Công văn 3207/2002/TCT/AC của Tổng cục Thuế về tăng cường biện pháp quản lý, sử dụng hoá đơn

Số hiệu 3207/2002/TCT/AC
Ngày ban hành 23/08/2002
Ngày có hiệu lực 23/08/2002
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Nguyễn Thị Cúc
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

TỔNG CỤC THUẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3207/2002/TCT/AC

Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2002

 

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 3207TCT/AC NGÀY 23 THNÁG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trong thời gian qua, cơ quan thuế các cấp đã có nhiều biện pháp quản lý để ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn; nghiêm trọng là các hành vi mua, bán hoá đơn bất hợp pháp, lập hoá đơn khống tiếp tục xảy ra phức tạp, đặc biệt một số doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép thành lập, cấp đăng ký thuế đã mua hoá đơn nhưng không sử dụng vào kinh doanh mà bán hoá đơn để kiếm lời bất chính. Nhiều đối tượng đã sử dụng các hoá đơn này để khấu trừ thuế GTGT và hoàn thuế GTGT, để khai tăng giá trị hàng hoá, khối lượng XDCB nhằm chiếm đoạt tiền của Ngân sách Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, xã hội. Để ngăn chặn các hành vi vi phạm nêu trên, Tổng cục Thuế bổ sung thêm một số quy định về quản lý hoá đơn như sau:

I. QUẢN LÝ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN

1. Cục thuế, Chi cục thuế phải phân loại tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn cụ thể như sau:

a. Đối với tổ chức, cá nhân đã ổn định kinh doanh, kê khai, nộp thuế và sử dụng hoá đơn thì tiếp tục bán hoá đơn theo các quy định hiện hành.

b. Đối với tổ chức, cá nhân thành lập mới và tổ chức, cá nhân thành lập từ 1/7/2001 đến nay thì thủ tục mua hoá đơn được áp dụng theo điểm 2 mục I của Công văn này.

2. Thủ tục, hồ sơ mua hoá đơn gồm

2.1. Thủ tục mua hoá đơn lần đầu:

a. Giấy giới thiệu kèm theo Công văn mua hoá đơn đối với tổ chức do người đứng đầu ký; đơn đề nghị mua hoá đơn đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh do chủ hộ ký (theo mẫu đính kèm).

b. Chứng minh nhân dân của người trực tiếp mua hoá đơn.

c. Giấy phép đăng ký kinh doanh

d. Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d nêu trên gồm có bản chính thức và bản photocopy. Cơ quan thuế xem xét bản chính thức, đối chiếu với bản photocopy và ký, ghi rõ họ, tên, người xác nhận đối chiếu với bản chính và lưu ở cơ quan thuế.

e. Sơ đồ các địa điểm sản xuất, kinh doanh; văn phòng giao dịch do tổ chức, cá nhân tự vẽ có xác nhận và cam kết của người đứng đầu tổ chức, cá nhân về: Số nhà, đường phố, các đường phố liên quan (đối với thành phố, thị xã) và thôn, xã… (đối với nông thôn) để có căn cứ theo dõi giao dịch, quản lý. Khi thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày thay đổi văn phòng giao dịch, tổ chức, cá nhân phải gửi cho cơ quan thuế sơ đồ địa điểm mới. Nếu tổ chức, cá nhân thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh, văn phòng giao dịch thì phải kèm theo hợp đồng thuê nhà và bản sao có xác nhận của UBND phường, xã.

Trong thời hạn không quá 05 ngày (ngày làm việc) kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký mua hoá đơn của tổ chức, cá nhân, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra hồ sơ nêu trên và bán hoá đơn theo quy định; Số lượng bán hoá đơn mua lần đầu từ 01 đến 02 quyển. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng hoá đơn vượt quá số lượng trên thì tổ chức, cá nhân giải trình chi tiết với cơ quan thuế; thủ trưởng cơ quan thuế các cấp quyết định số lượng hoá đơn bán cho phù hợp với thực tế kinh doanh.

2.2.Thủ tục mua hoá đơn các lần sau:

a. Giấy giới thiệu (do người đứng đầu tổ chức ký) kèm theo Công văn mua hoá đơn đối với tổ chức; đơn đề nghị mua hoá đơn đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh do chủ hộ ký (theo mẫu quy định tại điểm 2.1 mục I Công văn này).

b. Chứng minh nhân dân của người trực tiếp mua hoá đơn kèm theo bản photocopy để lưu tại cơ quan thuế.

c. Phiếu mua hoá đơn do cơ quan thuế cấp.

d. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra mẫu số: 02/GTGT (kể cả tổ chức, cá nhân tính thuế theo phương pháp trực tiếp) có xác nhận đã kê khai thuế của phòng quản lý thuế nếu đối tượng nộp thuế thuộc diện Cục Quản lý và đội quản lý thuế nếu thuộc Chi cục thuế quản lý. Căn cứ bảng kê, số lượng hoá đơn đã sử dụng, đã kê khai thuế, phòng quản lý ấn chỉ hoặc tổ quản lý ấn chỉ xác định số lượng hoá đơn bán cho tổ chức, cá nhân lần tiếp theo cho phù hợp.

Riêng đối với hộ sản xuất, kinh doanh mua lần đầu và các lần tiếp sau phải là chủ hộ trực tiếp mua hoá đơn.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Bộ phận quản lý thuế sau khi nhận hồ sơ mua hoá đơn của tổ chức, cá nhân trong vòng 04 ngày (ngày làm việc) phải có trách nhiệm kiểm tra sự tồn tại thực tế của tổ chức, cá nhân, có đề xuất ý kiến việc bán hoá đơn và chuyển hồ sơ cho bộ phận bán hoá đơn. Nội dung kiểm tra gồm: địa điểm sản xuất, kinh doanh; địa chỉ nơi giao dịch, hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú (nếu có), nhân thân người đứng đầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, hợp đồng thuê nhà (nếu có).

2. Cục trưởng Cục thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Đội trưởng đội thuế các địa phương phải có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ thuế tại địa phương kiểm tra và trả lời các nội dung theo yêu cầu của cơ quan địa phương khác trong thời gian không quá 03 ngày để phục vụ cho việc bán hoá đơn được chính xác, kịp thời.

3. Cơ quan thuế có quyền từ chối việc bán hoá đơn đối với:

a. Tổ chức, cá nhân kê khai không đúng về địa điểm sản xuất, kinh doanh, văn phòng giao dịch, hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú (nếu có), bản hợp đồng thuê nhà (nếu có).

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ