Công văn 2509/UBND-VX năm 2013 tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho người và động vật trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Số hiệu | 2509/UBND-VX |
Ngày ban hành | 15/08/2013 |
Ngày có hiệu lực | 15/08/2013 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Giang |
Người ký | Sèn Chỉn Ly |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2509/UBND-VX |
Hà Giang, ngày 15 tháng 08 năm 2013 |
Kính gửi: |
- Sở Y tế; |
Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh chủ yếu xảy ra ở vùng nông thôn, miền núi. Tại tỉnh Hà Giang từ năm 2008 đến nay đã ghi nhận có 37 trường hợp tử vong do bệnh dại, số trường hợp tử vong do bệnh dại vẫn đứng hàng đầu trong các trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm. Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc sử dụng vắc xin đúng và kịp thời sau phơi nhiễm là biện pháp điều trị dự phòng an toàn và hiệu quả nhất.
Thực hiện Công văn số 4439/BYT-DP ngày 22/7/2013 của Bộ Y tế về việc cung cấp vắc xin phòng dại cho người nghèo. Để chủ động phòng chống bệnh dại cho người, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang yêu cầu Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai và thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
1. Sở Y tế
- Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế các huyện/thành phố tiếp tục duy trì thực hiện tiêm phòng vắc xin, huyết thanh dại có thu phí và tiêm phòng miễn phí vắc xin, huyết thanh dại cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi từ nguồn kinh phí của tỉnh cấp bổ sung cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Giang (tại Quyết định số 1879/QĐ-UBND ngày 19/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống bệnh dại tại cộng đồng, đặc biệt là tại các huyện, xã đã có người tử vong do bệnh dại.
- Kiểm tra, giám sát hỗ trợ hoạt động tiêm vắc xin, huyết thanh dại (cả thu phí và miễn phí) tại các tuyến.
- Duy trì hệ thống giám sát và thống kê báo cáo trên toàn tỉnh.
- Lập kế hoạch kinh phí mua bổ sung vắc xin và huyết thanh phòng chống bệnh dại tiêm miễn phí cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi của tỉnh khi vắc xin và huyết thanh phòng chống bệnh dại mua từ nguồn kinh phí của tỉnh cấp đã sử dụng hết, gửi Sở Tài chính thẩm định để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung kinh phí kịp thời.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo Chi cục thú y và Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn các huyện, thành phố tổ chức tiêm phòng dại cho chó, mèo nuôi.
- Chỉ đạo thực hiện quản lý tốt đàn chó nuôi; phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra vận chuyển, xuất nhập khẩu, giết mổ chó, mèo theo đúng quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật về phòng chống bệnh dại trên động vật cho các địa phương và người dân. Có kế hoạch cung ứng kịp thời vắc xin dại theo đề nghị của các huyện, thành phố bảo đảm chất lượng.
3. Sở Tài chính
Thẩm định kế hoạch kinh phí và bố trí nguồn kinh phí mua bổ sung vắc xin và huyết thanh phòng chống bệnh dại tiêm miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và người nghèo của Sở Y tế, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định để triển khai thực hiện kịp thời.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Giang, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh
- Chỉ đạo và tăng cường công tác thông tin, truyền thông về bệnh dại, đặc biệt là mối nguy hiểm của bệnh dại ở người để người dân nâng cao nhận thức trong phòng, chống bệnh dại trên người cũng như hợp tác với cơ quan thú y trong phòng chống bệnh dại trên gia súc.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo phải thực hiện đúng theo quy định pháp lệnh thú y và các quy định của chính quyền địa phương.
5. Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các xã/phường/thị trấn tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật; Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật.
b) Bổ sung nhiệm vụ phòng chống bệnh dại vào hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh ở động vật của cấp huyện, cấp xã; phân công cụ thể địa bàn phụ trách cho từng thành viên Ban Chỉ đạo để kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại động vật.
c) Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ đàn chó, mèo nuôi theo quy định, cụ thể:
- Nhất thiết phải triển khai ký cam kết thực hiện "5 không" đối với tất cả các hộ gia đình hoặc đối với chủ nuôi chó, mèo trên địa bàn, đó là:
* Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương;
* Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại;
* Không nuôi chó thả rông;
* Không để chó cắn người;