lãng phí do các nhà để xe này là công trình phụ trợ

Khoảng cách phòng cháy chống cháy để đảm bảo ngăn cháy lan từ công trình này sang công trình khác. Không thể không có giải pháp ngăn cháy lan giữa nhà xe và nhà có công năng khác. Trong Phụ lục E đã đưa rất nhiều giải pháp khác nhau để đảm bảo yêu cầu này. Đề nghị nghiên cứu Phụ lục E để áp dụng phù hợp, hoặc có thể áp dụng các tài liệu chuẩn.

Lưu ý: các quốc gia có diện tích chật hẹp, có yêu cầu sử dụng rất cao về diện tích như Singapore, Hongkong cũng đều có những quy định rất chặt chẽ về vấn đề ngăn cháy lan này.

31

Bảng E.3

Hướng dẫn một số trường hợp cụ thể. Trường hợp khoảng cách giữa công trình xây mới và công trình hiện hữu thì việc tăng giới hạn chịu lửa của tường ngoài công trình hiện hữu thực hiện như thế nào.

- Do hiện trạng của các công trình xây dựng không giống nhau, cần căn cứ điều kiện thực tiễn để có giải pháp thiết kế phù hợp đảm bảo nguyên tắc cơ bản về an toàn cháy.

- Về nguyên tắc, có nhiều giải pháp khác nhau để lựa chọn nhằm đảm bảo chống cháy lan. Ví dụ các giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của tường ngoài, giảm hoặc lùi các tải trọng cháy, bố trí các công năng phù hợp ở khu vực tiếp giáp.

- TCVN 7336:2021 do Bộ Công an biên soạn đã có nội dung về giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy.

32

Công bố giới hạn chịu lửa danh định đối với kết cấu thép được bảo vệ bằng vữa, sơn chống cháy cũng như các loại vật liệu phổ biến trên thị trường để lựa chọn khi thiết kế, thi công.

- Việc công bố các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm phải do nhà sản xuất thực hiện tuân thủ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng như Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.

- Đối với việc sử dụng vật liệu trong công trình xây dựng, cần lựa chọn các sản phẩm vật liệu do nhà sản xuất trong nước công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng như các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng được công bố chất lượng theo quy định pháp luật của nước sở tại để lựa chọn các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với giới hạn chịu lửa của bộ phận công trình theo tính toán.

33

Đề nghị nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt là các trường mầm non bố trí hành lang bên.

Thực hiện theo quy định tại phụ lục G.

34

Hướng dẫn làm rõ việc bố trí cơ sở dịch vụ đời sống có tối đa 6 tầng được nhắc ở đây là nhóm F3.5. Nhóm F3.5 dành cho các công trình dịch vụ dạng như bưu điện, bưu cục, quỹ tiết kiệm, phòng vé, văn phòng tư vấn luật, văn phòng công chứng, cửa hàng giặt là, nhà may, sửa, chữa giày và quần áo, cửa hàng cắt tóc); cơ sở phục vụ lễ tang, ...

Thực hiện theo bảng H.3 và quy định bổ sung tại H.2.12.

35

Phân nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng quy định nhóm F5.2 có ga ra để xe”, vậy Ga ra để xe này có bao gồm để xe máy, xe đạp hoặc các loại xe khác (ngoài ô tô) hay không?

Trường hợp đối với nhà để xe máy, xe đạp hoặc các loại xe khác (ngoài ô tô), ... thì việc xác định yêu cầu về bậc chịu lửa, số tầng, diện tích khoang cháy lớn nhất cho phép căn cứ quy định nào?

Nhóm F5.2 quy định Ga ra để xe là quy định cho cho tất cả các loại xe.

36

Hiện phụ lục H chỉ quy định đối với các các tầng trên mặt đất, không quy định diện tích khoang cháy của thương mại, dịch vụ, văn phòng khi đặt tại tầng hầm.

Tiêu chí cụ thể đã được quy định tại phụ lục H với các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, trong đó có nhóm công năng thương mại, dịch vụ khi đặt tại tầng hầm.

37

Hướng dẫn và có bản dịch các tiêu chuẩn nước ngoài viện dẫn trong quy chuẩn.

Bên cạnh việc xây dựng các quy định mang tính chất tiền định, cho sẵn để áp dụng luôn, QCVN 06 cũng cho phép việc áp dụng các tài liệu chuẩn phù hợp một cách rộng rãi, miễn là đảm bảo các nguyên tắc an toàn cháy. Các nước tiên tiến trên thế giới đã nghiên cứu về an toàn cháy trước Việt Nam hàng trăm năm và xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, tài liệu về an toàn cháy rất phong phú, đầy đủ. Nước ta gần đây mới đẩy mạnh công tác quản lý về PCCC, việc đòi hỏi ngay một hệ thống các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn toàn diện, đầy đủ tất cả là phi thực tế và cần có thời gian để bổ sung, hoàn thiện dần dần. Việc học hỏi và áp dụng các tài liệu chuẩn nước ngoài là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Cũng vì thế, năm 2023 Bộ Công an đã có văn bản chấp thuận việc áp dụng 15 Tiêu chuẩn nước ngoài đối với việc thiết kế hệ thống PCCC. QCVN 03:2021/BCA và QCVN 03:2023/BCA cũng cho phép áp dụng nhiều tiêu chuẩn nước ngoài.

[...]
15
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ